Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi hay nhất:
Cửu Long Giang ta ơi
Bài giảng: Cửu Long Giang ta ơi – Kết nối tri thức
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ. Qua đó thấy được tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước của tác giả.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Nhan đề “Cửu Long Giang ta ơi”:
+ Thường nêu bật chủ đề của tác phẩm.
+ Nhan đề bài thơ lấy tên một đoạn sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam – Cửu Long – như một cách để giới hạn phần lãnh thổ Việt Nam, từ đó biểu thị tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước.
+ Từ “ta” ở đây gợi sự thân thiết, ý thức sở hữu.
→ Nhan đề bài thơ giống như lời gọi tha thiết, thể hiện tình cảm đối với từng tấc đất của cha ông.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “tấm bản đồ rực rỡ”:
+ Tấm bản đồ trong bài giảng của thầy giáo trở nên đẹp đẽ lạ thường bởi nó tượng trưng cho Tổ quốc thiêng liêng.
+ Tấm bản đồ trong cảm nhận của cậu học trò mười tuổi như mở ra một không gian mới, gợi niềm háo hức, say mệ. Cậu bé ước mơ được ngắm nhìn sông núi tuyệt vời của Tổ quốc thân yêu.
+ Hình ảnh người thầy trở nên diệu kì như có phép lạ nâng cánh ước mơ của học trò.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông :
+ Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh,
+ Chín nhánh Mê kông phù sa nổi váng
Ruộng bãi Mê Kông trông không hết lúa
Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền
Sầu riêng thơm dậy đất Thủ Biên
Suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả.
+ Mê Kông quặn đẻ
Chín nhánh sông vàng.
→ Trong dòng chảy của nó, Mê Kông hiện lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau. Khi chảy vào vùng đất Nam Bộ, sông Mê Kông (đoạn này gọi là sông Cửu Long) được đặc tả ở vẻ trù phú.
Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Những chi tiết khắc họa hình ảnh người nông dân Nam Bộ:
Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương
Mồ hôi vã bãi lầy thành đồng lúa
Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa
Những Hà Tiên, Gia Định, Long Châu
Những Gò Công, Gò Vấp, Đồng Tháp, Cà Mau
Những mặt đất
Cha ông nhắm mắt
Truyền cháu con không bao giờ chia cắt.
→ Đó là hình ảnh của những người nông dân mà cuộc sống của họ gắn với ruộng đồng vùng lưu vực sông Cửu Long. Đó không chỉ là hình ảnh những con người cực nhọc cùng bùn đất để gây dựng quê hương mà còn là những con người biết đoàn kết để gìn giữ đất đai sông núi.
Câu 5 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Một số hình ảnh sinh động, giàu sức gợi như:
+ “tấm bản đồ rực rỡ”: tượng trưng cho Tổ quốc thiêng liêng, mở ra một không gian mới, gợi niềm háo hức, say mê, nâng cánh ước mơ cho cậu học sinh.
+ “gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ”: “gậy thần tiên” – hình ảnh ẩn dụ chỉ cây thước (đồ dùng dạy học) của thầy giáo trong cái nhìn mơ mộng của học trò; “đạo sĩ” chỉ hình ảnh người thầy được ngưỡng mộ trong mắt học trò.
+ Hình ảnh dòng sông Mê Kông đoạn chảy vào Việt Nam: còn gọi là sông Cửu Long hiện lên với vẻ đẹp trù phú, …
Câu 6 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Tình yêu của tác giả với dòng sông Mê Kông lớn dần và sâu sắc hơn theo năm tháng:
+ Thủa học trò: “Mười tuổi thơ …”
+ Khi lớn khôn: “Ta đi … bản đồ không nhìn nữa”
+ Khi trưởng thành: “Ta đã lớn…”
→ Theo năm tháng đời người, nhận hức về dòng sông thay đổi, tình cảm với dòng Mê Kông, với đất nước cũng lớn dần: từ sự tưởng tượng diệu kì qua bài giảng của thầy giáo đến những hiểu biết và trải nghiệm phong phú về địa hình, về thiên nhiên và cuộc sống con người gắn với dòng sông, cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về bề dày lịch sử và truyền thống ông cha.