Giải SBT Sinh học 11 Chương 5: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật và một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể
Câu 1 trang 119 sách bài tập Sinh học 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thoát hơi nước tạo lực hút nước theo một chiều từ rễ lên lá.
B. Thoát hơi nước làm giảm quá trình cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.
C. Thoát hơi nước ở lá làm cho cây bị mất nước.
D. Thoát hơi nước làm giảm lượng khí CO2 vào lá cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
A. Đúng. Thoát hơi nước tạo lực hút nước theo một chiều từ rễ lên lá.
B. Sai. Thoát hơi nước không làm giảm quá trình cung cấp nguyên liệu cho quang hợp mà ngược lại, thoát hơi nước còn giúp tạo động lực đầu trên cho dòng mạch gỗ vận chuyển nước và khoáng cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp.
C. Sai. Thoát hơi nước ở lá là một trong những cơ chế giúp đảm bảo quá trình cân bằng nước trong cây.
D. Sai. Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở ra tạo điều kiện cho khí CO2khuếch tán vào lá cung cấp nguyên liệu choquang hợp.
Câu 2 trang 119 sách bài tập Sinh học 11: Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp là sai?
A. Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ, hô hấp là quá trình phân giải chất hữu cơ,vì vậy hai quá trình trái ngược nhau và ít ảnh hưởng đến nhau.
B. Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá, sản phẩm của quang hợp được sử dụng trong hô hấp.
C. Sản phẩm của hô hấp có thể là nguyên liệu cho quang hợp.
D. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp ảnh hưởng đến chất lượng chất hữu cơ trong cây và quyết định năng suất cây trồng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
A. Sai. Quang hợp và hô hấp là hai quá trình trái ngược nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau vì sản phẩm của quá trình quang hợp (chất hữu cơ) là nguyên liệu cho quá trình hô hấp và sản phẩm của quá trình hô hấp có thể là nguyên liệu cho quang hợp.
Câu 3 trang 119 sách bài tập Sinh học 11: Nêu một số hiểu biết về sinh học cơ thể được ứng dụng trong ngành Lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Lời giải:
– Một số hiểu biết về sinh học cơ thể được ứng dụng trong ngành Lâm nghiệp:
+ Trên cơ sở hiểu được đặc điểm sinh học của cây rừng, con người đã lựa chọn các loài cây phù hợp để trồng rừng, trồng trong đô thị, đồng thời đề ra các biện pháp sinh học bảo vệ rừng và các động vật quý hiếm,…
+ Trên cơ sở hiểu được cấu tạo cơ thể thực vật và tính toàn năng của tế bào thực vật, con người đã ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật giúp nhân nhanh các giống cây lâm nghiệp mũi nhọn, các giống cây dược liệu quý hiếm,…
+ Trên cơ sở hiểu được đặc điểm sinh học của côn trùng gây hại cây rừng, con người đã chế tạo các chế phẩm sinh học phòng trừ côn trùng phá hoại cây rừng.
– Một số hiểu biết về sinh học cơ thể được ứng dụng trong ngành nuôi trồng thuỷ sản: Trên cơ sở hiểu được đặc điểm sinh học của các loài thuỷ sản, con người đã ứng dụng để cải tạo giống, cải tạo điều kiện môi trường như thức ăn, nước nuôi, kiểm soát dịch bệnh,… nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản.
Câu 4 trang 119 sách bài tập Sinh học 11: Theo em, những ngành nghề nào liên quan đến sinh học cơ thể mà em cho là có triển vọng? Tại sao?
Lời giải:
– Một số ngành nghềliên quan đến sinh học cơ thể mà em cho là có triển vọng:
+ Trồng trọt: Trồng trọt hữu cơ, không sử dụng các thuốc và chất bảo vệ thực vật dạng hoá học; giống cây trồng sạch bệnh;…
+ Chăn nuôi: Chăn nuôi theo quy trình hữu cơ, không sử dụng thức ăn công nghiệp, chất kích thích, tăng trọng; chọn và tạo giống sạch bệnh, an toàn;…
+ Y học: Phát hiện sớm và chữa trị các bệnh hiểm nghèo; sản xuất vaccine an toàn; liệu pháp gene;…
+ …
– Các ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể trên đều có triển vọng trong tương lai vì các ngành này đều đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và ngày càng cao của con người: nâng cao chất lượng sản phẩm; tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và thân thiện với môi trường; giúp cải tạo thiện sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ của con người;…
Xem thêm các bài giải SBT Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Chương 2. Cảm ứng ở sinh vật
Chương 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Chương 4: Sinh sản ở sinh vật
Chương 5: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật và một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể