Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài giảng Sinh học 11 Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
Tiết 50 BÀI 47: ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐÔNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức :
-Trình bày được một số biện pháp làm tăng sinh ở động vật
-Kể tên được các biện pháp tránh thai và nêu cơ chế tác dụng của chúng
-Nêu được sinh đẻ có kế hoạch là gì và giải thích vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch.
2.Kĩ năng: Học sinh rèn luyện kĩ năng quan sát
3.Thái độ : Học sinh có ý thức vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống
a/ Năng lực kiến thức:
– HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
– Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
– HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
– Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
– Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
– Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
– Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
– Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề…
– Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập…
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học
– Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…
– Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2.Kĩ thuật dạy học
-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên :
-Bảng 47 SGK trang 185, bảng phụ
-Phiếu học tập ( mỗi học sinh một phiếu )
2.Học sinh :
Đọc trước bài mới để hoàn thành các yêu cầu của phiếu học tập
IV.Tiến trình lên lớp
1 .Ổn định lớp
Câu hỏi 1. Các hoocmon FSH, LH được sản xuất ở đâu ? Vai trò của chúng trong quá trình sản sinh tinh trùng và trứng ?
Câu hỏi 2.Hệ thần kinh và môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh tinh và sinh trứng ?
GV nhận xét, đánh giá
Họat động của giáo viên |
Họat động của học sinh |
Nội dung |
|||||||
A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu : – Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới – Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: trò chơi, gợi mở.. * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
|||||||||
Theo bài trước ta thấy , sự sinh sản của động vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố: hoocmon môi trường, sinh lý, di truyền … Với sự hiểu biết đã chúng ta có thể tác động từng yếu tố để điều khiển sinh sản ở động vật hay ứng dụng sinh đẻ có kế hoạch ở người dược không? … Học sinh có thể phát biểu ý kiến, GV dẫn vào bài Để làm rõ ta vào bài mới: “Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người” ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức. ĐVĐ: GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12. |
|||||||||
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu : -Trình bày được một số biện pháp làm tăng sinh ở động vật -Kể tên được các biện pháp tránh thai và nêu cơ chế tác dụng của chúng -Nêu được sinh đẻ có kế hoạch là gì và giải thích vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
|||||||||
|
GV Hãy cho biết một số kinh nghiệm làm tăng sinh sản trong chăn nuôi ? GV nhận xét và yêu cầu học sinh nghiên cứu mục I SGK GV phát phiếu học tập GV cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ và sau đó đặt một số câu hỏi gợi ý -Tại sao sử dụng hoocmon có thể làm tăng sinh sản ở ĐV ? -Cho VD về sự thay đổi yếu tố môi trường trong chăn nuôi ? -Ý nghĩa của việc nuôi cấy phôi ? -Vì sao cần phải điều khiển giới tính ? GV cho HS báo cáo GV nhận xét và hoàn chỉnh phiếu học tập. |
HS : Sử dung hoocmon, thay đổi yếu tố môi trường, thay đổi chế độ ăn …
HS nghiên cứu SGK HS nhận phiếu học tập HS thảo luận theo nhóm nhỏ hoàn thành phiếu học tập và trả lời các câu hỏi.
Đại diện HS của 2 nhóm báo cáo, các nhóm còn lại nhận xét. bổ sung |
I.Điều khiển sinh sản ở động vật. 1.Các biện pháp làm thay đổi số con.
2.Các biện pháp điều khiển giới tính. Bảng phụ ( đáp án phiếu học tập ) |
||||||
|
Hiện nay chủ trương của nhà nước ta, mỗi cặp vợ chồng nên có bao nhiêu con ? Ở độ tuổi nào thì mới nên sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh là bao nhiêu năm ? GV nhận xét và hỏi tiếp : Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch? GV nhận xét và bổ sung => Từ 2 ý trên hình thành khái niệm GV : Để sinh đẻ có kế hoạch, người ta cần sử dụng các biện pháp tránh thai. Vậy các biện pháp tránh thai hiện nay đang sử dụng là các biện pháp nào ? GV khái quát lại bằng bảng 47 SGK trang 185 và yêu cầu HS điền các biện pháp tránh thai vào bảng và nêu cơ chế tác dụng. GV cho HS thảo luận về cơ chế tác dụng của các biện pháp tránh thai GV nhận xét bổ sung và giải thích và hoàn chỉnh kiến thức. |
HS : -Tối đa không quá 2 con. -Ở độ tuổi 18, khoảng cách giữa các lần sinh là 3 năm
HS : Để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
HS ghi khái niệm
HS : Dùng bao cao su, thuốc tránh thai…
HS khác bổ sung
HS : Thảo luận
HS tiếp thu
|
II.Sinh đẻ có kế hoạch ở ngưòi. 1.Khái niệm
SĐCKH là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
2.Các biện pháp tránh thai. -Tính ngày rụng trứng -Dùng bao cao su -Thuốc tránh thai -Đặt vòng -Triệt sản -Xuất tinh ngoài âm đạo… |
|
|||||
C: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Mục tiêu: – – Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết . – Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. |
|
||||||||
1. Ở vật nuôi, điều khiển giới tính của đàn con có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi ? |
|
||||||||
E: MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề |
|
||||||||
2. Ở người, trong các biện pháp tránh thai thì nữ dưới 19 tuổi không nên sử dụng biện pháp tránh thai nào? Vì sao? |
|
||||||||
Học bài cũ, trả lời câu hỏi và bài tập SGK trang 186 và xem lại chương 3, 4 để chuẩn bị ôn tập ở tiết sau
PHIẾU HỌC TẬP
Biện pháp làm tăng sinh sản ở ĐV |
Tác dụng |
|
Các biện pháp làm thay đổi số con |
Sử dụng hoocmon |
|
Thay đổi yếu tố MT |
|
|
Nuôi cấy phôi |
|
|
Thụ tinh nhân tạo |
|
|
Các biện pháp làm thay đổi giới tính |
Sử dụng hoocmon |
|
Tách tinh trùng |
|
|
Chiếu tia tử ngoại |
|
|
Thay đổi chế độ ăn |
|
|
Xđ sớm giới tính ở gđ phôi |
|
Đáp án phiếu học tập
Tên biện pháp tăng sinh sản ở động vật |
Tác dụng |
|
Biện pháp làm thay đổi số con |
Sử dụng hoocmon hoặc chất kích thích tổng hợp |
Kích thích trứng chín hàng loạt, rụng nhiều trứng. Sử dụng trứng để thụ tinh nhân tạo |
Thay đổi yếu tố môi trường |
Tăng số trứng/ngày. |
|
Nuôi cấy phôi |
-Tăng nhanh số lượng các động vật quý hiếm (động vật đơn thai) – Giải quyết được các vấn đề sinh sản ở một số phụ nữ vô sinh |
|
Thụ tinh nhân tạo |
-Tăng hiệu quả thụ tinh. -Sử dụng hiệu quả các con đực tốt |
|
Biện pháp điều khiển giới tính |
Sử dụng hoocmon |
– Điều khiển giới tính một số loài theo yêu cầu sản xuất |
Tách tinh trùng |
Chọn tinh trùng mang NST giới tính X hoặc Y để thụ tinh với trứng |
|
Chiếu tia tử ngoại |
Điều khiển giới tính vật nuôi theo ý muốn |
|
Thay đổi chế độ ăn |
Điều khiển giới tính vật nuôi theo ý muốn |
|
Xác định sớm giới tính ở giai đoạn phôi |
Giúp phát hiện sớm giới tính ở vật nuôi để giữ lại hay loại bỏ |
Ngày Soạn:
Tiết 51 ÔN TẬP CHƯƠNG II, III VÀ IV
I. Mục tiêu
- củng cố lại kiến thức ở chưng cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản
II. Nội dung
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành nội dung trong sách giáo khoa
- Từng nhóm lên trình bày nội dung mình được phân công
- Nhóm khác bổ sung
- Giáo viên sửa chữa và hoàn thiện
Xem thêm