Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Ngày Soạn:
Bài giảng Sinh học 11 Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
Tiết 45 Bài 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
-Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật
-Nêu được ưu điểm của sinh sản hữu tính đối với sự phát triển của thực vật.
-Hiểu được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
-Nêu được sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa.
a, Năng lực chung.
– Năng lực tự học
– Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực giao tiếp.
– Năng lực hợp tác.
– Năng lực tính toán.
– Năng lực công nghệ thông tin.
b, Năng lực đặc thù.
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
– Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.
– Năng lực tính toán.
– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học
– Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
– Năng lực sáng tạo
II. Trọng tâm:
-Sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Nêu lên sự tiến hóa của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính.
-Ý nghĩa của sự thụ tinh kép.
III. Phương pháp:
Hoạt động nhóm
Hỏi đáp tìm tòi
IV. Chuẩn bị:
GV: Tranh vẽ H.42.1 & H.42.2
HS: Hoa và xem lại kiến thức giảm phân
V.Trọng tâm:
Sự khác nhau giữa sin sản vô tính và sinh sản hữu tính .Nêu lên sự tiến hóa của sinh sản hữu tính so với sin sản vô tính.
Ý nghĩa củasự thụ tinh kép.
VI. Tiến trình lên lớp:
GV: Sinh sản vô tính là gì? Nêu các hình thức sinh sản vô tính? Nêu những lợi ích của các phương pháp nhân giống vô tính.
HS1 : Trả lời
HS2 : Nhận xét
GV : Đánh giá
* Nội dung 1: Khái niệm
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội Dung |
Phát phiếu học tập, chia nhóm yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 phiếu học tập.
– Câu hỏi: Sinh sản hữu tính là gì?
– Nhận xét và kết luận phần I: SGK
– Câu hỏi: Sinh sản hữu tính có những đặc trưng gì? – Nhận xét và kết luận về đặc trưng của sinh sản hữu tính: SGK
|
HS thảo luận
HS1 đại diện nhóm được gọi trả lời HS2: thuộc nhóm khác nhận xét bổ sung HS3: … HS1 đại diện nhóm được gọi trả lời HS2: thuộc nhóm khác nhận xét bổ sung HS3: … |
I. Khái niệm: 1. Khái niệm: Bảng 1 phiếu học tập
2. Đặc trưng: SGK |
Nội dung 2: Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội Dung |
Câu hỏi: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì?
– Treo tranh H42.1, cho HS xem tranh, nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm. Yêu cầu HS hoàn thành bảng 2 phiếu học tập.
– Kết luận về quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. -Treo tranh H42.2, cho HS xem tranh, nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm. Yêu cầu HS hoàn thành bảng 3 phiếu học tập.
– Kết luận về thụ phấn và thụ tinh.
– Cho HS tham khảo SGK và trả lời câu hỏi: Sự hình thành hạt như thế nào? Phân biệt hạt nội nhũ và hạt không nội nhũ?
– Kết luận về sự hình thành hạt và phân loại hạt. – Cho HS tham khảo SGK và trả lời câu hỏi: Sự hình thành quả như thế nào? |
– HS1 đại diện nhóm được gọi trả lời HS2: thuộc nhóm khác nhận xét bổ sung HS3: … – HS1 đại diện nhóm được gọi trả lời HS2: thuộc nhóm khác nhận xét bổ sung HS3: …
HS tham khảo SGK và quan sát tranh hoàn thành phiếu học tập – HS1 đại diện nhóm được gọi trả lời HS2: thuộc nhóm khác nhận xét bổ sung HS3: … HS tham khảo SGK – HS1 đại diện nhóm được gọi trả lời HS2: thuộc nhóm khác nhận xét bổ sung HS3: …
|
II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa 1/Hoa: Hoa: Cơ quan sinh sản hữu tính của thực vật có hoa. Cấu tạo(SGV) 2/Quá trình hình thành hạt phấn & tuí phôi:
Bảng 2 phiếu học tập
3./Sự thụ phấn và thụ tinh
Bảng 3 phiếu học tập. 3. Quá trình hình thành hạt, quả
a. Sự hình thành hạt
SGK
b. Sự hình thành quả.
SGK
|
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của sinh sản hữu hữu tính ở thực vật:
a. Sinh sản hữu tính luôn có quá trình hình thành và hợp nhất giao tử đực và giao tử cái, luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp 2 bộ gen.
b. Sinh sản hữu tính gắn liền giảm phân để tạo giao tử.
c. Sinh sản hữu tính ưu việt hơn so với sinh sản vô tính vì tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống biến đổi và đa dạng vật chất di truyền cung cấp cho chọn lọc và tiến hóa.
d. Sinh sản hữu tính đảm bảo vật chất di truyền của cơ thể con hoàn toàn giống vật chất di truyền của cơ thể mẹ.
Câu 2: Cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật bậc cao là:
a. Củ b. hạt c. Hoa d. bào tử.
Câu 3: Nhận xét nào sau đây là đúng:
a. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật bậc thấp.
b. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt trần.
c. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín.
d. Thụ tinh kép xảy ra ở tất cả thực vật.
Câu 4: Loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một tế bào mẹ ở noãn trong bầu nhụy qua quá trình giảm phân rồi tế bào con nguyên phân đến cuối cùng để tạo ra túi phôi. Số nhiễm sắc thể có trong túi phôi là:
a. 24 b. 48 c. 96 d. 108
Câu 5: Loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một tế bào mẹ trong bao phấn của nhị hoa qua quá trình giảm phân rồi nguyên phân để tạo ra hạt phấn. Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp là:
a. 24 b. 36 c. 48 d. 72
5. Hướng dẫn hoạt động về nhà:
Học bài cũ, trả lời các câu hỏi SGK
Chuẩn bị thực hành (bài 43)
PHIẾU HỌC TẬP
Bảng 1: Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
Các phương thức sinh sản |
Khái niệm |
Đặc trưng |
Mức tiến hóa |
Sinh sản vô tính
|
|
|
|
Sinh sản hữu tính
|
|
|
|
Bảng 2: Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
Đối tượng |
Quá trình hình thành |
Kết quả |
Hạt phấn
|
|
|
Túi phôi
|
|
|
Bảng 3: Quá trình thụ phấn và thụ tinh
Thụ phấn |
Thụ tinh |
Thụ tinh kép |
|
|
|
TỜ NGUỒN
Bảng 1: Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
Các phương thức sinh sản |
Khái niệm |
Mức tiến hoá |
Đặc trưng |
Sinh sản vô tính
|
Sinh sản không có sự hợp nhất các giao tử đực và giao tử cái, không có sự tổ hợp di truyền, con cái giống nhau và giống mẹ. |
Thấp |
Giữ vững vật chất di truyền |
Sinh sản hữu tính
|
Sinh sản trong đó có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể con. |
Cao |
SGK |
Bảng 2: Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
Đối tượng |
Quá trình hình thành |
Kết quả |
Hạt phấn
|
Từ 1 tế bào mẹ (2n) trong bao phấn của nhị hoa qua quá trình giảm phân hình thành 4 tế bào con (n). Mỗi tế bào con tiến hành nguyên phân 1 lần hình thành hạt phấn . Hạt phấn gồm 2 tế bào + Tế bào bé là tế bào sinh sản + Tế bào lớn là ống phấn |
Từ 1 tế bào 2n tạo ra 4 hạt phấn |
Túi phôi
|
Từ 1 tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhụy qua quá trình giảm phân hình thành nên 4 tế bào con (n), 3 tế bào tiêu biến, 1 tế bào sống sót qua 3 lần nguyên phân tạo ra túi phôi |
Từ 1 tế bào 2n tạo ra 1 túi phôi gồm 8 nhân |
Bảng 3: Quá trình thụ phấn và thụ tinh
Thụ phấn |
Thụ tinh |
Thụ tinh kép |
Quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy.
|
Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực của nhân tế bào trứng trong túi phôi để hình thành hợp tử.
|
Nhân thứ nhất của giao tử đực thứ nhất thụ thụ tinh với tế bào trứng tạo hợp tử. Nhân thứ 2 của giao tử đực thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội 2n của túi phôi hình thành nhân tam bội 3n để hình thành nội nhủ. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín.
|
Xem thêm