Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Ngày Soạn:
Bài giảng Sinh học 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
Tiết 4: Bài 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
I. Mục tiêu:
Nêu được các khái niệm: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây, các yếu tố đại lượng, nguyên tố vi lượng.
Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng và nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
Liệt kê các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây, dạng phân bón (muối khoáng) cây hấp thụ được.
2.Kỹ năng:
Quan sát, phân tích tranh vẽ.
Thảo luận nhóm.
Vận dụng bón phân hợp lý để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt mà không gây ô nhiễm môi trường.
a, Năng lực chung.
– Năng lực tự học
– Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực giao tiếp.
– Năng lực hợp tác.
– Năng lực tính toán.
– Năng lực công nghệ thông tin.
b, Năng lực đặc thù.
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
– Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.
– Năng lực tính toán.
– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học
– Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
– Năng lực sáng tạo
II. Trọng tâm của bài: Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu và vai trò của chúng đối với đời sống của cây.
III. Phương pháp: Vấn đáp, nghiên cứu SGK + thảo luận nhóm + trực quan.
IV. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: + Tranh vẽ hình 4.1; 4.2 & 4.3 SGK.
+ Bảng phụ về vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.
+Phiếu học tập
HS: Nghiên cứu trước bài học.
V.Tiến trình bài giảng:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
Câu 2: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là tác nhân nào?
Vào bài mới:
Hoạt động 1: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Nội Dung |
(?) Kể tên những nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với sự sinh trưởng của cây. GV:Cho HS quan sát tranh vẽ 4.1 SGK (?) So sánh sự sinh trưởng và phát triển của lúa trong 3 chậu thí nghiệm?
(?) Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu? (?) Dựa vào nhu cầu cần của cây nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu được phân thành mấy nhóm nguyên tố? (?) Kể tên các nguyên tố đại lượng và vi lượng? GV: Cho HS quan sát hình 4.2 SGK. (?) Em có nhận xét gì về sự thay đổi màu lá ở các loại cây trên? GV: Giải thích và kết luận. GV: Vậy dinh dưỡng khoáng thiết yếu có vai trò gì trong cây chúng ta sang phần II. |
HS: Nghiên cứu SGK trả lời
HS: Quan sát tranh
HS: Trả lời HS khác: bổ sung
HS: nghiên cứu SGK trả lời.
HS: Nghiên cứu SGK trả lời.
HS: Nghiên cứu SGK trả lời
HS: Quan sát tranh
HS: Trả lời HS khác: bổ sung |
Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là: Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống. Không thể thay thế được bất kỳ nguyên tố nào khác. Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu được chia làm 2 nhóm: Nguyên tố đại lượng gồm: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. Nguyên tố vi lượng gồm: Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. |
Hoạt động 2: Nghiên cứu cá nhân: Học sinh nghiên cứu bảng 4 (trang 22) để trình bày Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Tiểu kết |
–GV: Yêu cầu học sinh trình bày các nhóm nguyên tố: HS 1: Nguyên tố đại lượng: N, P, K. HS 2: Nguyên tố đại lượng: Ca, Mg, S. HS 3: Nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, B, Cl. HS 4: Nguyên tố vi lượng: Zn, Cu, Mo, Ni. (?) Vì sao sau khi thu hoạch đậu, đất ở đó sử dụng để trồng một loại cây khác thì cây sinh trưởng, phát triển tốt? |
HS: trả lời theo yêu cầu của GV. Lần lượt từng HS: trả lời Các HS khác: bổ sung nếu có. |
Xem bảng 4 trang 22 SGK |
Hoạt động 3: Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Nội Dung |
(?) Các nguyên tố khoáng trong đất tồn tại ở mấy dạng?
(?) Rễ cây hấp thụ muối khoáng ở dạng nào? (?) Sự chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan thành dạng hòa tan chịu ảnh hưởng của nhân tố nào? (?) Những nhân tố trên chịu ảnh hưởng của yếu tố nào? (?) Trong kinh nghiệm chăm sóc cây trồng nhân dân ta có câu ca dao gì? “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Vậy phân bón giữ vai trò rất quan trọng đối với đời sống của cây. GV: Cho HS quan sát hình 4.3 SGK và nhận xét. (?) Vì sao tưới nước giải trực tiếp vào cây sẽ bị héo?
(?) Khi bón phân cần chú ý điều gì? GV: Yêu cầu HS cho vài ví dụ thực tiễn để thấy được tác hại của việc bón phân không đúng liều lượng |
HS: Nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế trả lời. HS: Trả lời
HS: nghiên cứu SGK trả lời.
HS: trả lời
HS: Hiểu biết từ cá nhân trả lời.
HS: Vận dụng kiến thức ở bài 1 để giải thích. HS: Nghiên cứu SGK trả lời. |
Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây: Muối khoáng tồn tại dưới 2 dạng: + Hòa tan (dạng ion) + Không hòa tan Cây hấp thụ muối khoáng ở dạng hòa tan.
Muối khoáng không tan Độ PH, t0, VSV ® Muối khoáng hòa tan. Những nhân tố này chịu ảnh hưởng của cấu trúc đất. Phân bón cho cây trồng: – Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. – Bón với liều lượng hợp lý. – Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây độc cho cây, gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất và nước |
VI. Củng cố: GV sử dụng bảng phụ các câu hỏi trắc nghiệm để củng cố
Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây:
Câu 1: Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng?
A C, O, Mn, Cl, K, S, Fe. B Zn, Cl, B, K, Cu, S.
C C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. D C, H, O, K, Zn, Cu, Fe.
Câu 2: Cây hấp thụ nitơ ở dạng:
N2+, NO–3 C. N2+, NH3+
NH+4, NO–3 D. NH4–, NO+3
Câu 3: Vai trò của nguyên tố Fe trong cơ thể thực vật?
A Hoạt hóa nhiều E, tổng hợp dịp lục. B Cần cho sự trao đổi nitơ, hoạt hóa E.
C Thành phần của Xitôcrôm. D A và C
– Trả lời các câu hỏi SGK
– Xem trước bài 5.
PHỤ LỤC
Các nguyên tố đại lượng |
Dạng mà cây hấp thụ |
Vai trò trong cơ thể thực vật |
Nito |
NH+4 và NO3– |
Thành phần của prôtêin, axit nuclêic. |
Phôtpho |
H2PO–4, PO43- |
Thành phần của axit nuclêic, ATP, phôtpholipit, côenzim |
Kali |
K+ |
Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng |
Canxi |
Ca2+ |
Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim |
Magiê |
Mg2+ |
Thành phanà của dịêp lục, hoạt hóa enzim |
Lưu huỳnh |
SO2-4 |
Thành phần của prôtêin |
Các nguyên tố vi lượng |
Dạng mà cây hấp thụ |
Vai trò trong cơ thể thực vật |
Sắt |
Fe2+, Fe3+ |
Thành phần của xitôcroom, tổng hợp dịêp lục, hoạt hóa enzim |
Mangan |
Mn2+ |
Hoạt hóa nhiều enzim |
Bo |
B4O72- và BO33- |
Liên quan đến hoạt động của mô phân sinh |
Clo |
Cl– |
Quang phân li nước, cân bằng ion |
Kẽm |
Zn2+ |
Hoạt hóa nhiều enzim |
Đồng |
Cu2+ |
Hoạt hóa nhiều enzim |
Môlipđen |
MoO42- |
Cần cho sự trao đổi nitơ |
Niken |
Ni2+ |
Thành phần của enzim urêaza |
Xem thêm