Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài giảng Sinh học 11 Bài 31: Tập tính của động vật
Tiết 32 Bài 31: TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học này học sinh cần phải:
1.Kiến thức:
+ Nêu được một số tập tính của động vật thông qua các ví dụ tự chọn, từ đó nêu lên định nghĩa về tập tính động vật.
+ Phân biệt các loại tập tính bẩm sinh và tập tính học được trong đời sống cá thể và bầy đàn.
+ Phân tích được ý nghĩa của các tập tính đối với đời sống của động vật và cơ sở thần kinh của các tập tính động vật.
2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, tổng hợp
a, Năng lực chung.
– Năng lực tự học
– Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực giao tiếp.
– Năng lực hợp tác.
– Năng lực tính toán.
– Năng lực công nghệ thông tin.
b, Năng lực đặc thù.
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
– Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.
– Năng lực tính toán.
– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học
– Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
– Năng lực sáng tạo
II. Trọng tâm của bài:
– Khái niệm về tập tính.
– Cơ sở thần kinh của các loại tập tính.
III. Phương pháp dạy học:
– Quan sát và vấn đáp.
– Thảo luận nhóm.
IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
– GV: +Chuẩn bị các tranh vẽ hoặc các tấm bảng trong hình 30.1, 30.2, 30.3 SGK nâng cao.
+Phiếu học tập, bảng phụ, đèn chiếu
– HS đọc trước bài mới.
V. Tiến hành bài giảng:
a, Vẽ và trình bày sơ đồ cấu tạo xináp.
b, Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào? Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và đánh giá
– Đặt vấn đề: Để thích ứng với điều kiện sống luôn biến động, ở động vật đã xuất hiện nhiều tập tính. Vậy tập tính là gì ? Để hiểu điều này chúng ta sẽ nghiên cứu.
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội Dung |
– Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về tập tính. GV: Treo các tranh lên bảng (31.1 SGK và 30.1, 30.2 30.3 SGK nâng cao) hoặc dùng đèn chiếu GV: Hãy quan sát các tranh trên và nghiên cứu mục I.1SGK từ đó nêu ra nhận xét chung, ý nghĩa của từng hiện tượng.
GV: Chỉ định một nhóm cử đại diện trình bày kết quả của nhóm. GV: Nhận xét và rút ra khái niệm. GV: Từ khái niệm hãy cho biết thực chất của tập tính là gì?
GV: Vậy tập tính có ý nghĩa gì đối với động GV: Như vậy có mấy loại tập tính ? – Hoạt động 2 : Tìm hiểu các loại tập tính. GV: Hãy nghiên cứu mục II SGK và cho biết có mấy loại tập tính ? GV: Thế nào là tập tính bẩm sinh ? Đặc điểm? GV: Cho ví dụ minh họa GV: Thế nào là tập tính học được ? GV: Cho ví dụ minh họa GV: Thế nào là tập tính hỗn hợp ? GV: Cho ví dụ GV: Trong ba tập tính nêu ở mục I SGK, tập tính ở ví dụ nào là tập tính bẩm sinh, tập tính ở ví dụ nào là tập tính học được và nêu rõ lý do. GV: Chỉ định nhóm trả lời. GV : Nhận xét và bổ sung (- 30.1: Tập tính bẩm sinh: Vì không cần phải qua học tập ) – 30.2: Tập tính hỗn hợp: Vì trong đó hoạt động rình mồi và phóng lưỡi là tập tính bẩm sinh nhưng tránh mồi ( tránh xa ong vò vẽ ) lại là tập tính học được – 30.3: Tập tính học được :Vì phải qua học tập mới có GV: Đặt vấn đề: Trong ví dụ 30.3 có người cho rằng đó là tập tính bẩm sinh ? Vì sao ? GV: Trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt đó là tập tính bẩm sinh hay học được. Do đó trong một số trường hợp cụ thể người ta cho rằng việc phân chia rạch ròi đâu là phần bẩm sinh đâu là phần học được của một tập tính nào đó là viêc không nên làm. GV: Cở sở nào hình thành nên các tập tính ? – Hoạt động 3 :Cơ sở thần kinh của tập tính. GV: Hãy nhắc lại thực chất của tập tính là gì ? GV: Nhấn mạnh đó chính là cơ sở thần kinh của tập tính. GV: Giải thích thêm phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên. GV: Hãy cho biết có mấy loại phản xạ ? Điểm khác nhau cơ bản giữa chúng ? GV: Tập tính bẩm sinh thuộc loại phản xạ nào ? Có đặc điểm gì ? GV: Tập tính học được thuộc loại phản xạ nào ? Có đặc điểm gì ? GV: Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao? GV: Hoàn chỉnh
GV: Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có nhiều tập tính học được ? GV: Bổ sung
GV: Nếu có điều kiện, lưu ý cho học sinh biết thêm : + Kích thích dấu hiệu là gì? ( Kích thích dấu hiệu là kích thích từ môi trường làm xuất hiện một tập tính nào đó ở động vật + Cho ví dụ : Rung tổ → Là kích thích dấu hiệu làm xuất hiện tập tính há mỏ ở chim con mới nở chưa mở mắt + Tuy nhiên không bất kì kích thích nào cũng có thể làm xuất hiện tập tính ở động vật + VD : Kích thích mùi từ cơ thể chim mẹ không phải là kích thích dấu hiệu làm xuất hiện tập tính há mỏ ở chim con mới nở |
HS: Tự nghiên cứu các hiện tượng và thảo luận trong nhóm, phân tích ý nghĩa của từng hiện tượng đối với đời sống của từng loại động vật, từ đó rút ra nhận xét chung và nêu định nghĩa. HS: Cử đại diện trả lời và các nhóm khác trả lời. HS: Thực chất của tập tính là một chuỗi các phản xạ. HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
HS: Trả lời
HS: Cho ví dụ HS: Trả lời. HS:Cho ví dụ HS: Trả lời
HS: Các nhóm thảo luận
HS : Cử đại diện trả lời.
HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
|
I. Khái niệm.
1. Hiện tượng: – Cóc rình mồi. -Đàn ngỗng con chạy theo mẹ. – Đàn vịt chạy theo người mà chúng trông thấy đầu tiên khi mới nở.
2.Khái niệm:(SGK)
3. Ý nghĩa: Giúp động vật tồn tại và phát triễn trước những kích thích của môi trường. II. Các loại tập tính Có hai loại: – Tập tính bẩm sinh – Tập tính học được 1. Tập tính bẩm sinh: (SGK) Ví dụ : Nhện giăng lưới bắt mồi 2. Tập tính học được (SGK) Ví dụ: Sư tử bắt mồi – Ngoài hai tập tính trên còn có tập tính hỗn hợp (bao gồm cả tập tính bẩm sinh và tập tính học được) VD: Ong làm tổ
III. Cơ sở thần kinh của tập tính:
– Cơ sở thần kinh của các tập tính là các phản xạ.
-(Kích thích® Thụ quan ®hệ thần kinh ® cơ quan thực hiện ® hành động)
– Các tập tính bẩm sinh là một chuỗi phản xạ không điều kiện kế tiếp nhau, do gen quy định. Vì vậy thường bền vững không thay đổi. – Các tập tính học được chính là chuỗi phản xạ có điều kiện do học tập rèn luyện mà có. Vì thế dễ thay đổi. – Ở động vật có tổ chức bậc thấp, các tập tính của chúng đều là bẩm sinh vì: + Hệ thần kinh có cấu tạo đơn giản + Số lượng tế bào thần kinh không nhiều → Khả năng học tập rất thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn + Tuổi thọ rất ngắn không có nhiều thời gian cho việc học tập – Động vật đặc biệt là người có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ co điều kiện , hoàn thành các tập tính phức tạp thích ứng với điều kiện sống rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm |
GV: Phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh trả lời phiếu học
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận bằng bảng phụ.
VI. Bài tập về nhà: Trong các ví dụ sau đây, tập tính nào thuộc tập tính bẩm sinh, tập tính nào thuộc tập tính học được.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
Hổ rình mồi.
Nai chạy trốn.
Ếch nhái đẻ trứng ở nước.
Mực ống phun mực khi có kẻ thù.
Gà con núp bụng mẹ khi có diều hâu.
Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
—————————–
Phiếu học tập
Loại tập tính |
Khái niệm |
Cơ sở thần kinh |
Tính chất |
Ví dụ |
Tập tính bẩm sinh |
|
|
|
|
Tập tính học được |
|
|
|
|
Đáp án và phiếu học tập
Loại tập tính |
Khái niệm |
Cơ sở thần kinh |
Tính chất |
Ví dụ |
Tập tính bẩm sinh |
Là những hoạt động cơ bản sinh ra đã có. |
Phản xạ không điều kiện. |
Bẩm sinh di truyền, đặc trưng cho loài do gen quy định. |
Nhện giăng tơ. |
Tập tính học được |
Là tập tính được hình thành trong quá trình sống thông qua học tập và rút kinh nghiệm. |
Phản xạ có điều kiện. |
Không bền vững, dễ thay đổi. |
– Hổ rình mồi. – Khỉ dùng gậy hái quả. |
Xem thêm