Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài giảng Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
Tiết 10 BÀI 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
1.Kiến thức: Học xong bài này học sinh phải:
Trình bày hô hấp ở thực vật, viết được phương trình tổng quát và vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.
Phân biệt 02 con đường hô hấp ở thực vật: Kị khí & hiếu khí
Mô tả mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp.
Nếu được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với hô hấp.
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích.
3.Thái độ: Biết ứng dụng các kiến thức đã học để bảo quản nông sản phẩm.
a/ Năng lực kiến thức:
– HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
– Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
– HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
– Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
– Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
– Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
– Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
– Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề…
– Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập…
1.Phương pháp dạy học
– Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…
– Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2.Kĩ thuật dạy học
-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
– Hình : 12.1; 12.2 (Sgk)
– Phiếu học tập
V Tiến trình bài giảng:
Giáo viên: Trình bày các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều tiết quang hợp ?
HS: Trả lời
Giáo viên nhận xét đánh giá
ở thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách, hoạt động hô hấp ở thực vật diễn ra ở mọi cơ quan của cơ thể. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu hoạt động hô hấp ở thực vật diễn ra như thế nào?
Họat động của giáo viên |
Họat động của học sinh |
Nội dung |
||||||||||||||||||||||||||||||||
A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu : – Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới – Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: trò chơi, gợi mở.. * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ở thực vật có hô hấp không? Hô hấp ở thực vật là gì? ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức. ĐVĐ: GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu : Trình bày hô hấp ở thực vật, viết được phương trình tổng quát và vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật. Phân biệt 02 con đường hô hấp ở thực vật: Kị khí & hiếu khí Mô tả mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp. Nếu được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với hô hấp. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ, kết hợp đọc thông tin trong SGK trả lời: – Hô hấp ở thực vật là gì? GV Giới thiệu tranh vẽ: Thí nghiệm về hô hấp ở thực vật H12.1
– Vì sao nước vôi trong ống nghiệm bên phải bình chứa hạt nảy mầm bị vẩn đục khi bơm hút hoạt động? – Giọt nước màu trong ống mao dẫn di chuyển về phía trái có phải do hật nảy mầm hô hấp hút O2 không? Vì sao?
– Nhiệt kế trong bình chỉ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài, chứng thực điều gì?
– Vậy có thể viết phương trình tổng quát của QT hô hấp như thế nào?
– Sản phẩm của hô hấp có ý nghĩa gì đối với đời sống TV?
– Hô hấp ở thực vật có mấy con đường? GV giới thiệu hình vẽ 12.2 yêu cầu HS quan sát và phát hiện kiến thức trong tranh – Mô tả con đường phân giải đường kị khí? – Vậy hô hấp kị kí gồm những giai đoạn nào? – Có bao nhiêu ATP được hình thành từ 1 phân tử glucôzơ trong đường phân? – Thực vật sẽ hô hấp kị khí trong trường hợp nào?
GV:Treo tranh vẽ hình 16.1 – SGK Sinh học10 về Sơ đồ hô hấp. – Phân giải hiếu khí gồm những giai đọan nào? – Dựa vào hình 12.2 so sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí và lên men? GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập:
– Thế nào là quang hô hấp? Điều kiện xảy ra quang hô hấp là gì?
– Tại sao khi cường độ ánh sáng cao lại xảy ra quá trình hô hấp?
– Hãy chứng minh rằng quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại?
– Kể tên các yếu tố của môi trường liên quan đến hô hấp? – Nước có ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp ở thực vật?
– Có nhận xét gì về cường độ hô hấp ở các giai đoạn khác nhau của TV? – Vậy ta sẽ bảo quản hạt trong điều kiện như thế nào? – Nhiệt độ ảnh hưởng đến hô hấp như thế nào?
Để bảo quản nông sản cần chú ý điều gì liên quan đến nhiệt độ? – Vai trò của O2 đối với hô hấp của cây?
– CO2 thì ảnh hưởng như thế nào? Vậy trong bảo quản nông sản thực phẩm người ta có thể dùng CO2 không? Vậy môi trường đối với hô hấp ở cây xanh như thế nào? |
HS Quan sát tranh vẽ và nghe GV giới thiệu tranh trả lời các câu lệnh trong SGK – Do hạt đang nảy mầm thải ra khí CO2. Điều đó chứng tỏ hạt đang nảy mầm (hô hấp) giải phóng khí CO2. – Đúng, giọt nước màu di chuyển sang phía bên trái chứng tỏ thể tích khí trong trong dụng cụ giảm vì oxi đã được hạt đang nảy mầm (hô hấp) hút. – Chứng tỏ hoạt động hô hấp toả nhiệt.
C6H12O6 + 6O2à 6CO2+ 6H2O + NL
– Năng lượng dưới dạng nhiệt để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. – Năng lượng dưới dạng ATP dùng để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. – Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian – Là nguyên liệu của quá trình tổng hợp nhiều chất khác trong cơ thể.
– Có 2 con đường.
– Đường phân và lên men.
– 2 ATP.
– Khi cây ở điều kiện thiếu oxi: Khi rễ cây bị ngập úng; hạt khi ngâm vào trong nước.
HS tìm hiểu thêm thông tin trong SGK. – Chu trình Crep và chuỗi truyền điện tử – (36+2)/2 = 38/2 = 19 lần. Hô hấp hiếu khí tạo ra NL nhiều hơn lên men.
Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng. Điều kiện có ánh sáng cao. – Cường độ ánh sáng cao -> khí khổng đóng -> trong tế bào O2 nhiều, CO2 ít -> cacboxilaza biến đổi thành ôxigenlaza. Enzim này ôxi hoá Rib – 1,5P và PGA thành CO2 -> lãng phí sản phẩm quang hợp.
– SP của QH (C6H12O6 , O2) là ngliệu của hô hấp & chất OXH trong hô hấp, ngược lại SP của hô hấp là CO2 & H2O lại là ngliệu để tổng hợp C6H12O6 & giải phóng O2 trong QH.
– Nước, nhiệt độ, oxi, hàm lượng CO2 . – Mất nước => Giảm cường độ hô hấp.
– Ở các giai đoạn khác nhau thì cường độ hô hấp khác nhau => nhu cầu về nước khác nhau. – Phơi khô hoặc sấy khô hạt, không để hạt ẩm ướt. – Khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường.
– Có oxi mới có hô hấp hiếu khí, đảm bảo cho quá trình phân giải hoàn toàn ngliệu hô hấp, giải phóng ra CO2 và nước, tích luỹ nhiều năng lượng hơn phân giải kị khí.
|
I/ KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT. 1. Khái niệm Hô hấp là quá trình ô xi hoá sinh học nguyên liệu hô hấp đến CO2, nước và giải phóng năng lượng (ATP và nhiệt)
2. Phương trình tổng quát: C6H12O6 + 6O2à 6CO2+ 6H2O + NL(ATP + nhiệt) 870 KJ/mol 3. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật – Năng lượng dưới dạng nhiệt để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. – Năng lượng dưới dạng ATP dùng để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. – Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian – Là nguyên liệu của quá trình tổng hợp nhiều chất khác trong cơ thể.
II/ CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỨC VẬT. 1. Phân giải kị khí (đường phân và lên men) – Đường phân: xảy ra trong TBC, là quá trình phân giải đường: Glucôz -> 2 axit piruvic. – Lên men: Không có ôxi, axit piruvic chuyển hoá theo con đường hô hấp kị khí (lên men) tạo ra rượu và CO2 hoặc axit lactic.
2. Phân giải hiếu khí. Điều kiện: có ô xi. – Chu trình Crep: Diễn ra trong cơ chất của ti thể. 2CH3COCOOH + 5O2 = 6CO2 + H2O – Chuỗi chuyền điện tử: Diễn ra ở màng trong ti thể. + Tạo ra 36ATP.
III/ HÔ HẤP SÁNG (Quang hô hấp). – Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng. – Cường độ ánh sáng cao -> khí khổng đóng -> trong tế bào O2 nhiều, CO2 ít -> cacboxilaza biến đổi thành ôxigenlaza. Enzim này ôxi hoá Rib – 1,5P và PGA thành CO2 -> lãng phí sản phẩm quang hợp. IV/ QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VỚI QUANG HỢP VÀ MÔI TRƯỜNG. 1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp SP của QH (C6H12O6 , O2) là ngliệu của hô hấp & chất OXH trong hô hấp, ngược lại SP của hô hấp là CO2 & H2O lại là ngliệu để tổng hợp C6H12O6 & giải phóng O2 trong QH. 2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường. a) Nước. – Mất nước => Giảm cường độ hô hấp.
– Đối với cơ quan đang ở trạng thái ngủ, tăng lượng nước => Hô hấp tăng.
b) Nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường.
c) oxi.
d) Hàm lượng CO2.
=>Hô hấp chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường : oxi, nước, nhiệt độ, CO2 …Nồng độ CO2 trong môi trường cao ức chế hô hấp. _ Ta phải bảo vệ môi trường để cây xanh hô hấp tốt. |
|||||||||||||||||||||||||||||||
C: LUYỆN TẬP Mục tiêu: – – Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết . – Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
57. Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là gì? A.Cung cấp năng lượng chống chịu B.Tăng khả năng chống chịu C.Tạo ra các sản phẩm trung gian D.Miễn dịch cho cây 58. Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí? A. Chu trình Crep B.Chuỗi chuyền điện tử electron C.Đường phân D.Tổng hợp axetyl – CoA E. Khử piruvat thành axit lactic 59. Quá trình hô hấp sáng là quá trình: A. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối B. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài sáng C. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2trong bóng tối D. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài sáng 60. Quá trình oxi hóa chất hữu cơ xảy ra ở đâu? A.Tế bào chất B. Màng trong ti thể C.Khoang ti thể D. Quan điểm khác
6 1. Nhận định nào sau đây là đúng nhất? A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp B. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau C. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp D. Cả 3 phương án trên đều đúng |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
D: VẬN DỤNG (8’) Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. -Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: So sánh hô hấp kị khí với hô hấp hiếu khí – Giống nhau: …………………………………………………………………………………………………… – Khác nhau
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||
E: MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Phân biệt đường phân với Chu trình Crep và chuỗi truyền điện tử
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||
Về nhà: – Học bài và trả lời các câu hỏi SgK
– Nắm sơ đồ các con đường hô hấp (H12.1
Đáp án PHT số 01: Phân biệt hô hấp hiếu khí và kị khí
– Giống nhau: Giai đoạn đường phân tạo ra axit piruvic (CH3COCOOH)
– Khác nhau
Điểm phân biệt |
Hô hấp kị khí |
Hô hấp hiếu khí |
-Ôxy -Nơi xảy ra -Sản phẩm
-Năng lượng tích lũy |
– Không cần – Tế bào chất – Giai đoan đường phân: tạo ra a xit piruvic (CH3 CO COOH) – Lên men tạo rượu (C2H5OH), CO2 hoặc a xit lactic (C3 H6 O3) – Tích lũy năng lượng ít. |
– Cần – Ti thể – Chu trình Crep tạo CO2 , H2O – Chuỗi truyền điện tử tạo 36 ATP
– Tích lũy 38 ATP |
Đáp án PHT số 2:
Điểm phân biệt |
Đường phân |
Chu trình Crep |
Chuỗi truyền điện tử |
1. Vị trí 2. Nguyên liệu
3. Sản phẩm 4. Năng lượng |
– Tế bào chất – Glucozơ ( C6H12 O6)
– CH3COCOOH 2 ATP |
– Chất nền ti thể – A xit piruvic ( CH3COCOOH) – CO2, NADH2 , FADH 2 ATP |
– Màng trong ti thể – NADH, FADH2
– CO2 , H2O 34 ATP |
Xem thêm