Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài 26: Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
– Thực hành được nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng; thụ phấn cho cây (thụ phấn hoặc quan sát thụ phấn ở ngô).
1.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập khi thực hành nhân giống vô tính cây trồng. Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình thực hành.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ khi hợp tác nhóm, thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công trong thực hành; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác nhóm.
2. Về phẩm chất
– Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
– Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao trong nhóm.
– Trung thực: Báo cáo trung thực kết quả thực hành của nhóm mình trước lớp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– GV chuẩn bị các dụng cụ, mẫu vật và hóa chất theo gợi ý trong SGK.
+ Dụng cụ, thiết bị: dao, kéo cắt cành, kéo nhỏ và sắc, dây buộc, video, tranh, ảnh về quá trình thụ phấn cho cây.
+ Mẫu vật: một số loại cây theo mùa phù hợp để nhân giống vô tính và giá thể trồng cây.
– Máy tính, máy chiếu.
– Video hướng dẫn giâm cành:
– Video hướng dẫn chiết cành:
– Video hướng dẫn ghép mắt/cành:
– Video hướng dẫn thụ phấn cho cây ngô:
2. Học sinh
* Dụng cụ, thiết bị: kéo cắt cành, thước dây, cốc, bút chì.
* Mẫu vật:
– Một số loại cây theo mùa phù hợp để nhân giống vô tính (rau muống, rau ngót, dây khoai lang,…) và giá thể trồng cây.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
– Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
– Học sinh trình bày được yêu cầu cần đạt của bài thực hành.
b) Nội dung:
– HS trả lời các câu hỏi của GV để tìm hiểu khái quát bài thực hành.
– Học sinh nghiên cứu và trình bày mạch lạc nội dung mục Yêu cầu cần đạt của bài.
c) Sản phẩm:
– Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên – học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV giới thiệu mục tiêu và nội dung bài thực hành (giới thiệu các mẫu vật, dụng cụ). – GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu yêu cầu cần đạt của bài, kiểm tra các dụng cụ, mẫu vật trong bài. – HS lắng nghe nhiệm vụ được giao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS hoạt động cá nhân để đọc tài liệu, kiểm tra các dụng cụ, mẫu vật của bài. – GV quan sát học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV gọi ngẫu nhiên 1 HS trình bày. – HS trình bày trước lớp theo yêu cầu của GV. Bước 4: Nhận định và kết luận – Giáo viên nhận xét và nêu tiêu chí chấm điểm bài thực hành để HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. |
– Yêu cầu cần đạt của bài. – HS kiểm tra các dụng cụ và mẫu vật trong bài thực hành. |
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
……………………………………………………………….
Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 26: Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây.
Xem thêm các bài giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 25: Sinh sản ở thực vật
Giáo án Bài 26: Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây
Giáo án Bài 27: Sinh sản ở động vật
Giáo án Bài 28: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật
Giáo án Bài 29: Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể
Để mua Giáo án Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây