Giáo án Sinh học 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Sinh học 10 Bài 19: Quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
– Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
– Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên.
– Làm được một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật (sữa chua, dưa chua, bánh mì,…).
– Vận dụng kiến thức đã học về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật để giải thích được cơ sở của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.
1.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.
2. Về phẩm chất
– Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng.
– Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Một số thiết bị trực quan: hình ảnh về các ứng dụng của quá trình phân giải, …
– Phiếu học tập.
– Bảng phụ.
– Máy chiếu.
2. Học sinh
– SGK, vở ghi, nguyên liệu để làm sữa chua, dưa chua….
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
– Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu kiến thức mới; tạo được sự mâu thuẫn kiến thức giữa cái đã biết và cái chưa biết, kích thích tính tò mò tìm hiểu bài mới.
– Kiểm tra được kiến thức cũ và sự chuẩn bị bài của học sinh.
b) Nội dung:
– GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về tình huống: Hũ dưa muối và hũ nước thịt để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?
c) Sản phẩm:
– Các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chiếu hình ảnh hũ dưa muối và hũ nước thịt để lâu ngày hoặc mẫu vật thật giáo viên đã chuẩn bị trước đó. Mở nắp bình, yêu cầu học sinh quan sát, theo dõi, viết vào vở câu trả lời tình huống. + Hũ dưa muối và hũ nước thịt để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức đã học, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. – GV quan sát, định hướng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới. |
– Các câu trả lời của HS. * Gợi ý: – Hai bình trên có mùi khác nhau. – Nước thịt để lâu ngày sẽ có mùi thối do sự phân hủy protein động vật sinh ra các khí có mùi thối. – Hũ dưa muối có mùi chua vì có sự lên men.
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu quá trình tổng hợp ở vi sinh vật
a) Mục tiêu:
– HS nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật.
– Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên.
b) Nội dung:
– GV chia lớp thành 5 nhóm, sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép, yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập sau.
+ Nhóm 1: Phiếu học tập số 1: Quang tổng hợp ở vi sinh vật và ứng dụng.
+ Nhóm 2: Phiếu học tập số 2: Tổng hợp amino acid, protein và ứng dụng.
+ Nhóm 3: Phiếu học tập số 3: Tổng hợp polysaccharide, polyhydroxyalkanoate và ứng dụng.
+ Nhóm 4: Phiếu học tập số 4: Tổng hợp lipid và ứng dụng.
+ Nhóm 5: Phiếu học tập số 5: Tổng hợp kháng sinh và ứng dụng.
c) Sản phẩm:
– Các câu trả lời của HS trên phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục I SGK trang 116, 117 về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật và thực hiện các yêu cầu. – GV tổ chức cho HS hoạt động theo mảnh ghép và thảo luận các nhiệm vụ như ở phần Nội dung. Vòng 1: Nhóm chuyên gia: 5 nhóm hoạt động riêng. Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép: Tạo nhóm mới có đầy đủ các thành viên của 5 nhóm của vòng 1 tập hợp lại các nội dung trong phần quá trình tổng hợp ở vi sinh vật. (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập) – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: – HS thảo luận nhóm, hoàn thành các câu hỏi, thảo luận trong phiếu học tập theo vòng 1 và vòng 2 như GV yêu cầu. – GV gợi ý, hỗ trợ nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – GV yêu cầu 1 nhóm bất kì báo cáo kết quả thực hiện. – Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh và chuẩn hóa kiến thức. |
I. Quá trình tổng hợp ở vi sinh vật 1. Quang tổng hợp ở vi sinh vật và ứng dụng – Một số vi sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng. – Quang tổng hợp ở vi sinh vật được chia thành 2 nhóm: quang hợp không thải O2 và quang hợp thải O2. – Ứng dụng: Góp phần tạo hợp chất hữu cơ cho sinh giới, cung cấp O2, sản xuất thực phẩm, dược phẩm, nhiên liệu. 2. Tổng hợp amino acid, protein và ứng dụng – Thông qua quá trình dịch mã, ribosome se liên kết các amino acid để tổng hợp các phân tử protein. Một số protein tham gia hình thành cấu trúc tế bào vi sinh vật, phần lớn có chức năng xúc tác. – Ứng dụng: con người ứng dụng vi sinh vật để sản xuất amino acid. 3. Tổng hợp polysaccharide, polyhydroxyalkanoate – Vi sinh vật tổng hợp các polysaccharide từ các monosaccharide. Các polysaccharide được sử dụng làm nguyên liệu xây dựng tế bào. Nhiều vi sinh vật có thể dự trữ carbon dưới dạng các hạt polyhydroxyalkanoate. Chúng là những polymer phân hủy sinh học có thể sử dụng để thay thế nhựa hóa dầu. 4. Tổng hợp lipid và ứng dụng – Lipid là thành phần tham gia xây dựng cấu trúc tế bào, đặc biệt là màng tế bào. Các vi sinh vật tổng hợp lipid từ nguyên liệu glycerol và acid béo. – Ứng dụng: sử dụng trong sản xuất dầu diesel sinh học. 5. Tổng hợp kháng sinh và ứng dụng – Nhiều vi sinh vật có thể sinh tổng hợp kháng sinh để ức chế sự phát triển của các sinh vật khác. – Sử dụng để sản xuất thuốc kháng sinh dùng trong chữa bệnh. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu quá trình phân giải ở vi sinh vật
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Sinh học 10 Cánh diều Bài 19.
Xem thêm các bài giáo án Sinh học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Giáo án Bài 19: Quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng
Giáo án Bài 20: Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật
Giáo án Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus
Giáo án Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus
Giáo án Sinh học lớp 10 Cánh diều năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây