Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31: Virus gây bệnh
Phần 1. Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31: Virus gây bệnh
Câu 1: Tại sao đeo khẩu trang là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng chống đại dịch Covid – 19?
A. Vì chất kháng khuẩn trong khẩu trang có khả năng tiêu diệt virus SARS – CoV – 2.
B. Vì đeo khẩu trang có thể ngăn cản sự phát tán và lây nhiễm của các giọt bắn chứa virus SARS – CoV – 2 qua không khí.
C. Vì đeo khẩu trang có thể ngăn cản sự nhân lên và gây hại của virus SARS – CoV – 2 trong cơ thể đã nhiễm bệnh.
D. Vì chất kháng khuẩn trong khẩu trang có khả năng làm biến chủng virus SARS – CoV – 2 từ dạng có hại thành dạng vô hại.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Virus SARS – CoV – 2 lây nhiễm qua đường hô hấp → Đeo khẩu trang là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng chống đại dịch Covid – 19.
Câu 2: Cho các biện pháp sau:
(1) Không tiêm chích ma túy
(2) Thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế
(3) Không giao tiếp với người bị HIV
(4) Sống lành mạnh, chung thủy 1 vợ 1 chồng
Số biện pháp đúng trong phòng tránh lây nhiễm HIV là
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Trong các biện pháp trên, có 3 biện pháp đúng trong phòng tránh lây nhiễm HIV là: (1), (2), (4).
Câu 3:Để phòng tránh lây nhiễm bệnh viêm gan B, cần thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người.
B. Ăn uống hợp vệ sinh, không dùng chung bát, đũa, li uống nước với người khác.
C. Tránh tiếp xúc với động vật, không để động vật cắn.
D. Giữ khoảng cách với người khác.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Virus viêm gan B là virus lây qua đường tiêu hóa. Bởi vậy, để phòng tránh lây nhiễm bệnh do virus viêm gan B, cần thực hiện biện pháp như ăn uống hợp vệ sinh, không dùng chung bát, đũa, li uống nước với người khác.
Câu 4: Chọn giống cây trồng sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh là những biện pháp tốt nhất để có các sản phẩm trồng trọt không nhiễm virus. Lí do cốt lõi là vì
A. các biện pháp này đều dễ làm, không tốn nhiều công sức.
B. chưa có thuốc chống virus kí sinh ở thực vật.
C. thuốc chống virus kí sinh ở thực vật có giá rất đắt.
D. các biện pháp này đều an toàn cho con người và môi trường.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Chưa có thuốc chống virus kí sinh ở thực vật nên để phòng chống bệnh do virus ở thực vật cần tiến hành các biện pháp như: chọn giống cây trồng sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.
Câu 5: Virus RNA có tỉ lệ đột biến cao hơn virus DNA vì
A. virus RNA không có khả năng tự sửa chữa khi sao chép.
B. virus RNA có khả năng nhân lên nhanh chóng hơn virus DNA.
C. virus RNA có khả năng lây nhiễm trên nhiều đối tượng vật chủ.
D. virus RNA không có khả năng chống lại sự bảo vệ của hệ miễn dịch.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Virus RNA có tỉ lệ đột biến cao hơn virus DNA vì khi sao chép chúng không có khả năng tự sửa chữa như virus DNA.
Câu 6: Các phương thức lây truyền bệnh do virus gồm
A. truyền ngang và truyền dọc.
B. truyền trực tiếp và truyền gián tiếp.
C. truyền qua đường hô hấp và truyền qua tiếp xúc trực tiếp.
D. truyền qua đường hô hấp và truyền qua đường tiêu hóa.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Các phương thức lây truyền bệnh do virus gồm truyền ngang và truyền dọc.
Câu 7: Hình thức lây truyền nào sau đây không thuộc phương thức lây truyền ngang?
A. Lây lan qua đường hô hấp.
B. Lây lan qua đường tiêu hóa.
C. Lây truyền từ mẹ sang con.
D. Lay lan qua đường tình dục.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Lây truyền từ mẹ sang con là hình thức lây truyền dọc.
Câu 8: Có bao nhiêu bệnh sau đây có hình thức lây truyền qua đường hô hấp?
(1) SARS – CoV – 2
(2) Cúm
(3) Sởi
(4) Viêm gan B
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Có 3 bệnh trong các bệnh trên lây qua đường hô hấp là: (1), (2), (3).
Câu 9: Hình thức lây truyền nào sau đây không thuộc phương thức truyền dọc ở thực vật?
A. Truyền qua phấn hoa.
B. Truyền qua hạt giống.
C. Truyền qua vết thương.
D. Truyền qua nhân giống vô tính.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Truyền qua vết thương là hình thức lây truyền thuộc phương thức truyền ngang ở thực vật.
Câu 10: Virus thực vật không thể sử dụng các phương thức truyền ngang như virus động vật vì
A. tế bào thực vật có thành cellulose.
B. tế bào thực vật có không bào trung tâm.
C. tế bào thực vật có lục lạp.
D. tế bào thực vật có kích thước lớn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Tế bào thực vật có thành cellulose cứng chắc nên virus không thể lây nhiễm như động vật mà chỉ có thể lây nhiễm qua vết thương (do côn trùng cắn, do dụng cụ lao động).
Phần 2. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 31: Virus gây bệnh
I. Phương thức lây truyền và cách phòng chống bệnh do virus gây ra
1. Các phương thức lây truyền bệnh do virus ở người, động vật và thực vật
Khi mới bị nhiễm virus, cơ thể thường không có triệu chứng rõ rệt, đặc trưng nên rất khó kiểm soát sự lây la của nó trong quần thể.
Có hai phương thức lây truyền chính là truyền ngang (giữa các cá thể) và truyền dọc (giữa các thế hệ).
2. Cách phòng chống bệnh do virus ở người, động vật và thực vật
a) Các phòng chống bệnh do virus ở người:
– Thực hiện các biện pháp chung: chắm sóc sức khỏe bản thân, kiểm tra sức khỏe đinh kì, tiêm vaccine đầy đủ, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ…
– Ngoài ra cần tìm hiểu biểu hiện bệnh, cơ chế lây truyền mỗi loại bệnh để phòng chống khác nhau.
b) Cách phòng chống bệnh do virus ở động vật:
Để phòng chống bênh do virus gây ra ở đọng vật trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản cần tìm hiểu rõ triệu chứng gây bệnh và cơ chế lây truyền, không sử dụng động vật nhiễm virus, chôn lấp đúng quy trình; vệ sinh chuồng trại; chủ động tiêm vaccine …
c) Cách phòng chống bệnh do virus ở thực vật:
Cần tìm hiểu triệu chứng gây bệnh và cơ chế lây truyền trên cây trồng của từng loại virus, loại bỏ các thể nhiễm bệnh, phòng tránh, xử lí côn trùng gây hại …
3. Các biến thể của virus
Trong quá trình nhân lên trong tế bào vật chủ, bộ gene của virus có thể bị đột biến và thay đổi so với bộ gen ban đầu, tạo ra các biến thế mới.
Một số đột biến có thể gây ảnh hưởng đến đặc tính sinh học của virus như làm tăng khả năng lây nhiễm, tăng khả năng xâm nhập và tế bào vât chủ, do đó virus có thể lẩn tránh hệ miễn dịch.
Sơ đồ tư duy virus gây bệnh:
Xem thêm các bài trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 28: Thực hành: Lên men
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29: Virus
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31: Virus gây bệnh