SBT Lịch sử 11 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Bài 1 trang 88 SBT Lịch sử 11: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1: Âm mưu của các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Chia lại thị trường thế giới
B. giữ nguyên trật tự Vécxai-Oasinhtơn
C. Chống chủ nghĩa cộng sản.
D. Thay Hội Quốc liên bằng một tổ chức quốc tế mới.
Trả lời:
Trong những năm 30 của thể kỉ XX, các nước phát xít Đức , I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít, còn gọi là Trục Béc-lin- Rô-ma- Tô-ki-ô hay phe Trục. Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Đáp án đúng là A.
Câu 2: Lí do dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Khối phát xít cố tình gây chiến tranh chia lại thế giới. Anh, Pháp, Mĩ “dung dưỡng”, “thỏa hiệp” với các nước phát xít.
B. Cả hai khối phát xít và dân chủ đều muốn tiến hành chiến tranh.
C. Liên Xô kí với Đức “Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau”.
D. Các nước Tiệp Khắc và Ba Lan không tổ chức chiến đấu chống lại phát xít Đức.
Trả lời:
Đức gây ra vụ Xuy-đét để thôn tính Tiệp Khắc. Ngày 29-9-1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của chính phủ Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a. Một thỏa hiệp giữa Anh, Pháp và Đức được thiết lập.
Tháng 3-1939, Đức thôn tính Tiệp Khắc (3-1939). Hít-le bắt đầu gây hấn và ráo riết chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba-Lan.
Đáp án đúng là A.
Câu 3: Hít-le tiến hành thôn tính Tiệp Khắc bằng cách
A. đem quân tấn công Tiệp Khắc.
B. cho máy bay ném bom Tiệp Khắc.
C. xúi giục cư dân gốc Đức sống ở Xuy-đét (Tiệp Khắc) nổi dậy đòi li khai rói yêu cầu Chính phủ Tiệp Khắc trao quyền tự trị cho Xuy-đét.
D. xúi giục nước khác gây chiến vói Tiệp Khắc rồi nhàn cớ đó nhảy vào chiếm Tiệp Khắc.
Trả lời:
Sau khi thôn tính Áo (3/1938), Đức gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc. Cụ thể là xíu giục cư dân Đức sống ở Xuy-đét (Tiệp Khắc) nổi dậy đòi li khai rồi yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc trao quyền tự trị cho Xuy-đét.
Chọn đáp án: C
Câu 4: Đỉnh cao của chính sách thỏa hiệp của các nước Anh, Pháp đối với phát xít Đức là:
A. Hiệp định đình chiến ngày 22-6-1940 Pháp kí với Đức.
B. yêu cầu Chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức
C. ký Hiệp ước Muyních với Đức: trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy việc Hít-le chấm dứt mọi cuộc thôn tính châu Âu.
D. thành lập Mặt trận Thống nhất của các nước đế quốc chống Liên Xô.
Trả lời:
Tại hội nghị Muy-ních. Một hiệp định được kí kết, theo đó Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết của Hít-le về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.
Đáp án đúng là C.
Câu 5: Sự kiện đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ là
A. Anh, Pháp kí với Đức Hiệp ước Muy-ních.
B. Đức tràn vào chiếm đóng Tiệp Khắc.
C. Đức tấn công Ba Lan ngày 1-9-1939 và ngày 3-9-1939, Anh Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức.
D. Nhật tiến đánh Trân Châu Cảng.
Trả lời:
Rạng sáng 1-9-1939, quân đội Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh và Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Đáp án đúng là C.
Câu 6: Vì sao Anh, Pháp dàn trận nhưng không đánh quân Đức?
A. Anh, Pháp chỉ muốn tự vệ, không muốn giao chiến với Đức.
B. Quân Đức quá mạnh, quân Anh, Pháp không thể đánh lại được.
C. Anh, Pháp hi vọng sau khi chiếm Ba Lan, Đức sẽ tấn công Liên Xô.
D. Nội bộ các nước Tây Âu bất hòa.
Trả lời:
Anh, Pháp dàn trận nhưng không đánh quân Đức vì Anh, Pháp hi vọng sau khi chiếm Ba Lan, Đức sẽ tấn công Liên Xô.
Đáp án đúng là C.
Câu 7: Đến tháng 6-1940, chiến trường châu Âu diễn ra sự kiện gì đặc biệt?
A. Đức chiếm và làm chủ toàn bộ châu Âu.
B. Mĩ tham gia vào cuộc chiến tranh.
C. Chính phủ Pháp đầu hàng, nước Pháp bại trận.
D. Không quân Đức oanh tạc nước Anh.
Trả lời:
Tháng 6-1940, Chính phủ Pháp rời Pa-ri chạy về Tua. Quân Đức tràn về vào nước Pháp. Nước Pháp bại trận sau 6 tuần chiến đấu và phải kí Hiệp định đình chiến ngày 22-6-1940.
Đáp án đúng là C.
Câu 8: Ngày 22-6-1941 đã diễn ra dự kiện lịch sử nào?
A. Đức tấn công Đan Mạch, Na-uy, Bỉ.
B. Phát xít Nhật Bản tấn công Trung Quốc.
C. Phát xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô.
D. Anh, Mĩ phản công quân I-ta-li-a ở Bắc Phi.
Trả lời:
Rạng sáng 22-6-1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô.
Đáp án đúng là C.
Câu 9: Chiến lược cơ bản của phát xít Đức tiến hành tấn công Liên Xô là:
A. khiêu khích, quấy rối để thăm dò.
B. đánh chiếm các vùng biên giới trước, rồi mới tiến vào trung tâm.
C. tiến hành “Chiến tranh chớp nhoáng” để thực hiện yếu tố bất ngờ.
D. xúi giục các nước cộng hòa trong Liên bang Xô Viết nổi dậy, rồi nhảy vào can thiệp.
Trả lời:
Ngay từ 12-1940, Hít-le đã thông qua kế hoạch tấn công Liên Xô với chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng”.
Đáp án đúng là C
Câu 10: Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô tại trận Mát-xcơ-va chứng tỏ
A. chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Đức bị phá sản.
B. phát xít Đức đã thất bại hoàn toàn
C. Hồng quân Liên xô đã giải phóng được ⅔ lãnh thổ nước nhà.
D. làm thay đổi cục diện chiến tranh trên chiến trường Xô-Đức. Đức từ thế tiến công chuyển sang phòng ngự.
Trả lời:
Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le.
Đáp án đúng là A.
Câu 11: Sự thay đổi quan điểm của Anh-Mĩ diễn ra như thế nào khi Liên Xô tham chiến?
A. Phản đối Đức tiến hành chiến tranh
B. Bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít.
C. Kiên quyết không hợp tác với Liên Xô chống phát xít.
D. Tiếp tục giữ lập trường trung lập thỏa hiệp với phát xít.
Trả lời:
Sau khi Liên Xô tham chiến, Anh-Mĩ đã bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít.
Đáp án đúng là B.
Câu 12: Sau trận tập kích Trân Châu Cảng của Nhật thắng lợi, cục diện chiến tranh diễn biến thế nào?
A. Nhật Bản mở một loạt hoạt động tấn công vào các nước Đông Nam Á và bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương.
B. Mĩ buộc phải tham gia vào cuộc chiến tranh. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.
C. Kiên quyết không hợp tác với Liên Xô chống phát xít.
D. Tiếp tục giữ lập trường trung lập thỏa hiệp với phát xít
Trả lời:
Ngày 7-12-1941, quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châ cảng- căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Hạm đội Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Mĩ tuyên chiến với nhậ Bản và sau đó là Đức và I-ta-li-a. Chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới.
Đáp án đúng là B.
Câu 13: Khối Đồng minh chống phát xít được hình thành bao gồm các nước chủ yếu sau:
A. Anh- Pháp- Mĩ
B. Liên Xô- Trung Quốc- Ấn Độ.
C. Liên Xô- Anh- Mĩ.
D. Liên Xô- Pháp- Tây Ban Nha- Bồ Đào Nha.
Trả lời:
Ngày 1-1-1942, tại Oa-sinh-tơn, 26 quốc gia (đứng đầu là ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh) đã ra một bản tuyên bố chung gọi là Tuyên ngôn Liên hợp quốc. Các nước tham gia Tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành một cuộc chiến đấu trống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình.
Đáp án đúng là C.
Câu 14: Ngày 1-1-1942, 26 quốc gia, đứng đầu là ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã ra bản Tuyên ngôn Liên hợp quốc với nội dung
A. các nước châu Âu đẩy mạnh bao vây, tiến công quân Đức.
B. phát động nhân dân các nước châu Phi đứng lên tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
C. các nước tham gia tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình.
D. giúp đỡ về quân sự để các nước Đông Bắc Á tiến công phát xít Nhật.
Trả lời:
Ngày 1-1-1942, tại Oa-sinh-tơn, 26 quốc gia (đứng đầu là ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh) đã ra một bản tuyên ngôn Liên hợp quốc. Các nước tham gia Tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình.
Đáp án đúng là C
Câu 15: Kết quả của cuộc tấn công xta-lin-grát của quân Đức là
A. quân Đức chiếm được xta-lin-grát một cách nhanh chóng.
B. quân Đức chiếm được xta-lin-grát sau 2 tháng,
C. quân Đức không thể chiếm được thành phố này.
D. quân Đức không những khống chiếm được xta-ỉin-grát mà còn bị Hồng quân Liên Xô tấn công, buộc phải rút khỏi lãnh thổ Liên Xô.
Trả lời:
Với sự phản công của hồng quân Liên Xô (từ tháng 11/1942 đến tháng 02/1943), tại trận Xtalin-grat đã tấn công tiêu diệt, bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do thống chế Pao-lút chỉ huy. Điều này cho thấy sự thất bại và buộc phát xít Đức phải rút khỏi lãnh thổ Liên Xô.
Chọn đáp án: D
Câu 16: Trận phản công nào của quân đội Liên Xô đánh dấu bước ngoặt của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, sau đó Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận?
A. Trận công phá Béc-lin.
B. Trận ở vòng cung Cuốc-xcơ
C. Trận Mát-xcơ-va.
D. Trận Xta-lin-grát.
Trả lời:
Ở Mặt trận Xô- Đức, trận phản công tại xta-lin-grát (từ tháng 11-1942 đến tháng 2-1943) của quân đội Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới.
Đáp án đúng là D.
Câu 17: Chiến thắng của quân Anh đã giành lại ưu thế cho quân Đồng minh ở Bắc Phi và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận diễn ra ở đâu?
A. Tuy-ni-di
B. An-giê-ri
C. Ma-rốc
D. En A-la-men (Ai Cập)
Trả lời:
Tháng 10-1942, liên quân Anh-Mĩ giành thắng lợi trong trận En A-la-men (Ai Cập), giành lại ưu thế ở Bắc Phi và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận.
Đáp án đúng là D
Câu 18: Mùa hè 1944, Anh Mĩ và quân Đồng minh đổ bộ tại Noóc-măng-đi đã đưa đến kết quả gì?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi của quân Đồng minh.
B. Mặt trận thứ hai tiến công quân Đức được mở ở Tây Âu, giải phóng được nhiều vùng rộng lớn của nước Pháp, tiếp đó giải phóng nước Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.
C. Tạo bước ngoặt của cuộc chiến tranh để tiến về giải phóng các nước Đông Âu.
D. Quân Đức mất hoàn toàn sức chiến đấu.
Trả lời:
Mùa hè năm 1944, Mĩ-Anh và quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ tại Nóoc-măng-đi (miền Bắc Pháp). Phong trào khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Pháp nổi lên khắp nơi, giải phóng nhiều vùng rộng lớn, làm chủ Pa-ri.
Đáp án đúng là B.
Câu 19: Trận tấn công Béc lin của Hồng quân Liên Xô thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
A. Ngày 9-5-1945,nước Đức phải kí văn bản đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.
B. Chiến tranh kết thúc trên toàn thế giới.
C. Quân Nhật thất bại hoàn toàn ở mặt trận Thái Bình Dương.
D. Hội nghị giữa nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh họp ở I-an-ta để phân chia khu vực ảnh hưởng sau chiến tranh.
Trả lời:
Hồng quân Liên Xô bắt đầu mở cuộc tấn công Béc-lin từ giữa tháng 4-1945 và đập tan sự kháng cự của hơn 1 triệu quân Đức. ngày 9-5-1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.
Đáp án đúng là A.
Câu 20: Vì sao quân đội Nhật Bản bị đánh bại và phải chấp nhận đầu hàng vô điều kiện?
A. Lực lượng của quân Đồng minh quá mạnh.
B. Quân Đức bị đánh bại khắp các chiến trường nên quân Nhật không còn chỗ dựa.
C. Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đạo quan Quan Đông và Mĩ ném hai quả bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố của Nhật Bản.
D. Nhân dân các nước bị Nhật chiếm đóng đứng lên chiến đấu tiêu diệt quân của Nhật.
Trả lời:
Ngày 6-8-1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hi-rô-si-ma làm 8 vạn người chết. Ngfay 8-8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu. Ngfay 9-8, Mĩ ném quả bom nguyên tử thứ hai hủy diệt thành phố Na-ga-xa-ki, giết hại 2 vạn người. Ngày 15-8, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Đáp án đúng là C.
Bài 2 trang 89 Lịch sử 11: Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước câu đúng hoặc chữ S vào ô ☐ trước câu sai về nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai
☐ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có giữa các nước tư bản.
☐ Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng cách gây chiến tranh, phân chia lại thị trường thế giới.
☐ Anh, Pháp, Mĩ cũng muốn thông qua chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới có lợi cho mình.
☐ Anh, Pháp, Mĩ thực hiện chính sách thoả hiệp, nhượng bộ để mượn tay các nước phát xít tấn công, tiêu diệt Liên Xô.
☐ Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là Anh, Pháp, Mĩ.
☐ Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là phát xít Đức.
Trả lời:
* Câu trả lời đúng là:
☒ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có giữa các nước tư bản.
☒ Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng cách gây chiến tranh, phân chia lại thị trường thế giới.
☒ Anh, Pháp, Mĩ thực hiện chính sách thoả hiệp, nhượng bộ để mượn tay các nước phát xít tấn công, tiêu diệt Liên Xô.
☒ Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là phát xít Đức.
* Câu trả lời sai là:
☒ Anh, Pháp, Mĩ cũng muốn thông qua chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới có lợi cho mình.
☒ Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là Anh, Pháp, Mĩ.
Bài 3 trang 90 SBT Lịch sử 11: Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước câu đúng hoặc chữ S vào ô ☐ trước câu sai.
☐ Phát xít Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản là thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
☐ Anh, Pháp, Mĩ là thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
☐ Anh, Pháp, Mĩ muốn thông qua chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới có lợi cho minh.
☐ Gọi là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai vì đã lôi cuốn hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người vào vòng chiến.
☐ Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
☐ Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại hậu quả nặng nề: 60 triệu nguời chết, 90 triệu người bị tàn phế.
Trả lời:
* Câu trả lời đúng là:
☒ Phát xít Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản là thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
☒ Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
☒ Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại hậu quả nặng nề: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.
* Câu trả lời sai là:
☒ Anh, Pháp, Mĩ là thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
☒ Anh, Pháp, Mĩ muốn thông qua chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới có lợi cho mình.
☒ Gọi là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai vì đã lôi cuốn hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người vào vòng chiến.
Bài 4 trang 90 SBT Lịch sử 11: Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô tại Xta-lin-grát có ý nghĩa thế nào đối với tiến trình của Chiến tranh thế giới thứ hai?
Trả lời:
* Ý nghĩa
– Ở trận phản công Xta-lin-grát (từ tháng 11 – 1942 đến tháng 02 – 1943), Hồng quân Liên Xô đã tấn công tiêu diệt, bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do thống chế Pao-lút chỉ huy. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công trên các mặt trận.
=> Chiến thắng Xta-lin-grát đã đánh dấu bước ngoặt căn bản của chiến tranh thế giới, buộc phát xít phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự. Đồng thời bắt đầu từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các Mặt trận.
Bài 5 trang 90 SBT Lịch sử 11: Cuộc phản công của quân Đồng minh trong giai đoạn cuổi của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai để đánh bại Nhật Bản diễn ra như thế nào? Tại sao Nhật Bản thất bại?
Trả lời:
* Quân Đồng minh phản công (từ tháng 11 – 1942 đến tháng 6 – 1944)
* Mặt trận Xô – Đức:
– Ở trận phản công Xta-lin-grát (từ tháng 11 – 1942 đến tháng 02 – 1943), Hồng quân Liên Xô đã tấn công tiêu diệt, bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do thống chế Pao-lút chỉ huy. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công trên các mặt trận.
– Chiến thắng Xta-lin-grát đã đánh dấu bước ngoặt căn bản của chiến tranh thế giới, buộc phát xít phải chuyển từ tấn công sang phòng ngữ. Đồng thời bắt đầu từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận.
– Cuối tháng 08 – 1943, Hồng quân đã bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại vòng cung Cuốc-xcơ. Tháng 06 – 1944, phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.
* Ở Mặt trận Bắc Phi: Từ tháng 3 đến tháng 5 – 1943, liên quân Mĩ – Anh phản công quét sạch quân Đức – Italia khỏi châu Phi. Chiến sự ở châu Phi chấm dứt.
* Ở Italia: Tháng 7 – 1943 đến tháng 5 – 1945, liên quân Mĩ – Anh tấn công truy kích quân phát xít, làm cho chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ, phát xít Đức phải khuất phục.
* Ở Thái Bình Dương: Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua-đan-ca-nan (1-1943) Mĩ phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.
2. Nhật Bản thất bại
– Ngày 06 – 08 – 1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma làm 8 vạn người thiệt mạng. Ngày 08 – 08, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu. Ngày 09 – 08, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai hủy diệt thành phố Na-ga-da-ki, giết hại 2 vạn người.
=> Ngày 15 – 08, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Bài 6 trang 91 SBT Lịch sử 11: Qua bảng so sánh dưới đây, hãy nêu tính chất và hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) |
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) |
|
Số nước tham chiến |
36 |
76 |
Số người tham chiến |
74 triệu |
110 triệu |
Số người chết |
13,6 triệu |
60 triệu |
Số người bị tàn tật |
20 triệu |
90 triệu |
Thiệt hại về vật chất |
338 tỉ đô la |
4000 tỉ đô la |
Trả lời:
* Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai:
– Giai đoạn đầu (1939 – 1941): là cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.
– Giai đoạn sau (1941 – 1945): là cuộc chiến tranh xâm lược chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới.
* Hậu quả:
– Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người.
– Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đôla.
– Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.