SBT Lịch sử 11 Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Bài 1 trang 80 SBT Lịch sử 11: Hãy khoanh tròn chữ cá in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1: Phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã có những bước tiến rõ rệt như thế nào?
A. Liên minh chặt chẽ với giai cấp vô sản để đấu tranh với thực dân xâm lược
B. Giai cấp tư sản dân tộc đề ra mục tiêu đấu tranh giành quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị
C. Phong trào diễn ra rộng khắp, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp trong xã hội
D. Đấu tranh đòi cải cách giáo dục, cho con em nhân dân nghèo được đi học
Trả lời:
Giai cấp tư sản dân tộc đề ra mục tiêu đấu tranh đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.
Chọn B
Câu 2: Nét mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. có sự liên minh giữa giai cấp vô sản với giai cấp nông dân.
B. có sự liên minh giữa tư sản và vô sản.
C. sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
D. giai cấp tư sản liên minh với phong kiến.
Trả lời:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc phát triển ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
Chọn C
Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á diễn ra sôi nổi tại đâu?
A. Tại In-đô-nê-xia, Việt Nam
B. Tại Việt Nam
C. Tại Việt Nam và Lào
D. Tại hầu hết các nước Đông Nam Á
Trả lời:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc phát triển ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
Chọn D
Câu 4: Đảng Cộng sản được thành lập sớm nhất ở Đông Nam Á là
A. Đảng Cộng sản Việt Nam
B. Đảng Cộng sản In-đô-ne-xia
C. Đảng Cộng sản Mã Lai
D. Đảng Cộng sản Xiêm
Trả lời:
Đầu tiên là Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (5-1920), tiếp theo trong năm 1930, Đảng Cộng sản ra đời ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Phi-líp-pin.
Chọn B
Câu 5: Các Đảng Cộng sản ra đời năm 1930 ở các nước Đông Nam Á là
A. Mã Lai, Xiêm
B. Phi-lip-pin, Việt Nam
C. Việt Nam, Mã Lai, Phi-lip-pin
D. Mã Lai, Việt Nam, Xiêm
Trả lời:
Tiếp theo trong năm 1930, các đảng cộng sản ra đời ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Phi-líp-pin.
Chọn C
Câu 6: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Lào chống thực dân Pháp trong 30 năm đầu thế kỉ XX là
A. cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam.
B. cuộc khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
C. cuộc khởi nghĩa của Chậu Pa-chay.
D. tất cả các cuộc khởi nghĩa trên.
Trả lời:
Ở Lào, cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam nổ ra từ năm 1901, tiếp diễn trong hơn 30 năm đầu thế kỉ XX.
Chọn A
Câu 7: Chính sách của thực dân Pháp đối với các nước Đông Dương (trong đó có Lào và Cam-pu-chia) sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Tiến hành xây dựng cơ sở vật chất cho đất nước
B. Thực hiện tự do dân chủ cho tất cả người dân
C. Tăng cường chính sách khai thác thuộc địa
D. Đầu tư nhiều vào phát triển văn hóa – giáo dục
Trả lời:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa, nhất là ở các nước Đông Dương, vốn được coi là quan trọng và giàu có nhất trong hệ thống thuộc địa của Pháp.
Chọn C
Câu 8: Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Lào và Cam-pu-chia đã diễn ra
A. Một cách tốt đẹp, nhân dân được hưởng nhiều lợi ích
B. Tàn bạo, nhân dân bị bóc lột hết sức dã man bởi chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề
C. Chủ yếu ở lĩnh vực ngân hàng, tài chính
D. Trong ngành khai thác mỏ để lấy nguyên liệu chở về chính quốc
Trả lời:
Chính sách khai thác tàn bạo và chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống Pháp ở các nước Đông Dương.
Chọn B
Câu 9: Cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào chống thuế, chống bắt phu (1925-1926) ở Cam-pu-chia là
A. Cuộc đấu tranh của nhân dân Pray-veng
B. Cuộc nổi dậy của nông dân huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu chuyển sang đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp
C. Cuộc đấu tranh chống thuế, chống bắt phu ở Công-pông Chàm
D. Cuộc bãi công của công nhân ở Phnôm Pênh
Trả lời:
Ở Cam-pu-chia, phong trào chống thuế, chống bắt phu bùng lên mạnh mẽ trong những năm 1925 – 1926 ở các tỉnh Prây-veng. Công-pông Chàm, Công-pông Chơ-năng… Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của nông dân thuộc huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng, từ đấu tranh chống thuế, bắt phu, phong trào chuyển sang đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp. Chính quyền thực dân đàn áp đẫm máu, hơn 400 người bị tra tấn đến chết.
Chọn B
Câu 10: Từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu, phong trào đấu tranh chống Pháp ở Cam-pu-chia chuyển sang
A. đấu tranh chính trị.
B. tổ chức bạo động.
C. đấu tranh nghị trường.
D. đấu tranh vũ trang.
Trả lời:
Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của nông dân thuộc huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng, từ đấu tranh chống thuế, bắt phu, phong trào chuyển sang đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp.
Chọn D
Bài 2 trang 82 SBT Lịch sử 11: Hãy điền chữ Đ vào ô trước câu đúng hoặc chữ S vào ô trước câu sai
☐ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
☐ So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những bước tiến rõ rệt cả về mục tiêu, hình thức đấu tranh và giai cấp lãnh đạo.
☐ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á do giai cấp vô sản lãnh đạo.
☐ Năm 1930, ở mỗi nước Đông Dương, giai cấp vô sản đã thành lập được chính đảng của riêng mình.
☐ Cuộc khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp tiêu biểu và kéo dài.
Trả lời:
* Câu đúng là:
☒ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
☒ So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những bước tiến rõ rệt cả về mục tiêu, hình thức đấu tranh và giai cấp lãnh đạo.
☒ Cuộc khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp tiêu biểu và kéo dài.
* Câu sai là:
☒ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á do giai cấp vô sản lãnh đạo.
☒ Năm 1930, ở mỗi nước Đông Dương, giai cấp vô sản đã thành lập được chính đảng của riêng mình.
Bài 3 trang 82 SBT Lịch sử 11: Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới chống lại nước thực dân, đế quốc nào duới đây? (đánh dấu x vào mỗi cột cho sẵn trong bảng):
Trả lời:
Bài 4 trang 83 SBT Lịch sử 11: Những nét mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1939 là gì?
Trả lời:
Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1939 có những nét mới sau:
– Bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản và sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
+ Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng,bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.
+ Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội: Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai…
– Sự xuất hiện xu hướng vô sản:
+ Công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin nên chuyển biến mạnh về nhận thức. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước (tháng 5/1920: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5- 1920); năm 1930: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin…).
+ Đảng lãnh đạo cách mạng,đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt như khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam).
Bài 5 trang 83 SBT Lịch sử 11: Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia trong những năm 1918 – 1939 diễn ra như thế nào?
Trả lời:
* Nguyên nhân
– Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa, đặc biệt là ở Đông Dương – được coi là quan trọng và giàu có nhất trong hệ thống thuộc địa của Pháp.
– Chính sách khai thác tàn bạo, chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề.
=> Đã bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Đông Dương.
* Nét chính phong trào đấu tranh chống thực Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia trong những năm 1918 – 1939
* Nhận xét:
– Ở Lào: phong trào đấu tranh phát triển mạnh những mang tính tự phát, chủ yếu ở địa bàn Bắc Lào phong trào cách mạng liên hệ chặt chẽ với Việt Nam.
– Ở Campuchia: phong trào bùng lên mạnh mẽ vào 1825 – 1926, phát triển thành đấu tranh vũ trang. Cũng mang tính tự phát, phân tán.
Bài 6 trang 84 SBT Lịch sử 11: Liên minh chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Duơng được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
Năm 1930 Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời mở ra thời kỳ mới của cách mạng 3 nước Đông Dương:
+ Tập hợp – đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng trong xã hội.
+ Xây dựng cơ sở của Đảng Cộng sản ở nhiều nơi.
+ Đưa phong trào cách mạng phát triển theo xu hướng vô sản.
Trong những năm 1936 – 1939, Mặt trận Dân chủ Đông Dương tập hợp nhân dân chống phát xít và chiến tranh. Một số cơ sở của Đảng cộng sản Đông Dương được xây dựng và củng cố ở Viêng chăng, Phnôm Pênh,… kích thích đấu tranh ở Lào và Campuchia.
=> Liên minh chống Pháp của 3 nước Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.