Giải bài tập Lịch Sử lớp 11 Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
Câu hỏi và bài tập (trang 46 sgk Lịch Sử 11)
Bài 1 trang 46 SGK Lịch sử 11: Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề nào?
Trả lời:
Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề chính sau:
– Thứ nhất, sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới.
– Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản. Thời kì chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền.
– Thứ ba, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản diễn ra mạnh mẽ.
– Thứ tư, sự mở rộng xâm lược của chủ nghĩa tư bản và cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
Bài 2 trang 46 SGK Lịch sử 11: Nêu những điểm chung và riêng của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (có thể lập bảng so sánh, hệ thống kiến thức,…).
Trả lời:
Điểm chung:
Các cuộc CMTS thời kì cận đại đều có điểm chung là muốn đánh đổ chế độ phong kiến để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
* Bảng so sánh các cuộc CMTS thời kì cận đại
Nội dung |
Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII |
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ |
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII |
Nhiệm vụ, mục tiêu |
– Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế. – Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
– Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh. – Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển. |
– Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế. – Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
Lãnh đạo |
Quý tộc mới, tư sản. |
Tư sản , chủ nô. |
Tư sản. |
Hình thức |
Nội chiến. |
Cách mạng giải phóng dân tộc. |
Nội chiến, chiến tranh vệ quốc. |
Kết quả, Ý nghĩa |
– Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. – Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. |
– Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. – Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. |
– Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. – Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. – Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu. – Mở ra thời đại mới của chủ nghĩa tư bản trên thế giới. |
Tính chất |
Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. |
Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. |
Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để. |
Bài 3 trang 46 SGK Lịch sử 11: Nêu một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăng – ghen và Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Trả lời:
Một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăng – ghen và Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
– Giai cấp vô sản được vũ trang bằng lí luận cách mạng sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi ách áp bức, bóc lột.
– Giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản mà còn là một lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư bản và tự giải phóng khỏi mọi xiềng xích.
– Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là một tất yếu khách quan. Song để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó, điều quyết định là giai cấp vô sản phải có Đảng lãnh đạo.
– Đảng Cộng sản bao gồm những phần tử ưu tú nhất, cách mạng nhất, tiên tiến nhất của giai cấp vô sản, được giác ngộ lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn đứng ở hàng đầu sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.
Bài 4 trang 46 SGK Lịch sử 11: Lập bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trả lời:
* Bảng thông kê những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất
Thời gian |
Chiến sự |
Năm 1914 |
– Đức tập trung lực lượng ở mặt trận phía Tây nhằm đánh bại quân Pháp một cách chớp nhoáng. Pa-ri bị uy hiếp. – Trong khi quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt thì ở mặt trận phía Đông, quân Nga tấn công quân Đức cứu nguy cho Pháp. |
Năm 1915 |
Đức, Áo – Hung dồn toàn lực tấn công Nga. Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km. |
Năm 1916 |
Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-đoong. Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng. |
Từ mùa xuân 1917 |
Chiến sự chủ yếu diễn ra ở mặt trận Tây Âu. Phe Hiệp ước phản công |
Ngày 2-4-1917 |
Mĩ tham chiến. Chiến sự có lợi cho phe Hiệp Ước. |
Ngày 7-11-1917 |
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết rút khỏi chiến tranh. |
Tháng 7-1918 đến 9-1918 |
Quân Anh, Pháp phản công và tổng tấn công ở khắp các mặt trận. Các đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng. |
Ngày 9-11-1918 |
Cách mạng bùng nổ ở Đức, lật đổ nền quân chủ và thành lập chế độ cộng hòa. |
Ngày 11-11-1918 |
Chính phủ mới của Đức đầu hàng. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh: Đức, Áo, Hung. |
Bài 5 trang 46 SGK Lịch sử 11: Trình bày diễn biến chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á.
Trả lời:
Giai đoạn |
Quốc gia, khu vực |
Phong trào đấu tranh tiêu biểu |
Giữa TK XIX |
Nhật Bản |
– Năm 1868, Cuộc Duy Tân Minh Trị. |
Cuối TK XIX – đầu TK XX |
Ấn Độ |
– 1857 – 1859: Khởi nghĩa Xipay. – 1885: Đảng Quốc Đại – chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập. – 1885 – 1908: phong trào dân tộc chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ. |
Trung Quốc |
– 1851 – 1864, khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc; Năm 1898, cuộc Duy Tân Mậu Tuất,… cuối cùng đều bị đán áp. – Năm 1911: Cách mạng Tân Hợi thành công, lật đổ Triều đại Mãn Thanh. |
|
Đông Nam Á |
– Phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ và liên tục ở hầu khắp các nước: + 1825 – 1830: cuộc đấu tranh chống thực dân Hà Lan của In-đô-nê-xi-a, điển hình là khởi nghĩa nông dân của Sa-min (1890). + Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha của Phi-lip-pin những năm 90 của thế kỉ XIX với xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan; xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. Về sau chuyển sang đấu tranh chống Mĩ. + Từ nửa sau thế kỉ XIX: Phong trào đấu tranh chống thực dân và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia diễn ra mạnh mẽ và đều giành được những thắng lợi nhất định. + Xiêm: vua Ra-ma V tiến hành cải cách năm 1892, giúp Xiêm giữ được nền độc lập. |
Lý thuyết Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
1. Những kiến thức cơ bản
– Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
– Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.
– Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.
a) Bảng thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại
b. Nhận xét chung về các cuộc cách mạng tư sản cận đại
– Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư sản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc
– Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của mỗi cuộc cách mạng tư sản, tùy thuộc vào mỗi nước)
– Động lực cách mạng: quần chúng nhân dân, lực lượng thúc đẩy cách mạng tiến lên (cách mạng tư sản Pháp).
– Lãnh đạo cách mạng: tư sản hoặc quí tộc tư sản hóa….
– Hình thức diễn biến: của các cuộc cách mạng tư sản cũng không giống nhau (có thể là nội chiến, có thể là chiến tranh giải phóng dân tộc, có thể là cải cách hoặc thống nhất đất nước, …).
– Kết quả: xóa bỏ chế độ phong kiến ở những mức độ nhất định, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
– Hạn chế:
+ Hạn chế chung: chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động, sự bóc lột của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ngày càng tăng…
+ Hạn chế riêng: tùy vào mỗi cuộc cách mạng. Chỉ có cách mạng Pháp thời kỳ chuyên chính Giacôbanh đã đạt đến đỉnh cao của cách mạng nên cuộc cách mạng này còn có tình triệt để nhưng vẫn còn hạn chế).
2. Nhận thức đúng những vấn đề chủ yếu
a) Thứ nhất, bản chất các cuộc cách mạng tư sản.
Cần hiểu rõ về bản chất của cuộc CMTS, dù hình thức, diễn biến và kết quả đạt được khác nhau, song có nguyên nhân giống nhau, cùng nhằm một mục tiêu chung:
– Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư sản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngàycàng sâu sắc
– Nguyên nhân trực tiếp: dẫn tới sự bùng nổ của mỗi cuộc cách mạng tư sản, tùy thuộc vào mỗi nước).
– Ý nghĩa: thắng lợi của CMTS ở mức độ khác nhau, nhưng đều tạo cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
b) Thứ hai, những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là thời kì phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản.
Đây là thời kỳ chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển dần sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. CNĐQ có đặc trưng riêng, nhưng không thay đổi bản chất, mà làm cho các mâu thuẫn nảy sinh trầm trọng.
c) Thứ ba, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc, dẫn đến cuộc đấu tranh của vô sản chống tư sản ngày càng mạnh mẽ.
– Những mâu thuẫn cơ bản của chế độ TBCN. Phong trào công nhân và chống thực dân xâm lược.
– Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là:
+ Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
+ Mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản
+ Mâu thuẫn giữa giàu – nghèo…
– Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản dẫn đến phong trào công nhân ngày càng mạnh, phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, là cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học do Các Mác và Ăng ghen sáng lập.
d) Thứ tư, chủ nghĩa tư bản phát triển gắn liền với cuộc xâm chiếm thuộc địa.
– CNTB phát triển gắn liền với xâm chiếm châu Á. châu Phi và Mỹ La tinh…làm thuộc địa, dẫn đến đòi chia lại thuộc địa là nguyên nhân Chiến tranh thế giới thứ nhất.
– Nhân dân các nước bị xâm lược đấu tranh mạnh mẽ chống thực dân và phong kiến tay sai.