Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):
B1: – – (QR)
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều có đáp án năm 2023
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều có đáp án – Đề 1
Sở Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 1 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Môn: Lịch Sử lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1: Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII)?
A. giai cấp tư sản và quý tộc mới.
B. giai cấp tư sản.
C. giai cấp vô sản.
D. giai cấp tư sản và chủ nô.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.
B. Là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa.
C. Tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, như: các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt,…
D. Tạo cơ sở cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tiền đề chính trị của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?
A. Sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến gây bất mãn cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với nhân dân lao động ngày càng sâu sắc.
C. Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế, thực dân gây bất mãn cho nhân dân.
D. Mâu thuẫn dân tộc gay gắt giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược.
Câu 4: Vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, đời sống kinh tế – xã hội của các nước Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ có sự chuyển biến to lớn, do tác động của
A. cách mạng công nghệ.
B. cách mạng 4.0.
C. cách mạng nhung.
D. cách mạng công nghiệp.
Câu 5: Rô-bốt đầu tiên trong lịch sử được cấp quyền công dân là
A. Xô-phi-a.
B. A-si-mô.
C. Chi-hi-a Ai-cô.
D. Q-ri-ô.
Câu 6: Sự kiện nào dưới đây phản ánh về thách thức cùa chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Rô-bốt Xô-phi-a được cấp quyền công dân (2017).
B. Khủng hoảng hoa Tulip (1637).
C. Khủng hoảng thừa (1929 – 1933).
D. Phong trào “99 chống lại 1” bùng nổ ở Mỹ (2011).
Câu 7: Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp được biểu hiện rõ nét thông qua phong trào nào sau đây?
A. “Rào đất cướp ruộng”.
B. “Cách mạng Xanh”.
C. “Phát kiến địa lí”.
D. “Phát triển ngoại thương”.
Câu 8: Những quan điểm tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) đã
A. tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
B. bảo vệ tư tưởng của Giáo hội Thiên Chúa.
C. củng cố hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
D. dọn đường cho cách mạng vô sản bùng nổ.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?
A. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.
B. Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến.
C. Thống nhất thị trường dân tộc.
D. Hình thành quốc gia dân tộc.
Câu 10: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về tình hình nước Pháp cuối thế kỉ XVIII?
Tư liệu. “Ở Pháp, vương quyền là đỉnh cao của lâu đài phong kiến và chuyên chế. Nhà vua luôn có quyền hành chuyên chế và vô hạn;… quyết định mọi công việc đối nội và đối ngoại của quốc gia. Triều vua Lu-I XVI là một sự chuyên chế cao độ. Theo những “mật lệnh có ấn vua” nhằm khủng bố nhân dân, hàng trăm người bị bắt, bị tù đày ở các nơi trong nước”.
(A. Man-phờ-rét, Đại Cách mạng Pháp 1789, NXB Khoa học, 1965, tr.18-19)
A. Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho nhân dân.
B. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ và quý tộc ngày càng sâu sắc.
C. Sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến gây bất mãn cho tầng lớp quý tộc mới.
D. Nhà nước phong kiến do vua Lu-I XVI đứng đầu thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
Câu 11: Khi soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một phần nội dung trong bản tuyên ngôn nào dưới đây?
A. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp, 1789)
B. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).
C. Tuyên ngôn hòa bình (Ấn Độ, 1920).
D. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ (Mỹ, 1862).
Câu 12: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (bắt đầu từ năm 1868) đã
A. xóa bỏ quyền lực chính trị của bộ phận quý tộc tư sản hóa, lật đổ ngôi vua.
B. lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành lại nền độc lập dân tộc.
C. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa tới sự xác lập của chế độ cộng hòa.
D. đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 13: Lực lượng nào sau đây không thuộc Đẳng cấp thứ ba trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
A. Tăng lữ Giáo hội.
B. Giai cấp tư sản.
C. Nông dân.
D. Bình dân thành thị.
Câu 14: Tiểu thuyết “Triệu phú khu ổ chuột” (xuất bản năm 2006) của tác giả Vikas Swarup đã phơi bày nhiều mặt trái trong xã hội ở các nước tư bản hiện nay, nổi bật là tình trạng…
A. phân hóa giàu – nghèo.
B. kì thị, phân biệt chủng tộc.
C. xung đột tôn giáo.
D. xung đột sắc tộc.
Câu 15: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn
A. chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
B. đế quốc chủ nghĩa.
C. chủ nghĩa tư bản hiện đại.
D. tự do cạnh tranh.
Câu 16: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB hiện đại => CNTB độc quyền.
B. CNTB hiện đại => CNTB độc quyền => CNTB tự do cạnh tranh.
C. CNTB độc quyền => CNTB hiện đại => CNTB tự do cạnh tranh.
D. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB độc quyền => CNTB hiện đại.
Câu 17: Tầng lớp quý tộc phong kiến và quý tộc mới ở Anh (thế kỉ XVII) có sự tương đồng về
A. quyền lực chính trị.
B. phương thức kinh doanh.
C. nguồn gốc xuất thân.
D. thái độ với nhà nước phong kiến.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Khoảng cách giàu – nghèo được thu hẹp, các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
B. Có bề dày kinh nghiệm, phương pháp quản lí kinh tế và hệ thống pháp chế hoàn chỉnh.
C. Có khả năng điều chỉnh và thích nghi để tiêp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
D. Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ
Câu 19: Các cuộc cách mạng tư sản đều hướng tới thực hiện mục tiêu nào sau đây?
A. Xóa bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
B. Duy trì, bảo vệ và củng cố nền cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế.
C. Xây dựng nhà nước pháp quyền và rthúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tự nhiên.
D. Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.
Câu 20: Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Anh được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”, do
A. phần lớn thuộc địa của Anh tập trung ở vùng xích đạo.
B. hệ thống thuộc địa của Anh trải rộng ở khắp các châu lục.
C. nhà nước Anh tập trung vào phát triển năng lượng Mặt Trời.
D. hệ thống thuộc địa của Anh bị thu hẹp về vùng xích đạo.
Câu 21: Chính sách cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền của chính quyền thực dân phương Tây đã gây ra hệ quả gì cho nhân dân thuộc địa Đông Nam Á?
A. Nông dân bị mất ruộng đất và bần cùng hóa.
B. Giai cấp nông dân bị xóa bỏ hoàn toàn.
C. Nông dân được chia ruộng đất, hăng hái sản xuất.
D. Giai cấp địa chủ phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.
Câu 22: Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là
A. Nga, U-crai-na, Môn-đô-va và Lát-vi-a.
B. Nga, U-crai-na, Tuốc-mê-nix-tan và Ác-mê-ni-a.
C. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Lít-va.
D. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
Câu 23: Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba từ năm 1991 đã chứng minh
A. sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới có nhiều biến động.
B. chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống trên phạm vi thế giới.
C. chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.
D. chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển và mở rộng về không gian địa lí.
Câu 24: Từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã tác động như thế nào đến đời sống văn hóa của cư dân Đông Nam Á?
A. Thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo ở nhiều nước.
B. Cư dân Đông Nam Á được khai hóa văn minh.
C. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.
D. Xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống.
Câu 25: Sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào đối với quốc tế?
A. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch.
D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế – xã hội.
Câu 26: Trong thời gian đầu, để xâm nhập vào Đông Nam Á, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng thủ đoạn nào?
A. Sử dụng hoạt động buôn bán, truyền giáo.
B. Truyền bá học thuyết “Đại Đông Á”.
C. Dùng vũ lực để thôn tính đất đai.
D. Khống chế chính trị, ép kí hiệp ước bất bình đẳng.
Câu 27: Từ nửa cuối những năm 70 -đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô
A. ra đời và bước đầu đạt được nhiều thành tựu.
B. tiến hành cải cách, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
C. lâm vào suy thoái, khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực.
D. bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao.
Câu 28: Nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, ngày 26/10/1917 (theo lịch Nga), Chính quyền Nga Xô viết đã
A. ban hành Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh Ruộng đất.
B. thông qua Chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo.
C. phát động cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
D. ban hành Chính sách Cộng sản thời chiến.
Câu 29: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay?
A. Chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội.
B. Để lại nhiều kinh nghiệm cho các nước khác.
C. Củng cố tiềm lực cho hệ thống xã hội chủ nghĩa.
D. Nâng cao vị thế quốc tế của Trung Quốc.
Câu 30: Từ năm 1961, Cu-ba
A. bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. phá bỏ được sự bao vây, cấm vận của Mĩ.
C. tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.
D. bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ.
Câu 31: Từ khi tiến hành cải cách -mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc có điểm gì mới so với giai đoạn 1949 -1978?
A. Nền kinh tế hàng hóa vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
B. Nhà nước nắm độc quyền trong các hoạt động sản xuất và điều tiết nền kinh tế.
C. Cơ chế quản lí bao cấp, hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu.
D. Kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, kinh tế Nhà nước được tăng cường, củng cố.
Câu 32: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?
A. Phản ánh sự sụp đổ, không phù hợp với thực tiễn của học thuyết Mác -Lênin.
B. Là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa đúng đắn, chưa khoa học.
C. Là một tổn thất to lớn với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa còn lại.
Câu 33: Đến cuối thế kỉ XIX, ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đã trở thành thuộc địa của
A. thực dân Hà Lan.
B. thực dân Anh.
C. thực dân Pháp.
D. thực dân Tây Ban Nha.
Câu 34: Cách mạng dân chủ nhân dân được hoàn thành ở các nước Đông Âu đã đánh dấu
A. chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới.
B. chủ nghĩa xã hội thắng thế hoàn toàn ở châu Âu.
C. chủ nghĩa tư bản trở thành một hệ thống thế giới.
D. sự xác lập hoàn chỉnh của cục diện hai cực, hai phe.
Câu 35: Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì
A. kiên quyết huy động toàn dân đứng lên đấu tranh chống xâm lược.
B. dựa vào sự viện trợ của Nhật Bản để đấu tranh chống xâm lược.
C. nước Xiêm nghèo tài nguyên, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai.
D. tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.
Câu 36: Nội dung trọng tâm của đường lối cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978) phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là
A. tham gia mọi tổ chức khu vực và quốc tế.
B. lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
C. mở rộng quan hệ hợp tác, đối thoại, thỏa hiệp.
D. thiết lập quan hệ đồng minh với các nước lớn.
Câu 37: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á gắn liền với những quốc gia nào sau đây?
A. Việt Nam, Cu-ba, Trung Quốc, Lào,…
B. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Triều Tiên,…
C. Triều Tiên, Việt Nam, Cu-ba, Mông Cổ,…
D. Mông Cổ, Vê-nê-xu-ê-la, Cu-ba, Việt Nam,…
Câu 38: Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực
A. có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.
B. là điểm bắt đầu của “con đường tơ lụa trên biển”.
C. không có sự quản lí của các nhà nước phong kiến.
D. có đất đai rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt.
Câu 39: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô?
A. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
B. Chế độ xã hội chủ nghĩa không phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
C. Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học -công nghệ.
D. Phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện cải cách, cải tổ.
Câu 40: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu mốc hoàn thành của quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (tháng 1/1924).
B. Nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (tháng 3/1921).
C. Bản Hiệp ước Liên bang được thông qua (tháng 12/1922).
D. Tuyên ngôn thành lập Liên bang Xô viết được thông qua (tháng 12/1922).
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
C |
D |
D |
C |
B |
A |
C |
A |
A |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
D |
A |
A |
B |
D |
B |
A |
C |
D |
D |
Câu |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
Đáp án |
A |
D |
A |
D |
B |
A |
C |
A |
C |
A |
Câu |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
Đáp án |
A |
A |
C |
A |
D |
B |
B |
A |
B |
A |
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều có đáp án – Đề 2
Đang cập nhật …