Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 21 có đáp án: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11
Bài giảng Lịch sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
BÀI 21: MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CUỐI THẾ KỈ XIX
Câu 1: Căn cứ của nghĩa quân Bãi Sậy được xây dựng trên vùng địa hình như thế nào?
A. Vùng đầm, hồ, lau sậy um tùm.
B. Vùng núi cao hiểm trở.
C. Vùng sông nước.
D. Vùng trung du có nhiều rừng rậm.
Đáp án:
Căn cứ Bãi Sậy là vùng lau sậy rậm rạp, dựa vào vùng đầm, hồ, lau lách ở khu Bãi Sậy, nghĩa quân đào hào, đắp lũy, đặt nhiều hầm chông, cạm bẫy.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888 nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì?
A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp
B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu
C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu
D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp
Đáp án:
Từ năm 1885 đến năm 1888, nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê là tập trung thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân. Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đặc biệt ông đã chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?
A. Di chuyển lực lượng để các vùng tự do
B. Tổ chức phản công để phá vòng vây
C. Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp
D. Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước
Đáp án:
Trong bối cảnh so sánh tương quan lực lượng quá chênh lệch, để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã 2 lần chủ động xin giảng hòa với thực dân Pháp vào tháng 10-1894 và tháng 12-1897
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Phong trào Cần vương chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Hương Khê.
D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
Đáp án:
Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất, kéo dài lâu nhất trong phong trào Cần Vương. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần Vương
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. Khởi nghĩa Hương Khê
B. Khởi nghĩa Yên Thế
C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà
D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên
Đáp án:
Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa vũ trang kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX từ năm 1884 đến năm 1913.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh chống Pháp?
A. Hưởng ứng chiếu Cần vương
B. Chống lại chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống
C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình
D. Khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua
Đáp án:
Từ giữa thế kỉ XIX, tình trạng sa sút về nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đã buộc những người nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán. Trong đó, một bộ phận kéo lên Yên Thế, tổ chức khai hoang, lập ấp. Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, bước vào thời kì bình định quân sự, Yên Thế trở thành đối tượng bình định của thực dân Pháp. Để bảo vệ cuộc sống của mình, những người nông dân ở đây đã tự động đứng lên đấu tranh
=> Nông dân Yên Thế đứng lên chống Pháp vì muốn chống lại chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là
A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.
B. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào.
C. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
D. Nhà Thanh bắt tay với Pháp, đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Đáp án:
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là do thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến và có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào, đây cũng là hạn chế chung cho tất cả các phong trào đấu tranh thời kì này, yêu cầu đặt ta trong tình hình mới là cần có giai cấp tiên tiến lãnh đạo, sau này là giai cấp công nhân.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là
A. Thiếu đường lối đúng đắn và giai cấp lãnh đạo tiến bộ.
B. Nhân dân thiếu quyết tâm chống thực dân Pháp xâm lược.
C. Đi ngược lại với truyền thống đấu tranh vũ trang dân tộc.
D. Phải chủ chiến không liên kết được với quần chúng nhân dân.
Đáp án:
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là do thiếu đường lối đúng đắn và giai cấp lãnh đạo tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào. Đây cũng là hạn chế chung cho tất cả các phong trào đấu tranh thời kì này, yêu cầu đặt ta trong tình hình mới là cần có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo, sau này là giai cấp công nhân và con đường cách mạng vô sản.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Nội dung nào không phải là nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 – 1884)?
A. Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn.
B. Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.
C. Triều đình chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng.
D. Nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến.
Đáp án:
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884:
– Đáp án A, C: triều đình nặng về phòng thủ (xây dựng đại đòn Chí Hòa) và lần lượt kí các Hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp.
– Đáp án B: Nhân dân từ năm 1858 đến năm 1884 luôn kiên quyết đấu tranh chống Pháp, mặc dù từ Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình đã ra lệnh giải tán các toán nghĩa binh chống Pháp.
– Đáp án D: Nhân dân từ sau năm 1862 đến năm 1884 đã kết hợp chống triều đình và chống phong kiến đầu hàng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời không xuất phát từ lí do nào sau đây?
A. Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương
B. Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi
C. Phương thức tác chiến linh hoạt
D. Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp
Đáp án:
Sở dĩ phong trào nông dân Yên Thế có thể diễn ra trong hơn 30 năm, dài hơn hẳn các cuộc khởi nghĩa cùng thời là do:
– Cùng thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn có các cuộc đấu tranh chống Pháp khác như phong trào Cần Vương, hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…nên thực dân Pháp khó có điều kiện tập trung lực lượng để đàn áp
– Phong trào diễn ra trên một địa bàn có vị trí địa lý thuận lợi- vùng trung du, miền núi phía Bắc. Nơi đây có những cánh rừng rậm rạp có thể che chở cho nghĩa quân và cơ động di chuyển sang các vùng khác một cách dễ dàng
– Phương thức tác chiến linh hoạt, sử dụng lối đánh du kích, đặc biệt là biết khai thác thời gian hòa hoãn để củng cố phát triển lực lượng
– Ngoài ra còn có vai trò của giai cấp lãnh đạo – tiêu biểu là Đề Thám, sự đoàn kết giữa những người nông dân ở các vùng…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây được Nguyễn Ái Quốc đánh giá là “còn mang nặng cốt cách phong kiến”
A. Khởi nghĩa Hương Khê
B. Khởi nghĩa Yên Thế
C. Khởi nghĩa Ba Đình
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy
Đáp án:
Khi đánh giá về các phong trào đấu tranh của các bậc tiền bối, mặc dù rất khâm phục nhưng Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ ra những điểm hạn chế. Theo Người phong trào nông dân Yên Thế tuy có phần thực tế nhưng vẫn còn mang nặng cốt cách phong kiến
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Hạn chế của các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam là
A. Chỉ diễn ra trên địa bàn rừng núi hiểm trở.
B. Tinh thần chiến đấu của nghĩa quân chưa quyết liệt.
C. Nặng về phòng thủ, ít chủ động tiến công.
D. Chưa được quần chúng nhân dân ủng hộ.
Đáp án:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta tiêu biểu có phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
– Trong phong trào Cần Vương:
+ Khởi nghĩa Bãi Sậy: tổ chức chống lại các cuộc càn quét của Pháp, không chủ động tấn công. Dù chiến đâu quyết liệt nhưng sau đó cũng rơi vào bị động, cô lập.
+ Khởi nghĩa Ba Đình: chủ yếu xây dưng căn cứ Ba Đình và mở các cuộc tập kích toán lính trên đường hành quân và chặn đánh các đoàn xe tải của địch. Khi Pháp tiến hành bao vây căn cứ (1887) nghĩa quân dần tan rã.
+ Khởi nghĩa Hương Khê: xây dựng đại bản doanh ở 4 tỉnh Bắc Trung Kì, dù có điểm nổi bật là mở các cuộc tập kích nhưng đó cũng là khi Pháp mở các cuộc càn quét.
– Trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế: cũng là nhằm chống lại bước chân bình định của thực dân Pháp. Trước những cuộc tiến công càn quét mới của giặc nghĩa quân phải rút dần lên vùng Bắc Yên Thế và tiếp tục xây dựng, củng cố hệ thống phòng thủ.
=> Như vậy, hạn chế chung của các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX là nặng về phòng thủ, ít chỉ động tấn công.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do ai lãnh đạo?
A. Đinh Công Tráng
B. Nguyễn Thiện Thuật
C. Phan Đình Phùng
D. Đinh Gia Quế
Đáp án:
Trong những năm 1883-1885, phong trào kháng Pháp ở vùng Bãi Sậy do Đinh Gia Quế lãnh đạo. Từ năm 1885, vai trò lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy thuộc về Nguyễn Thiện Thuật
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?
A. Cao Điền và Tống Duy Tân
B. Tống Duy Tân và Cao Thắng
C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám
D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng
Đáp án:
Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng và Cao Thắng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai?
A. Đề Nắm
B. Đề Thám
C. Đề Sặt
D. Đề Nguyên
Đáp án:
Sau khi Đề Nắm bị sát hại, từ năm 1893 đến năm 1913, Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) đã lên thay thế và trở thành lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) được tổ chức như thế nào?
A. Tập trung thành những đội quân lớn.
B. Phiên chế thành những phân đội nhỏ.
C. Vừa tập trung vừa phân tán.
D. Tổ chức thành các quân thứ.
Đáp án:
Nghĩa quân Bãi Sậy không tổ chức thành những đội quân lớn mà phiên chế thành những phân đội nhỏ khoảng 20 đến 25 người, tự trang bị vũ khí và trà trộn vào dân để hoạt động.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?
A. Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp
B. Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập
C. Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất
D. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp
Đáp án:
Xuất phát từ nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương là:
+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, tự phát
+ Thiếu sự lãnh đạo và đường lối cách mạng đúng đắn
+ Phương tiện, vũ khí còn thô sơ, lạc hậu
+ Hạn chế của ý thức hệ phong kiến, Khẩu hiệu Cần Vương- Giúp vua cứu nước, khôi phục lại vương triều phong kiến, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ lợi ích trước mắt của giai cấp phong kiến, về thực chất không đáp ứng được một cách triệt để yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội và nguyện vọng của nhân dân là xóa bỏ giai cấp phong kiến, chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.
Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn. Điều này cho thấy xã hội Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo
=> Yêu cầu cấp thiết đối với cuộc đấu tranh của giải phóng dân tộc của nhân dân ta là cần có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX bùng nổ mạnh mẽ đã có tác động như thế nào đến thực dân Pháp?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam
B. Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp
C. Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau
D. Chứng tỏ xã hội Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối
Đáp án:
Các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX diễn ra trong bối cảnh thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang và bắt đầu tiến hành bình định quân sự. Do đó sự phát triển của các phong trào này đã làm gây cho Pháp nhiều thiệt hại nặng nề, làm chậm quá trình bình định của chúng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Yếu tố nào quy định khởi nghĩa nông dân Yên Thế là cuộc đấu tranh tự phát?
A. Mục tiêu đấu tranh
B. Kết quả
C. Quy mô
D. Lãnh đạo
Đáp án:
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế đấu tranh với mục tiêu là: đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thực, giữ đất, giữ làng.
=> Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh mang tính tự phát.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là
A. Mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia
B. Đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh
C. Hình thức, phương pháp đấu tranh
D. Đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào
Đáp án:
*Mục tiêu đấu tranh:
– Phong trào Cần Vương: đánh Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.
– Khởi nghĩa nông dân Yên Thế: đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thực, giữ đất, giữ làng.
=> Mục tiêu đấu tranh cũng quy định tính chất:
– Phong trào Cần Vương mang tính chất là phong trào theo khunh hướng phong kiến mang tính dân tộc sâu sắc.
– Khởi nghĩa nông dân Yên Thế mang tính tự vệ.
*Lực lượng tham gia:
– Phong trào Cần Vương: văn thân, sĩ phu, nông dân.
– Khởi nghĩa nông dân Yên Thế: chỉ có nông dân.
Đáp án cần chọn là: A