Giới thiệu về tài liệu:
– Số trang: 5 trang
– Số câu hỏi trắc nghiệm: 10 câu
– Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 14 có đáp án: Quốc gia cổ Phù Nam:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 10
BÀI 14: QUỐC GIA CỔ PHÙ NAM
Câu 1: Nguyên nhân quan trọng nào quy định văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo và Hinđu giáo?
A. Thời gian ra đời muộn.
B. Thời gian ra đời sớm.
C. Cư dân có trình độ cao.
D. Sự phát triển của ngoại thương.
Đáp án : Do thời gian ra đời muộn nên quốc gia cổ Phù Nam tiếp thu được nhiều thành tựu văn hóa từ các nền văn hóa lớn, đặc biệt quy định bởi vị trí địa lí đặc thù nên Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là Hinđugiáo và Phật giáo.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Sách “Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam” (tr. 20) viết:
“Sau một thời rực rỡ, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỉ thứ VI. Nước Cát Miệt, một thuộc quốc của Phù Nam, đến thế kỷ này đã nhanh chóng phát triển thành một vương quốc độc lập và hùng mạnh. Nhân sự suy yếu của Phù Nam, Chân Lạp đã tấn công và chiếm lấy một phần lãnh thổ (tương đương với vùng đất Nam Bộ ngày nay) của đế chế này vào đầu thế kỉ VII…?
Đoạn tư liệu trên thể hiện điều gì?
A. Đế quốc Phù Nam hoàn toàn sụp đổ ở thế kỉ VI.
B. Chân Lạp trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á.
C. Đế quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp tấn công.
D. Chân Lạp tấn công và xâm chiếm toàn bộ đế quốc Phù Nam.
Đáp án : Đoạn tư liệu trên thể hiện vào thế kỉ VI, đế quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp tấn công, xâm chiếm một phần lãnh thổ vào đầu thế kỉ VII.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia khác trên đất nước Việt Nam là
A. Kinh tế phồn thịnh, trở thành một vương quốc, giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á
B. Ngoại thương đường biển rất phát triển
C. Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á
D. Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình.
Đáp án : Phù Nam do có vị trí địa lí thuận lợi và sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp dư thừa nên có điều kiện để phát triển ngoại thương. Đây là đặc điểm về đời sống kinh tế của Phù Nam khác với Cham-pa và Văn Lang – Âu Lạc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Điểm giống trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc và Champa, Phù Nam là
A. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công
B. Bắt đầu xuất hiện phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
C. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài
D. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển
Đáp án : Những điểm giống nhau về tình hình kinh tế của các quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. Cham-pa và Phù Nam bao gồm:
– Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.
– Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Nhân tố quan trọng hàng đầu đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam là
A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.
B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.
C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.
Đáp án : Những nhân tố đưa đến sự phát triển của ngoại thương Phù Nam bao gồm:
– Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên: quốc gia cổ Phù Nam chỉ là hạ lưu và châu thổ đồng bằng sông Cửu Long ngày nay hay chính xác hơn là khu vực phía Tây sông Hậu ngày nay. Phía Đông, Nam giáp biển, phía Bắc giáp Chiêm Thành và phía Tây giáp Khơ Me. Đây là vị trí vô cùng thuận lợi, bởi nó nằm trên điểm trung chuyển đường biển thế giới qua Đông Nam Á, từ Trung Hoa qua Ấn Độ tới Địa Trung Hải và ngược lại. Hơn nữa, Phù Nam cổ có đường bờ biển khá rộng (cả phía Đông và Nam cùng giáp biển) và giáp với vịnh Thái Lan. Đây là vùng vịnh lớn, kín gió, lánh sâu vào đất liền, nhiều nơi tập kết, tạo địa hình vô cùng thuận lợi cho các tàu bè tránh bão, trú ẩn và neo đậu nghỉ chân khi qua vùng biển này. Đây là điều kiện vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển thương nghiệp của quốc gia này.
– Nông nghiệp vốn là ngành kinh tế phát triển rất sớm và có vai trò quan trọng đối với quốc gia cổ Phù Nam. Nông phẩm dư thừa sẽ dùng để trao đổi, chủ yếu là nông sản hoặc đặc sản vùng miền.
– Thủ công nghiệp phát triển: làm gốm, trang sức, …cung cấp nhiều mặt hàng cho ngoại thương.
– Kĩ thuật đóng tàu: được quan tâm phát triển, tăng dần về quy mô và chất lượng do yêu cầu của quá trình trao đổi, buôn bán.
=> Tuy nhiên, xét cho đến cùng điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí vẫn là nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của ngoại thương của quốc gia cổ Phù Nam.
Đáp án cần C
Câu 6: Văn hóa Óc Eo được hình thành trong khoảng thời gian nào?
A. 1500 – 2000 năm.
B. 2000 – 2200 năm.
C. 3500 – 4000 năm.
D. 3000 – 3500 năm.
Đáp án : Trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long (Nam Bộ) đã hình thành nền văn hóa cổ từ cuối thời đại đá mới chuyển sang thời đại đồ đồng và sắt cách ngày nay khoảng 1500 – 2000 năm. Các nhà khảo cổ học gọi là văn hóa Óc Eo.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Quốc gia cổ được hình thành trên cơ sở văn hóa Óc Eo là
A. Vương quốc Chân Lạp
B. Vương quốc Phù Nam
C. Vương quốc Óc Eo
D. Vương quốc Lan Xang
Đáp án : Trên cơ sơ văn hóa Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam được hình thành vào khoảng thế kỉ I và trở thành quốc gia rất phát triển ở vùng Đông Nam Á trong các thế kỉ III – V.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Hoạt động kinh tế phổ biến của cư dân Phù Nam là
A. Sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, khai thác hải sản
B. Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển
C. Thủ công nghiệp, buôn bán, ngoại thương đường biển.
D. Thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển
Đáp án : Về kinh tế: cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Các tầng lớp chính trong xã hội Phù Nam là
A. Quý tộc, địa chủ, nông dân
B. Quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô tì
C. Quý tộc, bình dân, nô lệ
D. Thủ lĩnh quân sự, quý tộc tăng lữ, bình dân, nô tì.
Đáp án : Xã hội Phù Nam có sự phân hóa giàu nghèo thành các tầng lớp: quý tộc, bình dân và nô lệ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là
A. ở nhà sàn.
B. thờ thần Mặt trời.
C. thời thần Sông.
D. thờ cúng tổ tiên.
Đáp án : Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn.
Đáp án cần chọn là: A
họn là: C
Xem thêm