Giới thiệu về tài liệu:
– Số trang: 5 trang
– Số câu hỏi trắc nghiệm: 10 câu
– Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 14 có đáp án: Quốc gia cổ Cham – pa:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 10
BÀI 14: QUỐC GIA CỔ CHAM – PA
Câu 1: Biểu hiện nào sau đây không thuộc đặc điểm về chính trị của Cham-pa?
A. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.
B. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn.
C. Giúp việc cho vua có Tể tướng và các đại thần.
D. Cả nước chia thành 15 bộ do Tể tướng đứng đầu.
Đáp án : Về chính trị Cham-pa bao gồm những nội dung sau:
– Theo thể chế quân chủ, vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.
– Giúp việc có tể tướng và các đại thần.
– Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn: châu -> huyện, làng.
Đáp án D: là bộ máy nhà nước của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ cư dân Cham – pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình?
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.
C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.
Đáp án : Quá trình hình thành và phát triển của chữ viết Cham-pa:
– Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng vào Cham-pa từ những thời kỳ đầu, dẫn tới các trước tác về luật pháp, chính trị xã hội đều có mặt ở Cham-pa, được các vua chúa Chăm áp dụng và ưa thích. Chữ bắc Phạn (Sanskrit) đã được người Chăm tiếp thu từ những thế kỷ đầu công nguyên, các chữ viết trên bia Võ Cạnh ở thế kỷ 3 với cách viết rất gần với kiểu viết của các bia ký vùng Amaravati ở Nam Ấn Độ.
– Tuy nhiên chữ viết của Cham-pa trong hơn 10 thế kỷ tồn tại của mình cũng liên tục thay đổi tương ứng với những thời kỳ ảnh hưởng từ các vùng khác nhau ở Ấn Độ.
+ Từ thế kỷ VI đến thế kỷ VIII, chữ Phạn ở Cham-pa có dạng tự vuông của vùng bắc Ấn,
+ Thế kỉ IX trở đi chữ Phạn ở Cham-pa lại có dạng tự tròn của vùng nam Ấn, có thể nhận định Chăm Pa là quốc gia đầu tiên có chữ viết sớm nhất Đông Nam Á. Xuất phát từ dạng tự của chữ Phạn, người Chăm đã bỏ các phụ ghi âm vốn không có trong tiếng Chăm và một số ký hiệu mới được bổ sung thành một dạng chữ Phạn-Champa, theo các nhà nghiên cứu tiếng Chăm có 65 ký hiệu và 24 chân ngữ bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo (Akhar Thrah) của Ấn Độ.
=> Dựa trên chữ Phạn ở người Ấn Độ, cư dân Cham-pa đã có sự cải biến và sáng tạo thành chữ viết riêng của mình.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt?
A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.
B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.
D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.
Đáp án : – Đáp án A:
+ Cư dân Văn Lang – Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.
+ Cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp.
– Đáp án B, C: là điểm giống nhau.
– Đáp án D: là đặc điểm của kinh tế Văn Lang – Âu Lạc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Điểm khác về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Cham-pa là
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo.
B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.
Đáp án : – Đáp án A: chỉ có ở văn hóa Cham-pa và Phù Nam.
– Đáp án B: chưa phải là đặc điểm văn hóa của hai quốc gia này.
– Đáp án C:
+ Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước.
+ Quốc gia Cham-pa do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.
– Đáp án D: là đặc điểm chữ viết Cham-pa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Thành tựu văn hóa nào của cư dân Cham-pa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?
A. Các bức chạm nổi, phù điêu
B. Các tháp Chăm
C. Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn.
D. Phố cổ Hội An
Đáp án : Từ năm 1999, Khi di tích Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 đi tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Quốc gia cổ Cham-pa được hình thành trên cơ sở văn hóa
A. Đông Sơn.
B. Sa Huỳnh
C. Óc Eo.
D. Phùng Nguyên.
Đáp án : Trên cơ sở của văn hóa Sa Huỳnh ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay đã hình thành quốc gia cổ Cham-pa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Huyện nào xa nhất trong 5 huyện thuộc quận Nhật Nam dưới thời kì Bắc thuộc?
A. Tượng Lâm
B. Lô Dung.
C. Chu Ngô.
D. Tây Quyền.
Đáp án : Thời Bắc thuộc, vùng đất ở phía Nam dãy Hoành Sơn bị nhà Hán xâm chiếm đặt thành quận Nhật Nam và chia làm 5 huyện để cai trị. Tượng Lâm là huyện xa nhất (thuộc vùng đất Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ Cham-pa là
A. nông nghiệp trồng lúa.
B. thủ công nghiệp.
C. săn bắt, hái lượm.
D. thương nghiệp.
Đáp án : Cũng như cư dân Việt cổ, hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Cham-pa là nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò. Họ đã biết sử dụng guồng nước trong sản xuất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Xã hội Cham-pa bao gồm các tầng lớp nào?
A. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.
B. quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc, nô lệ.
C. vua, quý tộc, nông dân lĩnh canh, nô lệ.
D. quý tộc, dân tự do, nông dân lĩnh canh, nô lệ.
Đáp án : Xã hội người Chăm bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc, nô lệ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Đặc điểm nổi bật nhất của quốc gia cổ Cham-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là
A. Vương quốc phát triển đến đỉnh cao
B. Lãnh thổ quốc gia được mở rộng, phía Bắc đến tận sông Gianh (Quảng Bình), phía Nam đến sông Dinh (Bình Thuận)
C. Việc buôn bán với nước ngoài trở nên nhộn nhịp, sầm uất
D. Bước vào giai đoạn suy thoái, rồi dần dần hòa nhập vào lãnh thổ Đại Việt.
Đáp án : Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, Cham-pa phát triển đến đỉnh cao. Sau đó, quốc gia này suy thoái và hội nhập, trở thành một bộ phận lãnh thổ, cư dân và văn hóa Việt Nam. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của quốc gia cổ Cham-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
Đáp án cần chọn là: A
Xem thêm