Giải SBT Lịch sử lớp 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
Câu 1 trang 45 SBT Lịch sử 10: Năm dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam xếp lần lượt từ cao xuống thấp là
A. Kinh, Tày, Thái, Khơ-me, H’mông.
B. Kinh, Tày, Thái, Mường, H’mông.
C, Kinh, Tày, Thái, Mường, Nùng.
D. Kinh, Tày, Nùng, Mường, H’mông.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 2 trang 45 SBT Lịch sử 10: Năm dân tộc có số dân ít nhất ở Việt Nam xếp lần lượt từ thấp lên cao là
A. Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La.
B. Ở Đu, Brầu, Rơ Măm, Ngài, Si La.
C. Ơ Đu, Brầu, Rơ Măm, Pu Péo, Cổng.
D. Ơ Đu, Brâu, Ngái, Pu Péo, Si La.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 3 trang 45 SBT Lịch sử 10: Ngữ hệ là gì?
A. Là ngôn ngữ chính của một nhóm các dân tộc.
B. Là một nhóm các dân tộc nói chung một ngôn ngữ.
C. Là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau.
D. Là ngôn ngữ riêng của một dân tộc.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 4 trang 45 SBT Lịch sử 10: Nhóm ngữ hệ Nam Á gồm những nhóm ngôn ngữ nào sau đây?
A. Tày – Thái và Môn – Khơ-me.
B. Việt – Mường và Mã Lai – Đa Đảo.
C. Việt – Mường và Môn – Khơ-me.
D. Việt – Mường và Tây – Thái.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 5 trang 45 SBT Lịch sử 10: Nhóm ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo thuộc ngữ hệ nào sau đây?
A. Nam Á.
B. Mông – Dao.
C. Nam Đảo.
D. Hán – Tạng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 6 trang 45 SBT Lịch sử 10: Cồng chiêng là loại nhạc khí của các dân tộc thuộc khu vực nào sau đây ở Việt Nam?
A. Tây Nguyên.
B. Tây Bắc.
C. Đông Bắc.
D. Nam Trung Bộ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 7 trang 46 SBT Lịch sử 10: Hãy ghép tên các dân tộc sâu vào các ngữ hệ chính ở Việt Nam sao cho phù hợp: A. Kinh, B. Hoa; C. Si La; D. H’mông, E. Mường, G. Nùng; H. Ê-đê; I. Ba Na; K. Cờ Lao; L. Chăm; M. Dao…
Trả lời:
– Ngữ hệ Nam Á: Kinh, Mường, Ba Na
– Ngữ hệ Mông – Dao: H’mông; Dao
– Ngữ hệ Thái – Kađai: Nùng; Cờ Lao
– Ngữ hệ Nam Đảo: Ê-đê; Chăm
– Ngữ hệ Hán – Tạng: Hoa; Si La
Câu 8 trang 46 SBT Lịch sử 10: Hãy ghép các nội dung ở cột A với các dân tộc ở cột B sao cho phù hợp với những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Trả lời:
Ghép nối:
1 – D |
2 – A |
3 – H |
4 – B |
5 – C |
6 – E |
7 – G |
|
Câu 9 trang 47 SBT Lịch sử 10: Hãy lập bảng và điền thông tin theo mẫu dưới đây để thể hiện đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Lĩnh vực |
Biểu hiện |
Đời sống vật chất |
|
Đời sống tinh thần |
|
Trả lời:
Lĩnh vực |
Biểu hiện |
Đời sống vật chất |
– Ăn: cơm tẻ, nước chè, canh, rau,… – Mặc: trang phục truyền thống mang nét đặc trưng của mỗi dân tộc. – Ở: nhà trệt, nhà sàn,… – Phương tiện đi lại: ngựa, xe ngựa, xe kéo tay, thuyền, bè, mảng…. |
Đời sống tinh thần |
– Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,… – Tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo,… – Phong tục: ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,… của người Kinh; chế độ mẫu hệ của người Ê-đê, Ba Na,… – Lễ hội: Tết Nguyên đán, Rằm tháng Giêng, tết Thanh minh, tết Đoan Ngọ,… của người Kinh,.. – Nghệ thuật múa rối nước, chèo, tuồng, ca trù, hát Xoan,… |
Câu 10 trang 47 SBT Lịch sử 10: Hãy tìm hiểu và giới thiệu về một dân tộc ở Việt Nam theo các gợi ý: số dân, ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ, địa bàn cư trú, nét truyền thống….
Trả lời:
(*) Giới thiệu: Dân tộc Thái:
– Số dân: 1 820 950 người (số liệu năm 2019).
– Ngữ hệ: Thái – Kađai.
– Nhóm ngôn ngữ: Tày – Thái.
– Địa bàn cư trú: các tỉnh Tây Bắc Việt Nam như: Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu,…
– Nét truyền thống: về cư trú, trang phục, ẩm thực, lễ hội,…
Bài giảng Lịch sử 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam – Cánh diều
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 13: Văn minh Chăm – pa. Văn minh Phù Nam
Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt
Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam