Bộ 4 Đề thi Hóa học 10 Giữa học kì 1 có đáp án – Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
Câu 1. Tổng số electron ở các phân lớp 3p và 3d của ion 26Fe3+ là
A. 10. B. 11.
C. 12. D. 13.
Câu 2. Cấu hình electron của nguyên tử Crom (z = 24) là
A.1s22s22p63s23p64s23d4.
B. 1s22s22p63s23p63d44s2.
C.1s22s22p63s23p63d54s1.
D. 1s22s22p63s23p64s13d5.
Câu 3. Cho nguyên tố hóa học có kí hiệu . Trong nguyên tử X có
A. 13 hạt proton, 14 hạt nơtron.
B. 13 hạt nơtron, 14 hạt proton.
C. 13 hạt proton, 27 hạt nơtron.
D. 13 hạt nơtron, 27 hạt proton.
Câu 4. Trong tự nhiên Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của Clo là 35,5. Phần trăm về khối lượng của 35Cl trong HClO là (cho nguyên tử khối của H và O lần lượt là 1 và 16)
A. 50,00%. B. 48,67%.
C. 51,23%. D. 55,20%.
Câu 5. Biết nguyên tử cacbon gồm: 6 proton, 6 nơtron và 6 electron, khối lượng 1 mol nguyên tử cacbon là
A. 12 u. B. 12 g.
C. 18 u. D. 18 g.
Câu 6. Nguyên tử có số khối là bao nhiêu?
A. 9. B. 10.
C. 19. D. 28.
Câu 7. Hạt nhân nguyên tử X có 8 proton và 9 nơtron. Kí hiệu nguyên tử của X là
A. B.
C. D.
Câu 8. Một nguyên tử có 9 electron ở lớp vỏ, hạt nhân của nó có 10 nơtron. Số hiệu nguyên tử đó là
A. 9. B. 18.
C. 19. D. 28.
Câu 9. Nhận định nào không đúng ? Hai nguyên tử và
A. là đồng vị của nhau.
B. có cùng số electron.
C. có cùng số nơtron.
D. có cùng số hiệu nguyên tử.
Câu 10. Kí hiệu nào trong số các kí hiệu của các phân lớp sau là sai?
A. 2s, 4f. B. 1p, 2d.
C. 2p, 3d. D. 1s, 2p.
Câu 11. Số electron tối đa trong các lớp L, M lần lượt là
A. 8 và 18. B. 8 và 10.
C. 18 và 10. D. 18 và 8.
Câu 12. Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp thứ 4 trong vỏ nguyên tử là
A. 16. B. 18.
C. 32. D. 50.
Câu 13. Nhận định nào đúng?
A. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại.
B. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng đều là phi kim.
C. Nguyên tử có1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
D. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 7 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại.
Câu 14. Cho các nguyên tử Na, Al, H, K, số proton của chúng lần lượt là 11;13; 1; 19 và số nơtron của chúng lần lượt là 12; 14; 1; 20. Kí hiệu nào không đúng ?
A. B.
C. D.
Câu 15. Cấu hình electron nào sau đây viết không đúng?
A. 1s22s2.
B. 1s22s22p5.
C. 1s22s22p6.
D. 1s22s22p7.
Câu 16. Cho biết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
X là 1s1;
Y là 1s2 2s2 2p6 3s1;
Z là 1s2 2s2 2p6 3s2;
T là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3;
Q là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5;
R là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
Các nguyên tố kim loại là
A. X,Y,Z. B. X,Y,T.
C. Z,T,Q. D. T,Q,R.
Câu 17. Nguyên tử X có 3 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có chứa 5 electron. X có điện tích hạt nhân là
A. 14+. B. 15+.
C. 15. D. 18.
Câu 18. Tổng số p, e, n trong nguyên tử của nguyên tố A là 28, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Nguyên tố A là
A. O (Z = 8) . B. F (Z = 9).
C. Ar (Z =18). D. K (Z = 19).
Câu 19. Trong tự nhiên cacbon có 2 đồng vị bền là và . Nguyên tử khối trung bình của cacbon là 12,011. Phần trăm của 2 đồng vị trên lần lượt là
A. 98,9% và 1,1%.
B. 49,5% và 51,5%.
C. 99,8% và 0,2%.
D. 75% và 25%.
Câu 20. Những nhận định nào không đúng?
1. Trong nguyên tử, số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
2. Tổng số proton và số electron trong nguyên tử bằng số khối.
3. Số khối là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
4. Trong một nguyên tử, số proton luôn bằng số electron và bằng điện tích hạt nhân.
A. 1,2,3.
B. 1,2,4.
C. 1,3,4.
D. 2,3,4.
Câu 21: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất:
A. không mang điện.
B. mang điện tích âm.
C. mang điện tích dương.
D. có thể mang điện hoặc không mang điện.
Câu 22: Vỏ nguyên tử là một thành phần của nguyên tử:
A. không mang điện.
B. mang điện tích âm.
C. mang điện tích dương.
D. có thể mang điện hoặc không.
Câu23. Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất?
A. Lớp K. B. Lớp L.
C. Lớp M. D. Lớp N.
Câu 24. Cấu hình e lớp ngoài cùng của ion X2+ là 3s23p63d6. Cấu hình e của X là
A. 1s22s22p63s23p63d8
B. 1s22s22p63s23p63d4
C. 1s22s22p63s23p63d64s2
D. 1s22s22p63s23p63d44s1
Câu 25. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 34. Biết số nơtron nhiều hơn số proton là 1. Số khối của nguyên tử X là
A. 11. B. 23.
C. 35. D. 46.
Câu 26: Câu nào sau đây sai?
A. Các đồng vị phải có số khối khác nhau.
B. Các đồng vị phải có số nơtron khác nhau.
C. Các đồng vị phải có cùng điện tích hạt nhân.
D. Các đồng vị phải có số electron khác nhau.
Câu 27. Dãy nào dưới đây gồm các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học?
A. B.
C. D.
Câu 28. Hạt nhân của nguyên tử có số nơtron là
A. 65. B. 29.
C. 36. D. 94.
Câu 29: Một nguyên tử Y có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Y là nguyên tố hoá học nào trong số các nguyên tố sau?
A. Lưu huỳnh (Z = 16).
B. Clo (Z = 17).
C. Flo (Z = 9).
D. Kali (Z = 12).
Câu 30. Electron cuối cùng phân bố trong nguyên tử X là 3d8. Số electron lớp ngoài cùng của X là
A. 8. B. 6.
C. 4. D. 2.
Hướng dẫn giải:
Câu 1. B
Cấu hình electron nguyên tử Fe là: 1s22s22p63s23p63d64s2
→ Cấu hình electron của ion Fe3+ là: 1s22s22p63s23p63d5
Tổng số electron ở các phân lớp 3p và 3d của ion 26Fe3+ là 6 + 5 = 11.
Câu 2. C
Câu 3. A
Số proton = z = 13.
Số nơtron = A – z = 27 – 13 = 14.
Câu 4. A
Gọi % số nguyên tử của hai đồng vị 35Cl và 37Cl lần lượt là x và y mol.
Theo bài ra ta có:
Giả sử có 1 mol HClO → Số mol Cl trong HClO là 1; số mol 35Cl là 0,75 mol
Phần trăm về khối lượng của 35Cl trong HClO là
Câu 5. B
Khối lượng của 1 nguyên tử C là: 6u + 6u + 0,00055u = 12u.
Khối lượng 1 mol nguyên tử C là: 12.1,6605.10-27.1000. 6,02.1023 =12g.
Câu 6. C
Chỉ số phía trên bên trái kí hiệu nguyên tử là số khối.
Câu 7. B
Số hiệu nguyên tử X = số p = 8.
Số khối của nguyên tử X là A = z + n = 8 + 9 = 17.
Vậy kí hiệu nguyên tử là :
Câu 8. A
Số hiệu nguyên tử = số p = số e = 9.
Câu 9. C
Số nơtron của là 63 – 29 = 34.
Số nơtron của là 65 – 29 = 36.
Câu 10. B
Không có phân lớp 1p và 2d.
Câu 11. A
Lớp L là lớp thứ 2, có số e tối đa là 2.22 = 8.
Lớp M là lớp thứ 3, có số e tối đa là 2.32 = 18.
Câu 12. C
Số electron trên lớp thứ 4 là 2.42 = 32.
Câu 13. C
Câu 14. C
Kí hiệu đúng là
Câu 15. D
Số electron tối đa trên phân lớp p là 6.
Câu 16. A
Nguyên tử có 1,2,3 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
Ta có: X, Y có 1 e lớp ngoài cùng, Z có 2 e lớp ngoài cùng, T có 5 e lớp ngoài cùng, Q có 7 e lớp ngoài cùng và R có 8 e lớp ngoài cùng.
Vậy X, Y, Z là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
Câu 17. B
Cấu hình electron của X là [Ne]3s23p3 → điện tích hạt nhân X là 15+.
Câu 18. B
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
Số hiệu nguyên tử của A là 9, vậy A là Flo.
Câu 19. A
Gọi % của đồng vị là x, thì % của đồng vị là 100 – x
Ta có
.
Câu 20. D
2 sai vì số khối bằng tổng của số p và số e.
3 sai vì số khối là khối lượng tương đối của nguyên tử.
4 sai vì trong một nguyên tử, số proton luôn bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
Câu 21. A
Câu 22. B
Câu 23. A
Lớp K là lớp thứ 1, gần hạt nhân nhất nên liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất.
Câu 24. C
Câu 25. B
Gọi số hạt proton, nơtron, electron trong X lần lượt là p, n và e.
Theo bài ra ta có hệ phương trình :
Vậy số khối của nguyên tử X là 11 + 12 = 23.
Câu 26. D
Câu 27. C
có cùng số proton nên cùng là đồng vị của một nguyên tố hóa học.
Câu 28. C
Số n = A – z = 65 – 29 = 36.
Câu 29. B
Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s23p5
→ Số hiệu nguyên tử Y = số electron = 17. Vậy Y là Cl.
Câu 30. D
Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p63d84s2. Vậy X có 2 electron lớp ngoài cùng.
…………………………………………………..
Bộ 4 Đề thi Hóa học 10 Giữa học kì 1 có đáp án – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
Câu 1: Số electron tối đa của các phân lớp s, p, d, f lần lượt là?
A. 1; 3; 5; 7.
B. 1; 2; 3; 4.
C. 2; 6; 10; 14.
D. 2; 4; 6; 8.
Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. electron, nơtron, proton.
B. electron, proton.
C. nơtron, electron.
D. proton, nơtron.
Câu 3: Nguyên tử O (Z = 8) nhận thêm 2e thì cấu hình e tương ứng của nó là
A. 1s22s22p63s1.
B. 1s22s22p6.
C. 1s22s22p63s23p6.
D. 1s22s22p4.
Câu 4: Cho cấu hình electron của Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1. Hỏi Al thuộc loại nguyên tố gì?
A. Nguyên tố d. B. Nguyên tố s.
C. Nguyên tố f. D. Nguyên tố p.
Câu 5: Trong tự nhiên Kali có ba đồng vị: (x1 = 93,258%); (x2 %); (x3 %). Biết nguyên tử khối trung bình của kali là 39,13. Giá trị của x2 và x3 lần lượt là
A. 0,484% và 6,258%.
B. 0,012% và 6,73% .
C. 0,484% và 6,73%.
D. 0,012% và 6,258%.
Câu 6: Ở trạng thái cơ bản S (Z = 16) có bao nhiêu electron ở phân lớp ngoài cùng?
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 7: Trong tự nhiên, Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl, trong đó đồng vị chiếm 35Cl 75% về số đồng vị. Phần trăm khối lượng của 35Cl trong KClO4 là (cho nguyên tử khối: K=39, O=16)
A. 21,43%. B. 7,55%.
C. 18,95%. D. 64,29%.
Câu 8: Số e tối đa trong phân lớp p là
A. 2. B. 10.
C. 6. D. 14.
Câu 9: Nguyên tử Na (Z = 11) bị mất đi 1e thì cấu hình e tương ứng của nó là
A. 1s22s22p63s23p64s1.
B. 1s22s22p63s1.
C. 1s22s22p6.
D. 1s22s22p63s3.
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có số hạt nơtron nhỏ nhất ?
A. B.
C. D.
Câu 11: Ở trạng thái cơ bản,cấu hình electron nguyên tử nitơ (Z = 7) có bao nhiêu phân lớp?
A. 3. B. 5.
C. 1. D. 2.
Câu 12: Cho Mg có hai đồng vị . Cho Clo có hai đồng vị . Hỏi có tối đa bao nhiêu công thức dạng MgCl2?
A. 6. B. 4.
C. 8. D. 12.
Câu 13: Đồng có hai đồng vị và chúng khác nhau về
A. Cấu hình electron.
B. Số electron.
C. Số proton.
D. Số khối.
Câu 14: Nguyên tử Ca (Z = 20) có số e ở lớp ngoài cùng là
A. 6. B. 2.
C. 10. D. 8.
Câu 15: Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 115. Ngoài ra số khối của X là 80. Số lớp electron và số electron lớp ngoài của X cùng lần lượt là
A. 3 & 7. B. 4 & 7.
C. 4 & 1. D. 3 & 5.
Câu 16: Chọn câu phát biểu sai?
A. Trong 1 nguyên tử số proton = số electron = số đơn vị điện tích hạt nhân.
B. Số khối bằng tổng số hạt proton và số nơtron.
C. Số proton bằng số electron.
D. Tổng số proton và số electron được gọi là số khối.
Câu 17: Cho nguyên tử nguyên tố X có 12 proton và 12 nơtron. Kí hiệu nguyên tử đúng của X là?
A. B.
C. D.
Câu 18: Các hạt cấu tạo nên nguyên tử của hầu hết các nguyên tố là
A. proton, nơtron.
B. electron, proton.
C. nơtron, electron.
D. electron, nơtron, proton.
Câu 19: Cho cấu hình electron của Fe (Z = 26): 1s22s22p63s23p63d64s2 . Hỏi Fe thuộc loại nguyên tố gì?
A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố d.
C. Nguyên tố f. D. Nguyên tố p.
Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 5e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là
A. 19. B. 16.
C. 14. D. 15.
Câu 21: Một nguyên tố X có 2 đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân của X có 35 proton. Đồng vị thứ nhất có 44 nơtron. Đồng vị thứ hai có nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là
A. 78,90. B. 79,20.
C. 79,92. D. 80,5.
Câu 22: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị là
A. 27%. B. 50%.
C. 73%. D. 54%.
Câu 23: Có các nguyên tố hóa học: Cr (Z = 24), Fe (Z = 26), P (Z = 15), Al (Z = 13). Nguyên tố mà nguyên tử của nó có số electron lớp ngoài cùng lớn nhất ở trạng thái cơ bản là
A. Al. B. Fe.
C. Cr. D. P.
Câu 24: Cấu hình electron nào sau đây là của kim loại
A. 1s22s22p63s23p5 .
B. 1s22s22p63s23p4 .
C. 1s22s22p63s23p6.
D. 1s22s22p63s2.
Câu 25: Có 3 nguyên tử: Những nguyên tử nào là đồng vị của một nguyên tố?
A. X & Y. B. Y & Z.
C. X & Z. D. X,Y & Z.
Câu 26. Trong nguyên tử, hạt không mang điện là
A. nơtron và proton B. proton
C. electron D. nơtron
Câu 27. Ion có 18 electron và 16 proton mang điện tích là
A. 16+. B. 2−.
C. 18−. D. 2+.
Câu 28. Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hoá học vì nó cho biết
A. số khối A
B. số hiệu nguyên tử Z
C. nguyên tử khối của nguyên tử
D. số khối A và số hiệu nguyên tử Z
Câu 29. Một nguyên tố hoá học có thể có nhiều nguyên tử có khối lượng khác nhau vì lí do nào dưới đây?
A. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số proton.
B. Hạt nhân có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
C. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số electron.
D. Hạt nhân có cùng số proton và số electron.
Câu 30. Trên vỏ nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân……………. Hãy chọn cụm từ thích hợp đối với chỗ trống ở trên.
A. với vận tốc rất lớn trên những quỹ đạo xác định
B. với vận tốc rất lớn không theo quỹ đạo xác định
C. một cách tự do
D. với vận tốc rất lớn có quỹ đạo hình elip hay hình tròn
Hướng dẫn giải:
Câu 1. C
Câu 2. D
Câu 3. B
Cấu hình electron của Oxi: 1s22s22p4.
Sau khi O nhận thêm 2e được ion có cấu hình electron là: 1s22s22p6.
Câu 4. D
Theo trật tự phân mức năng lượng, electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.
Câu 5. A
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
Câu 6. D
Cấu hình electron của S là: [Ne]3s23p4 → Số electron ở phân lớp ngoài cùng là 4.
Câu 7. C
Nguyên tử khối trung bình của Cl là :
Giả sử có 1 mol KClO4 → Số mol Cl = 1; số mol 35Cl là 0,75.
Phần trăm khối lượng của 35Cl trong KClO4 là
Câu 8. C
Câu 9. C
Cấu hình electron của Na là [Ne]3s1. → Cấu hình electron của Na khi mất 1 electron là : 1s22s22p6.
Câu 10. A
Số nơtron của F là 19 – 9 = 10.
Số nơtron của Ca, K và Sc đều là 20.
Câu 11. A
Cấu hình electron của N là: 1s22s22p3. Vậy cấu hình electron nguyên tử N gồm 3 phân lớp.
Câu 12. A
Các công thức có thể có là: 24Mg35Cl2; 24Mg37Cl2; 24Mg35Cl37Cl; 25Mg35Cl2; 25Mg37Cl2; 25Mg35Cl37Cl;
Câu 13. D
Câu 14. B
Cấu hình electron nguyên tử Ca là: [Ar]4s2. Vậy số e lớp ngoài cùng là 2.
Câu 15. B
Gọi số proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
Cấu hình electron nguyên tử X là: [Ar]3d104s24p5. Vậy X có 4 lớp electron và 7electron lớp ngoài cùng.
Câu 16. D
Số khối bằng tổng số hạt proton và số nơtron.
Câu 17. B
Số khối A = 12 + 12 = 24.
Số hiệu nguyên tử Z = số proton = 12.
Kí hiệu nguyên tử là
Câu 18. D
Câu 19. B
Theo trật tự phân mức năng lượng, electron cuối cùng điến vào phân lớp d.
Câu 20. D
Cấu hình electron của R là [Ne]3s23p3.
Vậy số hiệu nguyên tử của R = số electron của R = 15.
Câu 21. C
Số khối của đồng vị thứ nhất là: 79
Số khối của đồng vị thứ hai là: 79 + 2 = 81.
Một cách gần đúng, coi số khối xấp xỉ nguyên tử khối.
Nguyên tử khối trung bình của X là:
Câu 22. A
Gọi x và y lần lượt là % số nguyên tử của hai đồng vị và .
Ta có:
Câu 23.
Ta có cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố là:
Cr: [Ar]3d54s1 → 1e lớp ngoài cùng.
Fe: [Ar]3d64s2 → 2e lớp ngoài cùng.
P: [Ne]3s23p3→ 5e lớp ngoài cùng.
Al: [Ne]3s23p1→ 3e lớp ngoài cùng.
Nguyên tố có số electron lớp ngoài cùng lớn nhất ở trạng thái cơ bản là P.
Câu 24. D
Nguyên tử có 1,2, 3 electron lớp ngoài cùng là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
Ta có cấu hình e: 1s22s22p63s2 → 2 e lớp ngoài cùng.
Câu 25. C
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
X và Z cùng số proton.
Câu 26. D
Câu 27. B
Ion có số electron > số proton → mang điện tích âm.
Số đơn vị điện tích âm là 18 – 16 = 2.
Vậy ion mang điện tích 2–.
Câu 28. D
Câu 29. B
Sự khác nhau về số nơtron tạo ra các đồng vị của cùng một nguyên tố.
Câu 30. B.
Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân với vận tốc lớn và không theo quỹ đạo xác định.
………………………………………………………………………………….
Bộ 4 Đề thi Hóa học 10 Giữa học kì 1 có đáp án – Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
Bài giảng: Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 1 – Trắc nghiệm) – Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)
Câu 1: Trong tự nhiên H có 3 đồng vị: 1H, 2H, 3H. Oxi có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O. Hỏi có bao nhiêu loại phân tử H2O được tạo thành từ các loại đồng vị trên?
A. 3. B. 16.
C. 18. D. 9.
Câu 2: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên
A. electron, proton và nơtron.
B. electron va nơtron.
C. proton và nơtron.
D. electron và proton.
Câu 3: Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng
A. Số proton và điện tích hạt nhân.
B. Số proton và số electron.
C. Số khối A và số nơtron.
D. Số khối A và điện tích hạt nhân.
Câu 4: Nguyên tử có số e là 13 thì cấu hình lớp ngoài cùng là
A. 3p14s2. B. 2s22p1.
C. 3s23p2. D. 3s23p1.
Câu 5: Trong nguyên tử X các e được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 8e. Điện tích hạt nhân của nguyên tử X là
A. 16+. B. 10+.
C. 18+. D. 8+.
Câu 6: Ở phân lớp 3d số electron tối đa là
A. 14. B. 10.
C. 6. D. 18.
Câu 7: Có bao nhiêu electron trong ion ?
A. 21. B. 27.
C. 24. D. 49.
Câu 8: Nguyên tử M có cấu hình ở phân mức năng lượng cao nhất là 3d7. Tổng số e trong nguyên tử M là
A. 28. B. 27.
C. 26. D. 29.
Câu 9: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử:
A. Có cùng số khối A.
B. Có cùng số proton.
C. Có cùng số nơtron.
D. Có cùng số proton và số nơtron.
Câu 10: Cho số hiệu nguyên tử của cacbon, nitơ, oxi và flo lần lượt là 6, 7, 8, 9 và số khối của chúng lần lượt là 12, 14, 16, 19. Xét kí hiệu nào sau đây viết sai?
A. B.
C. D.
Câu 11: Kí hiệu nào trong số các kí hiệu của các phân lớp sau là sai?
A. 1p, 2d. B. 1s, 2p.
C. 2p, 3d. D. 2s, 4f.
Câu 12: A có điện tích hạt nhân là 25. Vậy A là?
A. Nguyên tố d. B. Nguyêt tố f.
C. Nguyên tố p. D. Nguyên tố s.
Câu 13: Cho nguyên tử: , cấu hình electron của X là
A. 1s22s22p63s23p64s13d2
B. 1s22s22p63s23p63d3
C. 1s22s22p63s23p64s23d1
D. 1s22s22p63s23p63d14s2
Câu 14: Cho 2 kí hiệu nguyên tử: và chọn câu trả lời đúng
A. A và B có cùng điện tích hạt nhân.
B. A và B cùng có 23 electron.
C. A và B là đồng vị của nhau.
D. Hạt nhân của A và B đều có 23 hạt.
Câu 15: Chọn đáp án đúng?
A. Khối lượng riêng của hạt nhân lớn hơn khối lượng riêng của nguyên tử.
B. Bán kính nguyên tử bằng tổng bán kính e, p, n.
C. Trong nguyên tử các hạt p, n, e xếp khít nhau thành một khối bền chặt.
D. Bán kính nguyên tử bằng bán kính hạt nhân.
Câu 16: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. Số đơn vị điện tích hạt nhân của A và B là
A. 13 và 17. B. 13 và 21.
C. 15 và 19. D. 15 và 23.
Câu 17: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 0,53125 số hạt mang điện. Điện tích hạt nhân của X là
A. 18+. B. 17+.
C. 15+. D. 16+.
Câu 18: Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt proton ít hơn số hạt nơtron là 1 hạt. Kí hiệu của A là
A. B.
C. D.
Câu 19: Các đồng vị được phân biệt bởi yếu tố nào sau đây?
A. Số electron hoá trị.
B. Số nơtron.
C. Số proton.
D. Số lớp electron.
Câu 20: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 29. Cấu hình e của X là
A. 1s22s22p63s23p64s23d9.
B. 1s22s22p63s23p63d104s1.
C. 1s22s22p63s23p63d94s2.
D. 1s22s22p63s23p64s13d10.
Câu 21: Dựa vào thứ tự mức năng lượng, xét xem sự xắp xếp các phân lớp nào sau đây sai?
A. 3d < 4s. B. 3p < 3d.
C. 1s < 2s. D. 4s > 3s.
Câu 22: Tổng số hạt cơ bản trong một nguyên tử là
A. 28. B. 24.
C. 76. D. 52.
Câu 23: Nitơ trong thiên nhiên là hỗn hợp gồm hai đồng vị có % về số nguyên tử tương ứng là (99,63%) và (0,37%). Nguyên tử khối trung bình của nitơ là
A. 14,7. B. 14,0.
C. 14,4. D. 13,7.
Câu 24: Điều khẳng định nào là sai?
A. Số đơn vị điện tích hạt nhân luôn bằng số proton.
B. Số proton luôn lớn hơn số nơtron.
C. Số proton luôn bằng số electron.
D. Số nơtron luôn lớn hơn hoặc bằng số proton.
Câu 25: Tổng số hạt n, p, e trong một nguyên tử X là 52, trong đó số hạt mang điện bằng 1,889 lần số hạt không mang điện. Kết luận nào không đúng?
A. X có 5 e ở lớp ngoài cùng.
B. X là phi kim.
C. X có số khối A là 35.
D. X có điện tích hạt nhân X là 17.
Câu 26. Trong nguyên tử, hạt không mang điện là
A. nơtron và proton. B. proton.
C. electron. D. nơtron.
Câu 27. Một nguyên tố hoá học có thể có nhiều nguyên tử có khối lượng khác nhau vì lí do nào dưới đây?
A. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số proton.
B. Hạt nhân có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
C. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số electron.
D. Hạt nhân có cùng số proton và số electron.
Câu 28. Cho hai nguyên tố M và N có số hiệu nguyên tử lần l¬ượt là 11 và 13. Cấu hình electron của M và N lần l¬ượt là
A. 1s22s22p7 và 1s22s22p63s2.
B. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s23p1.
C. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s2.
D. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s3.
Câu 29. Ở nhiệt độ 20oC, khối lượng riêng của kim loại X bằng 10,48 g/cm3 và bán kính nguyên tử X là 1,446.10-8 cm. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử X có dạng hình cầu và có độ rỗng là 26%. Biết số Avogađro NA = 6,022.1023. Kim loại X là
A. Fe. B. Cu.
C. Ag. D. Cr.
Câu 30. Đặc điểm của electron là
A. mang điện tích dương.
B. mang điện tích âm.
C. không mang điện.
D. trung hòa về điện.
Hướng dẫn giải:
Câu 1. C
– Với 16O có thể tạo nên các phân tử nước với 3 đồng vị của H là:
1H16O1H; 2H16O2H; 3H16O3H; 1H16O2H ; 1H16O3H; 2H16O3H.
– Với 17O có thể tạo nên các phân tử nước với 3 đồng vị của H là:
1H17O1H; 2H17O2H; 3H17O3H; 1H17O2H ; 1H17O3H; 2H17O3H.
– Với 18O có thể tạo nên các phân tử nước với 3 đồng vị của H là:
1H18O1H; 2H18O2H; 3H18O3H; 1/H18O2H ; 1H18O3H; 2H18O3H.
Câu 2. C
Câu 3. D
Câu 4. D
Cấu hình electron của nguyên tử đó là: [Ne]3s23p1.
→ Cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 3s23p1.
Câu 5. C
Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p6
Số hiệu nguyên tử X = số electron = 18.
Điện tích hạt nhân X là 18+.
Câu 6. B
Câu 7. A
Crom có p = e = 24 hạt, Cr3+ có e = 21 (do Cr3+ đã nhường 3 e).
Câu 8. B
Cấu hình electron của M là: 1s22s22p63s23p63d74s2
→ Tổng số electron của nguyên tử M là 27.
Câu 9. B
Câu 10. D
Kí hiệu đúng là .
Câu 11. A
Không có phân lớp 2d.
Câu 12. A
Trật tự phân mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s23d5
Electron cuối cùng được điền vào phân lớp d theo trật tự phân mức năng lượng. Vậy A là nguyên tố d.
Câu 13. D
Câu 14. D
A sai vì điện tích của hạt nhân A là 11+, điện tích của hạt nhân B là 12+.
B sai vì A có 11 electron và B có 12 electron.
C sai vì A và B có số proton khác nhau nên không là đồng vị của nhau.
Câu 15. A
Câu 16. A
Cấu hình electron của A là 1s22s22p63s23p1
→ Số đơn vị điện tích hạt nhân của A là 13.
Số hạt mang điện trong A là 13.2 = 26 → Số hạt mang điện trong B là 26 + 8 = 34.
→ Số đơn vị điện tích hạt nhân của B là 34 : 2 = 17.
Câu 17. D
Gọi số hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.
Theo bài ra ta có:
Điện tích hạt nhân nguyên tử X là 16+.
Câu 18. B
Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong 1 nguyên tử nguyên tố A là 58:
p + e + n = 58 hay 2p + n = 58 (do p = e) (1)
Số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt:
n- p =1 (2)
Giải (1), (2) ta có p = e = 19, n = 20
Vậy A có số hiệu nguyên tử = số p = 19; Số khối của A là 19 + 20 = 39.
→ Kí hiệu nguyên tử A là:
Câu 19. B
Câu 20. B
Câu 21. A
Mức năng lượng ở phân lớp 3d > 4s.
Câu 22. C
Tổng số hạt cơ bản trong Cr = p + n + e = A + e = 52 + 24 = 76.
Câu 23. B
Câu 24. B
Câu 25.
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
Cấu hình electron của X là [Ne]3s23p5 → X có 7e lớp ngoài cùng nên là phi kim.
Số khối của X là: 18 + 17 = 35.
Điện tích hạt nhân X là 17+.
Câu 26. D
Câu 27. B
Câu 28. B
Câu 29. C
Thể tích 1 nguyên tử X là:
Thể tích nguyên tử (phần đặc) trong 1cm3 tinh thể là: 1.(100%-26%) = 0,74cm3
1cm3 tinh thể có số nguyên tử là: 0,74 : (1,27.10-23) = 5,85.1022 nguyên tử.
Khối lượng 1 nguyên tử: 10,48 : (5,85.1022) = 1,79.10-22 (g)
Khối lượng 1 mol nguyên tử: 1,79.10-22 .6,022.1023 = 108 g/mol
→ X là Ag.
Câu 30. B
Electron mang điện tích âm.
………………………………………………………….
Bộ 4 Đề thi Hóa học 10 Giữa học kì 1 có đáp án – Đề 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
Câu 1. Cho nguyên tố X, nguyên tử của nó có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p63d54s2. X thuộc nguyên tố
A. s . B. f.
C. d. D. p.
Câu 2. Hạt nhân nguyên tử có số nơtron là
A. 143. B. 145.
C. 235. D. 92.
Câu 3: Trong tự nhiên, Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl, trong đó đồng vị chiếm 35Cl 75% về số đồng vị. Nguyên tử khối trung bình của Cl là
A. 35,54. B. 35,50.
C. 36,5. D. 35,6.
Câu 4: Có các đồng vị sau . Có thể tạo ra số phân tử hiđroclorua HCl là
A. 3. B. 2.
C. 4. D. 6.
Câu 5: Các electron của nguyên tử nguyên tố R được phân bố trên 4 lớp, lớp ngoài cùng có 2 electron, số phân lớp có chứa electron của R là 6. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố R có thể là giá trị nào
A. 19. B. 34.
C. 28. D. 20.
Câu 6. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron ở các phân lớp p là 9. Nguyên tố A là
A. 15P. B. 17Cl.
C. 14Si. D. 16S.
Câu 7: Một nguyên tử M có 96 proton, 151 nơtron. Kí hiệu nguyên tử M là
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 8: Cho 3 nguyên tử: . Các nguyên tử nào là đồng vị của nhau?
A. X, Y và Z. B. Y và Z.
C. X và Z. D. X và Y.
Câu 9: Argon tách ra từ không khí là hỗn hợp của 3 đồng vị: 40 Ar (99,6%); 38 Ar (0,063%); 36 Ar (0,337%). Nguyên tử khối trung bình của Ar là
A. 39,99. B. 39,87.
C. 38,89. D. 38,52.
Câu 10: Tổng số khối của 2 đồng vị X, Y là 72 trong đó có 38 hạt không mang điện. X, Y là các đồng vị của nguyên tố
A. 17Cl. B. không xác định được .
C. 16S. D. 19K .
Câu 11: Tổng số hạt (e, p, n) trong phân tử MX là 108 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Số khối của M nhiều hơn số khối của X là 8 đơn vị. Số hạt trong M2+sub> lớn hơn số hạt trong X2− là 8 hạt. % khối lượng của M có trong hợp chất là
A. 44,44%. B. 71,43%.
C. 28,57%. D. 55,56%.
Câu 12: Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về
A. số electron.
B. điện tích hạt nhân.
C. số nơtron.
D. số đơn vị điện tích hạt nhân.
Câu 13: Cation X+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Kết luận sai là
A. X là nguyên tố kim loại.
B. hạt nhân nguyên tử X có 11 proton.
C. lớp ngoài cùng của X có 5 electron.
D. X nằm ở chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.
Câu 14. Nguyên tử M có 7 electron ở phân lớp 3d. Số hạt mang điện của nguyên tử M là
A. 29. B. 54.
C. 27. D. 25.
Câu 15. Các phân lớp có trong lớp M là
A. 3s; 3p; 3d.
B. 3s; 3p; 3d; 3f.
C. 4s; 4p; 4d; 4f.
D. 2s; 2p.
Câu 16: Khối lượng riêng của kim loại canxi là 1,55 g/cm3. Khối lượng mol của nguyên tử canxi là 40 g/mol. Trong tinh thể canxi, các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lí thuyết là
A. 0,196 nm. B. 0,185 nm.
C. 0,168 nm. D. 0,155nm.
Câu 17: Trong nguyên tử hạt mang điện tích âm là
A. electron. B. proton .
C. notron . D. electron và proton.
Câu 18: Tổng số hạt của nguyên tử X là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Số khối của nguyên tử X là
A. 155. B. 66.
C. 122. D. 108.
Câu 19: Trong nguyên tử có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là
A. 14 hạt. B. 13 hạt .
C. 27 hạt. D. 12 hạt.
Câu 20: Nguyên tử photpho có 15 proton, 16 nơtron và 15 electron, khối lượng của 1 nguyên tử photpho là
A. 31u. B. 30g. C
. 46u. D. 31g.
Câu 21: Cho nguyên tử .Trong nguyên tử Ca có:
A. 20p, 20e và 40n.
B. 40e, 20p và 20n.
C. 20e, 40p và 20n.
D. 20p, 20e và 20n.
Câu 22: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là
A. proton. B. nơtron và electron.
C. nơtron. D. electron.
Câu 23. Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố kim loại
A. 1s22s22p63s2.
B. 1s22s22p4.
C. 1s2.
D. 1s22s22p6 .
Câu 24: Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là
A. 2, 6, 10, 14.
B. 2, 6, 8, 18.
C. 2, 4, 6, 8.
D. 2, 8, 18, 32.
Câu 25: Y là nguyên tố d có 4 lớp electron và có 3 electron ở mức năng lượng cao nhất. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Y là
A. 33. B. 21.
C. 23. D. 31.
Câu 26: Nguyên tử khối trung bình của Vanadi (V) là 50,94. V có hai đồng vị, trong đó 50V chiếm 6%. Số khối đồng vị thứ hai là
A. 49. B. 51
C. 52. D. 50.
Câu 27: Số electron tối đa trong lớp 2 là
A. 8 B. 18
C. 32 D. 2
Câu 28: Cho kí hiệu nguyên tử . Phát biểu đúng là
A. Trong nhân có 38 hạt mang điện.
B. Số hiệu nguyên tử là 39.
C. K+ có 3 lớp electron.
D. Số nơtron trong hạt nhân hơn số proton là 2.
Câu 29: Trong các cấu hình electron dưới đây cấu hình không đúng là
A. 1s22s22p63s23p6
B. 1s22s22p63s23p63d54s2
C. 1s22s22p63s23p54s2
D. 1s22s22p63s2.
Câu 30: Một ion có 18 electron và 19 protron mang điện tích là
A. 18–. B. 1+.
C. 1–. D. 19+.
Hướng dẫn giải:
Câu 1. C
Theo trật tự phân mức năng lượng, electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.
X thuộc nguyên tố d.
Câu 2. A
Số n = 235 – 92 = 143.
Câu 3. B
Nguyên tử khối trung bình của Cl là :
Câu 4. C
Có thể tạo ra các phân tử là:
Câu 5. D
Cấu hình electron của R là: 1s22s22p63s23p64s2
→ Số đơn vị điện tích hạt nhân của R bằng số electron = 20.
Câu 6. A
Cấu hình electron nguyên tử A là: 1s22s22p63s23p3 → A là P.
Câu 7. A
Số khối của M là A = 96 + 151 = 247.
Số hiệu nguyên tử M là z = số p = 96.
Kí hiệu nguyên tử M là: .
Câu 8. B
Y và Z có cùng số p là 12 nên là đồng vị của nhau.
Câu 9. A
Nguyên tử khối trung bình của Ar là:
Câu 10. A
Gọi số proton và nơtron của X là px và nx; proton và nơtron của Y là py và ny.
Trong đó px = py = p.
Theo bài ra ta có:
. Vậy X và Y là đồng vị của Cl.
Câu 11. D
Gọi số proton, nơtron và electron tron M lần lượt là pM, nM và eM.
số proton, nơtron và electron tron X lần lượt là px, nx và ex.
Trong đó pM = eM và px = e x.
Có tổng số hạt trong phân tử MX là 108 → 2pM + nM + 2pX + nX = 108 (1)
Trong MX, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36
→ 2pM + 2pX – (nM + nX ) = 36 (2)
Từ (1) và (2) có pM + pX = 36 và nM + nX = 36 (1‘)
Số khối của M nhiều hơn số khối của X là 8 → pM + nM – pX – nX = 8 (3)
Số hạt trong M2+ lớn hơn số hạt trong X2− là 8 hạt
→ 2pM + nM – 2 – (2px + nX + 2) = 8 → 2pM + nM -2px – nX = 12 (4)
Từ (3) và (4) có pM – pX = 4 và nM – nX = 4 (2’)
Từ (1‘) (2’) có pM= 20 ; pX = 16; nM= 20 và nX = 16.
Coi khối lượng nguyên tử xấp xỉ số khối có:
MM = 20 + 20 = 40; MX = 16 + 16 = 32.
% khối lượng của M có trong hợp chất là
Câu 12. C
Câu 13. C
Cấu hình electron của ion X+ là 1s22s22p6
→ Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s1
X có 1 electron lớp ngoài cùng nên là nguyên tử của nguyên tố kim loại.
Câu 14. B
Cấu hình electron nguyên tử M là: 1s22s22p63s23p63d74s2
→Trong M, Số electron = số proton = 27.
Số hạt mang điện của M là 27.2 = 54.
Câu 15. A
Lớp M là lớp thứ 3. Các phân lớp có trong lớp thứ 3 là: 3s; 3p; 3d.
Câu 16. A
→ R = 1,96.10-8 (cm) = 0,196nm.
Câu 17. A
Câu 18. D
Gọi số hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là: p, n và e.
Theo bài ra ta có:
Số khối của X là 47 + 61 = 108.
Câu 19. D
Số hạt mang điện trong Al = số p + số e = 2z = 13.2 =26.
Số hạt không mang điện trong Al = số nơtron = A – z = 27 – 13 = 14.
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 – 14 = 12.
Câu 20. A
Khối lượng P là 15u + 16u + 15. 0,00055u = 31u.
Câu 21. D
Số p = số e = z = 20.
Số n = A – z = 40 – 20 = 20.
Câu 22. D
Câu 23. A
Nguyên tử có 1,2,3 electron lớp ngoài cùng là nguyên tử của nguyên tố kim loại trừ H, He, Bo.
A. 1s22s22p63s2 → 2 e lớp ngoài cùng → là kim loại.
C. 1s2 → 2 e lớp ngoài cùng, chu kỳ 1 → là khí hiếm He.
Câu 24. A
Câu 25. C
Cấu hình electron của Y là 1s22s22p63s23p63d34s2
→ Số electron của Y là 23 → Số hiệu nguyên tử Y là 23.
Câu 26. B
Gọi số khối của đồng vị thứ 2 là x. Ta có:
Câu 27. A
Số electron tối đa trong lớp thứ 2 là 2.22 = 8.
Câu 28. C
Từ kí hiệu nguyên tử xác đinh được số khối A = 39, số p = số e = z = 19.
A sai vì số hạt mang điện trong hạt nhân = số p = 19.
B sai vì số hiệu nguyên tử = 19.
C đúng vì cấu hình electron của K+ là 1s22s22p63s23p6 → có 3 lớp e.
D sai vì số n = 39 – 19 = 20 hơn số proton là 1.
Câu 29. C
Phân lớp 3p chưa bão hòa.
Câu 30. B
Ion có số proton lớn hơn số electron nên mang điện tích dương.
Số đơn vị điện tích của ion là 19 – 18 = 1.
Vậy điện tích của ion là 1+.