Lịch Sử 8 Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884)
A. Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884)
1. Thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858 – 1873
– Vào ngày 31-8-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn quân trước cửa biển Đà Nẵng, lấy cớ bảo vệ Thiên Chúa giáo.
– Sáng ngày 1-9-1858, đại bác trên chiến hạm của liên quân bắn vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
– Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp-Tây Ban Nha.
– Tháng 2-1859, phía Pháp buộc phải rút phần lớn binh lực tại Đà Nẵng.
– Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ và vào ngày 17-2-1859, quân Pháp tấn công Gia Định và thành Gia Định thất thủ.
– Tổng đốc Võ Duy Ninh hi sinh.
– Sau khi thành Gia Định bị phá huỷ, triều đình nhà Nguyễn cho xây đại đồn Chí Hoà và rạng sáng ngày 24-2-1861, quân Pháp hạ đại đồn Chí Hoà và chiếm luôn các tỉnh Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
– Tháng 6-1862, triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất và cả hai bên tạm thời hoà hoãn.
– Năm 1867, phía Pháp vi phạm hiệp ước và chiếm luôn ba tỉnh miền Tây.
– Phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh địa phương diễn ra khắp nơi và ngày càng lan rộng.
– Nhiều lãnh tụ kháng Pháp thà chết chứ không chịu hợp tác với kẻ đi xâm lược. Một số nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị dùng văn thơ để chiến đấu.
2. Thực dân Pháp mở rộng xâm lược ra cả nước và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1873 – 1884
– Thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kỳ và tấn công Cam-pu-chia.
– Năm 1873, Gác-ni-ê dẫn 200 quân đánh chiếm Bắc Kỳ, nhưng gặp sự kháng cự của quân dân Việt Nam.
– Thực dân Pháp kí hiệp ước với triều đình nhà Nguyễn và rút quân khỏi Hà Nội.
– Tháng 4 – 1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.
– Cuộc chiến đấu chống Pháp vẫn tiếp diễn ở các tỉnh Bắc Kỳ sau khi Hà Nội bị chiếm.
– Từ tháng 12 – 1883, quân Pháp tiếp tục tấn công và tiêu diệt các phòng tuyến cuối cùng của quân ta ở Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang.
Sơ đồ tư duy Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884)
B. 5 câu trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884)
Câu 1: Hiệp ước ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt đã thể hiện?
A. Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam
B. Việt Nam từ một quốc gia độc lập, có chủ quyền đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
Giải thích
Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã từng bước đặt dấu chấm hết cho một triều đại phong kiến, từng bước biến Việt Nam từ mọt nước độc lập có chủ quyền trở thành thuộc địa của Pháp, đưa dân tộc Việt Nam đối mặt với một kiếp nạn mới đó là sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.
Câu 2: Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước với Pháp thì nhân dân có thái độ gì ?
A. Phong trào nhanh chóng thất bại
B. Phong trào bị dập tắt
C. Phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
Câu 3: Nguyên do chiến sự Đông Nam Kì không giành thắng lợi?
A. Quân đội triều đình không nắm bắt thời cơ, mà vẫn “thủ hiểm”, phòng ngự trong Đại đồn Chí Hòa
B. Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Nhân dân không có tinh thần chiến đấu
Đáp án đúng: C
Giải thích
* Nguyên nhân chiến sự Đông Nam Kì thất bại:
– Triều đình không chưa có đường lối kháng chiến đúng đắn, không nắm bắt được thời cơ.
– Quần chúng nhân dân đoàn kết chiến đấu nhưng các cuộc kháng chiến đều mang tính tự phát, diễn ra lẻ tẻ.
– Tương quan lực lượng chênh lệch lớn, đặc biệt về trang bị vũ khí.
Câu 4: Liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng vào ngày?
A. 31/8/1857
B. 30/8/1858
C. 31/10/1858
D. 31/8/1858
Đáp án đúng: D
Câu 5: Sau khi Nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất, Kinh tế đất nước suy kiệt do đâu?
A. Thực dân Pháp vơ vét hết tài sản
B. Thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta
C. Nhà Nguyễn chấp nhận bồi thường 280 vạn lạng bạc cho thực dân Pháp
D. Nhà Nguyễn cống nộp toàn bộ tiền tài cho Pháp
Đáp án đúng: C
Giải thích
Kinh tế đất nước suy kiệt trầm trọng do nhà Nguyễn đã chấp nhận bồi thường cho thực dân Pháp 280 vạn lạng bạc
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Lý thuyết Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)
Lý thuyết Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
Lý thuyết Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Lý thuyết Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX