Lịch sử 8 Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á
A. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á
I. Ấn Độ
– Năm 1849, thực dân Anh đã hoàn thành công cuộc xâm chiếm toàn bộ đất đai và đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
– Ấn Độ có sự chuyển biến toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.
* Về chính trị
– Thực dân Anh thi hành nhiều biện pháp để áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp lên phần lớn lãnh thổ Ấn Độ.
– Tìm cách khắc sâu sự khác biệt về tôn giáo, đẳng cấp, chủng tộc để chia cắt Ấn Độ.
* Về kinh tế
– Chính phủ Anh loại bỏ đặc quyền của Công ty Đông Ấn, trực tiếp mở rộng khai thác, vơ vét tài nguyên.
– Thực dân Anh tăng các loại thuế và đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ, biến tiểu lục địa này thành thị trường lớn của Anh.
– Ấn Độ hoàn toàn trở thành thị trường tiêu thụ của Anh.
* Về xã hội
– Thực dân Anh thi hành chính sách “ngu dân”, duy trì các tập quán lạc hậu.
=> Dưới ách cai trị của thực dân Anh, đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng cực khổ. Nạn đói xảy ra liên tiếp khiến hàng chục triệu người chết đói vào cuối thế kỉ XIX.
=> Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản trong xã hội. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi độc lập, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 1859) và cao trào đấu tranh 1905 1908 dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
II. Đông Nam Á
– Đến cuối thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, chỉ có Xiêm vẫn giữ được nền độc lập.
– Mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Nam Á với thực dân phương Tây đô hộ trở nên gay gắt.
– Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, nhân dân các nước Đông Nam Á tiếp tục đấu tranh chống thực dân phương Tây để giành lại độc lập.
* Ở khu vực Đông Nam Á hải đảo
– Cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nhân dân In-đô-nê-xi-a diễn ra dưới sự lãnh đạo của tư sản và trí thức mang màu sắc tôn giáo,
– Ở Phi-lip-pin, phong trào diễn ra theo xu hướng cải cách và bạo động, trong đó xu hướng bạo động đã dẫn đến cuộc cách mạng 1896 – 1898.
– Ngày 12-6-1898, Phi-lip-pin tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hoà đầu tiên ở Đông Nam Á.
* Ở khu vực Đông Nam Á lục địa
– Diễn ra phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương.
– Cam-pu-chia: Cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của nhà sư Ang-xnuông (1905).
– Lào: Cuộc khởi nghĩa của Phò Cà Đuột (1901 – 1903), khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam (1901 – 1937).
– Việt Nam: Phong trào Cần vương (1885 – 1896) và các hoạt động yêu nước do văn thân, sĩ phu lãnh đạo cùng khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913), gây cho Pháp nhiều tổn thất.
Sơ đồ tư duy Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á
B. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á
Câu 1: Phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX có điểm gì nổi bật?
A. Năm 1872, nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha, làm chủ thành phố này trong 3 ngày. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa thất bại.
B. Cuối thế kỉ XIX, trong phong trào giải phóng dân tộc đã xuất hiện hai xu hướng
C. Thắng lợi của cuộc cách mạng năm 1896 – 1898 đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, đưa đến sự ra đời nước Cộng hòa Phi-lip-pin, nhưng sau đó Phi-lip-pin lại bị Mỹ thôn tính.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án đúng: D
Câu 2: Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo khuynh hướng?
A. Bạo động
B. Cải cách
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Phát triển các công ty độc quyền
Đáp án đúng: C
Giải thích
Đầu thế kỷ XX, ở nước ta diễn ra một phong trào yêu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu phải kể đến Phan Bội Châu – lãnh đạo phong trào theo xu hướng bạo động và Phan Châu Trinh – lãnh đạo phong trào theo xu hướng cải cách.
Câu 3: Mục đích các nước phương Tây đến Ấn Độ và Đông Nam Á là để?
A. Xâm lược
B. Xâm chiếm thị trường
C. Vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân công
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án đúng: D
Giải thích
Mục đích các nước phương Tây đến Ấn Độ và Đông Nam Á là để thôn tính và xâm lược biến Đông Nam Á thành thuộc địa nhằm tiến hành các chính sách vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột sức lao động nhân dân nơi đây.
Câu 4: Chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để?
A. Mở rộng lãnh thổ
B. Để vơ vét tài sản
C. Lập đồn điền
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
Câu 5: Phong trào tiêu biểu trong đấu tranh giành độc lập của Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là?
A. Phong trào Cần vương (1885 – 1896)
B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 – 1913).
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Phát triển các công ty độc quyền
Giải thích
– Phong trào Cần vương là một phong trào yêu nước trên lập trường phong kiến.
– Khởi nghĩa nông dân Yên Thế là phong trào yêu nước, mang tính tự phát không nằm trong phong trào Cần Vương.
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản
Lý thuyết Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á
Lý thuyết Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Lý thuyết Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX
Lý thuyết Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX
Lý thuyết Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long