Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Địa lí 8 Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
– Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.
– Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
– Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
– Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.
+ Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.
– Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr154-156.
– Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: sưu tầm một số thông tin về môi trường biển đảo Việt Nam.
3. Về phẩm chất
Ý thức học tập nghiêm túc, có tinh thần yêu nước, yêu biển – đảo Việt Nam, ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo VN.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
– KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV).
– Hình 12.1. Bãi biển Mỹ khê, Đà Nẵng; hình 12.2. Giàn khoan tại mỏ Bạch Hổ, Bà Rịa – Vũng Tàu phóng to.
– Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS)
SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Xem hình đoán tên bãi biển” cho HS.
c. Sản phẩm: HS giải được trò chơi “Xem hình đoán tên bãi biển” GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV treo bảng phụ trò chơi “Xem hình đón tên bãi biển” lên bảng:
* GV lần lượt cho HS quan sát các quốc kì trên theo thứ tự từ 1 đến 6, yêu cầu HS cho biết tên quốc gia tương ứng với mỗi quốc kì trên. GV khen thưởng cho HS trả lời đúng.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát các quốc kì kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. Nha Trang
2. Vũng Tàu
3. Vịnh Hạ Long
4. Phú Quốc
5. Đà Nẵng
6. Phan Thiết
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Thiên nhiên vùng biển đảo Việt Nam có sự phân hoá đa dạng và giàu tiềm năng, nổi bật với hàng trăm bãi tắm đẹp thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, có thể giúp nước ta thực hiện được mục tiêu “trở thành quốc gia mạnh về biển”. Tuy nhiên, môi trường biến đảo rất nhạy cảm trước những tác động của con người, cần được quan tâm bảo vệ nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế biền một cách bền vững. Vậy môi trường và tài nguyên vùng biển đảo nước ta có những đặc điểm gì nổi bật? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (105 phút)
2.1. Tìm hiểu về Môi trường biển đảo Việt Nam (40 phút)
a. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.
b. Nội dung: Dựa vào kênh chữ SGK tr154, 155 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung ghi bài |
Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Môi trường biển đảo là gì? Bao gồm những yếu tố nào? 2. Môi trường biển đảo có những đặc điểm gì khác biệt so với môi trường trên đất liền? 3. Biển đảo có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế – xã hội? 4. Tại sao lại giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn? 5. Chất lượng môi trường biển của nước ta như thế nào theo đánh giá của bộ Tài nguyên và môi trường? 6. Vì sao chất lượng môi trường biển nước ta có xu hướng giảm? 7. Ô nhiễm môi trường biển gây ra những hậu quả gì? 8. Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo nước ta. 9. Bản thân em là học sinh thì cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển đảo? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Môi trường biển đảo là một bộ phận quan trọng trong môi trường sống của chúng ta. Môi trường biển ở nước ta bao gồm: các yếu tố tự nhiên (bờ biển, nước biển, đấy biển, đa dạng sinh học biển) và các yếu tố vật chất nhân tạo (các công trình xây dựng, các cơ sở vật chất). 2. – Môi trường biển là không chia cắt được. Vì vậy, khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh. – Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền. 3. Biển đảo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội: – Vùng ven biển và hải đảo là nơi cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư nước ta. – Nhiều hoạt động kinh tế biển đã đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước. – Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 4. Việc khẳng định chủ quyền của một nước đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo, khẳng định lãnh thổ thống nhất toàn vẹn của Việt Nam. 5. Chất lượng nước biển: – Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép. – Chất lượng nước biển ven các đảo và cụm đảo khá tốt, kể cả ở các đảo tập trung đông dân cư. – Chất lượng nước biển xa bờ đều đạt chuẩn cho phép, tương đối ổn định và ít biến động qua các năm. 6. Chất lượng môi trường nước biển có xu hướng giảm do chịu tác động mạnh của các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội khu vực ven bờ. Ngoài ra, biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng có tác động xấu tới môi trường biển đảo. 7. Hậu quả: Phá hoại môi trường sống của sinh vật, làm tuyệt chủng một số loại hản sản, sinh vật gần bờ. Gây mất mỹ quan, ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch. |
1. Môi trường biển đảo Việt Nam a. Đặc điêm môi trường biển đảo – Môi trường biển là không chia cắt được. Vì vậy, khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh. – Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền. b. Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam – Xây dựng cơ chế chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo; – Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát và xử lí vấn đề môi trường biển đảo; – Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ và cải thiện môi trường biển đảo,…
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam.
Xem thêm các bài giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 10: Sinh vật Việt Nam
Giáo án Bài 11: Phạm vi biển đông. vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam
Giáo án Bài 12: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam
Giáo án Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Giáo án Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông
Giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu có đáp án, ấn vào đây