Giải VTH Địa lí lớp 7 Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn
Giải VTH Địa lí 7 trang 48 Hoạt động hình thành kiến thức mới
Câu 1 trang 48 vở thực hành Địa lí 7: Dựa vào thông tin trong mục a và hình 1 trang 146 SGK, hãy:
– Xác định các luồng nhập cư vào Trung và Nam Mỹ.
– Cho biết thành phần chủng tộc của cư dân Trung và Nam Mỹ.
Lời giải:
– Các luồng nhập cư vào Trung và Nam Mỹ bao gồm:
+ Người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít
+ Người châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít (chủ yếu đến từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha).
+ Người gốc Phi thuộc chủng tộc Nê-grô-ít
– Thành phần chủng tộc của cư dân Trung và Nam Mỹ rất đa dạng, gồm:
+ Các chủng tộc: Môn-gô-lô-ít; Ơ-rô-pê-ô-ít; Nê-grô-ít.
+ Ngoài ra, sự hợp huyết giữa các chủng tộc đã khiến thành phần dân cư thêm đa dạng.
Câu 2 trang 48 vở thực hành Địa lí 7: Đọc thông tin và quan sát hình 1 trang 152, 153 SGK, hãy:
– Nêu đặc điểm quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ.
– Kể tên các thành phố có từ 10 triệu người trở lên ở Trung và Nam Mỹ.
Lời giải:
– Đặc điểm đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ:
+ Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới.
+ Tỉ lệ dân đô thị cao (khoảng 80% dân số (năm 2020)).
+ Ở nhiều nơi, đô thị hóa mang tính tự phát làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, như: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường….
– Các thành phố có từ 10 triệu người trở lên ở Trung và Nam Mỹ tập trung chủ yếu ở ven biển như: Mê-hi-cô-xi-ti, Bô-gô-ta, Li-ma, Ri-ô-đê Gie-nê-rô, Xao-pao-lô, Bu-ê-nôt-ai-ret, Xan-ti-a-gô.
Câu 3 trang 49 vở thực hành Địa lí 7: Nêu các nét văn hoá Mỹ La-tinh đặc sắc ở khu vực Trung và Nam Mỹ.
Lời giải:
– Các nét văn hoá Mỹ La-tinh đặc sắc ở khu vực Trung và Nam Mỹ.
+ Cư dân bản địa ở Trung và Nam Mỹ là chủ nhân của nhiều nền văn hóa nổi tiếng như: văn háo Mya-a; văn hóa In-ca; văn hóa A-dơ-tếch…
+ Sau khi người Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sang xâm chiếm, sự pha trộn văn hóa của các tộc người đã hình thành ở Trung và Nam Mỹ một nền văn hóa Mỹ La-tinh độc đáo.
Câu 4 trang 49 vở thực hành Địa lí 7: Trình bày đặc điểm rừng A-ma-dôn.
– Phạm vi phân bố:
– Đặc điểm thực vật, động vật:
– Vai trò:
Lời giải:
– Phạm vi phân bố: ở khu vực Nam Mĩ (trung chủ yểu ở Bra-xin và Cô-lôm-bi-a)
– Đặc điểm thực vật, động vật:
+ Rừng phát triển nhiều tầng.
+ Động vật phong phú, gồm các loài sống trên cây, leo trèo giỏi, nhiều loài chim, vô số loài côn trùng và nhiều loài sống dưới nước.
– Vai trò: là « lá phổi xanh » của Trái Đất, là nguồn dự trữ sinh học quý giá, giúp điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái toàn cầu.
Câu 5 trang 49 vở thực hành Địa lí 7: Dựa vào bảng số liệu “Diện tích rừng A-ma-dôn ở Bra-xin giai đoạn 1970 – 2019″ và thông tin trong mục b trang 155 SGK, hãy:
– Nhận xét sự thay đổi diện tích rừng A-ma-dôn ở Bra-xin giai đoạn 1970 – 2019.
– Nêu nguyên nhân của việc suy giảm rừng A-ma-dôn.
– Nêu một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn.
Lời giải:
– Nhận xét: trong giai đoạn 1970 – 2019, diện tích rừng A-ma-dôn ở Bra-xin giảm 0.61 triệu Km2.
– Nguyên nhân của việc suy giảm diện tích rừng A-ma-dôn:
+ Con người khai thác rừng để lấy gỗ, lấy đất canh tác; khai thá khoáng sản, làm đường giao thông…
+ Cháy rừng.
– Một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn:
+ Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng;
+ Trồng và phục hồi rừng;
+ Tuyên truyền bảo vệ rừng cho người dân bản địa
Giải VTH Địa lí 7 trang 50 Hoạt động luyện tập và vận dụng
Câu 1 trang 50 vở thực hành Địa lí 7: Dựa vào bảng số liệu: “Diện tích rừng A-ma-dôn ở Bra-xin giai đoạn 1970 – 2019” trang 155 SGK, hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện sự biến động của diện tích rừng A-ma-dôn ở Bra-xin giai đoạn 1970 – 2019
Lời giải:
– Vẽ biểu đồ:
– Tên biểu đồ: Biểu đồ thể hiện diện tích rừng A-ma-dôn giai đoạn 1970 – 2019
Câu 2 trang 51 vở thực hành Địa lí 7: Nêu một số hậu quả của vấn đề đô thị hóa tự phát ở khu vực Trung và Nam Mỹ.
Lời giải:
– Một số hậu quả của vấn đề đô thị hó tự phát:
+ Thất nghiệp.
+ Ô nhiễm môi trường
+ Tệ nạn xã hội, tội phạm,…
Câu 3 trang 51 vở thực hành Địa lí 7: Tìm hiểu thông tin và viết đoạn văn ngắn về một nét văn hóa Mỹ La-tinh.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
– Lễ hội Ca-ra-van bắt nguồn từ truyền thống của người La Mã, xuất hiện tại Mỹ La-tinh bởi người Tây Ban Nha. Là buổi lễ mà tinh thần hòa hợp dân tộc của con người đất nước Brazil được thể hiện sắc nét, bởi không có phân biệt tầng lớp xã hội, không phân biệt sắc da, bất kì ai cũng đều có thể tham gia vào bữa tiệc đường phố.
– Khoảng thời gian diễn ra lễ hội Ca-ra-van sôi động, đầy màu sắc và hoành tráng kéo dài từ cuối tháng Một đến tận đầu tháng Ba, trước mùa ăn Chay.
– Mỗi khu vực Mỹ La-tinh sẽ có các cách thức tổ chức không giống nhau. Nhìn tổng thể Ca-ra-van là lễ hội với quy mô lớn gồm buổi diễu hành đi kèm với yếu tố giải trí xiếc, nhảy múa, lễ hội đường phố hay buổi lễ ăn mừng..