Giải SBT Lịch sử lớp 7 Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
Bài tập 1 trang 32 SBT Lịch sử 7: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Câu 1: Thế kỉ X, lịch sử khu vực Đông Nam Á mở đầu với sự kiện
A. nhà nước Cam-pu-chia ra đời.
B. nhà nước độc lập của người Việt ra đời.
C. nhà nước Pa-gan được thành lập.
D. vương quốc Mô-giô-pa-hít được thành lập.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 2: Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV, tình hình Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?
A. Hình thành các quốc gia phong kiến.
B. Các quốc gia phong kiến phát triển thịnh đạt.
C. Các quốc gia phong kiến bước vào thời kì suy yếu.
D. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á gây chiến tranh với nhau.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 3: Thời kì phát triển thịnh vượng của nền kinh tế trong khu vực là
A. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII.
B. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV.
C. từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
D. từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XV.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 4: Nét nổi bật của văn hoá các dân tộc Đông Nam Á là
A. chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.
B. chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.
C. nền văn hoá mang tính bản địa sâu sắc.
D. tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, kết hợp với nền văn hoá bản địa, xây dựng một nền văn hoá riêng và độc đáo.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Bài tập 2 trang 33 SBT Lịch sử 7: Dựa vào tư liệu 11.3 và 11.4 trong SGK, hãy rút ra những mô tả giống nhau về thành phố Ma-lắc-ca và đặc điểm kinh tế của nó.
Trả lời:
– Những mô tả giống nhau về thành phố Ma-lắc-ca:
+ Thành phố được xây dựn trên hai bờ sông.
+ Một chiếc cầu có mái che nối liền 2 bên bờ thành phố.
+ Cạnh chợ có 4 cảng vụ.
– Đặc điểm kinh tế của thành phố Ma-lắc-ca: kinh tế phát triển thịnh vượng, thu hút nhiều thương nhân trong và ngoài nước tới trao đổi, buôn bán.
Bài tập 3 trang 33 SBT Lịch sử 7: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ¨ trước các dữ kiện cho phù hợp.
¨ Phật giáo phát triển mạnh mẽ ở các vương quốc vùng hải đảo.
¨ Chữ viết xuất hiện sớm ở các quốc gia Đông Nam Á.
¨ Các quần thể kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á thời kì này là Thăng Long, Ăng-co, Pa-gan.
¨ Lào nổi tiếng nhất với điêu khắc trên đá.
¨ Nhiều vương quốc vùng hải đảo lấy Hồi giáo làm quốc giáo.
Trả lời:
[ S ] Phật giáo phát triển mạnh mẽ ở các vương quốc vùng hải đảo.
[ Đ ] Chữ viết xuất hiện sớm ở các quốc gia Đông Nam Á.
[ Đ ] Các quần thể kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á thời kì này là Thăng Long, Ăng-co, Pa-gan.
[ S ] Lào nổi tiếng nhất với điêu khắc trên đá.
[ Đ ] Nhiều vương quốc vùng hải đảo lấy Hồi giáo làm quốc giáo.
Bài tập 4 trang 33 SBT Lịch sử 7: Hãy tóm tắt những thành tựu văn hoá tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI vào bảng dưới đây:
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Tôn giáo |
|
Văn học – Sử học |
|
Nghệ thuật |
|
Trả lời:
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Tôn giáo |
– Phật giáo phát triển rực rỡ ở vương quốc Pa-gan, Đại Việt, các quốc gia nói tiếng Thái, Cam-pu-chia. – Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á từ khoảng thế kỉ XIII và trở thành Quốc giáo của nhiều vương quốc hải đảo. |
Văn học – Sử học |
– Xuất hiện nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: + Đám cưới A-rơ-giu-na của nhà thơ Kan-va, thế kỉ XI. + Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, thế kỉ XIII. + Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, thế kỉ XV. |
Nghệ thuật |
– Nhiều công trình nổi tiếng: Pa-gan, Ăng-co,Thăng Long. – Nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ của Đại Việt, điêu khắc đá của Cam-pu-chia… được xem là kiệt tác nghệ thuật của khu vực và thế giới |
Bài tập 5 trang 34 SBT Lịch sử 7: Theo em, ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài (văn hoá Ấn Độ, văn hoá Trung Hoa) hay yếu tố nội sinh (sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á) có vai trò quyết định đến văn hoá Đông Nam Á giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI? Tại sao?
Trả lời:
– Yếu tố nội sinh có vai trò quyết định đến văn hoá Đông Nam Á giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI. Vì:
+ Sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực (kinh tế – chính trị – xã hội) sẽ tạo ra nền tảng để thúc đẩy sự phát triển của văn hóa;
+ Mặt khác, trên cơ sở sự phát triển của văn hóa bản địa, cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu và cải biến nhiều thành tựu văn minh bên ngoài.
Bài tập 6 trang 34 SBT Lịch sử 7: Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIII, người Miến đã xây dựng 14 446 đền chùa trên một diện tích khoảng 42 km ở Pa-gan, nhưng đến nay, con số đếm được chỉ còn khoảng 3 252, tức gần 12 000 đền chùa đã biến mất sau 10 thế kỉ. Để bảo tồn và giảm thiểu thiệt hại cho kinh đô chùa lớn nhất thế giới, những quy định ứng xử với di sản nên được đưa ra trong phát triển du lịch. Hãy lập một bảng những quy định với khách du lịch.
Trả lời:
(*) Tham khảo: Một số quy định với khách du lịch khi tới thăm quan Pa-gan
– Nghiêm cấm thực hiện những hành vi phá hoại, xâm phạm đến các di tích.
– Không tự ý sử dụng hoặc lấy đi đồ đạc bất kì nào của di tích.
– Ăn mặc kín đáo, trang nghiêm khi tới thăm quan các di tích (tránh mặc các trang phục như: quần sooc, váy ngắn, váy/ áo hai dây,…).
– Bỏ giày/ dép ở ngoài cửa khi đi vào thăm quan bên trong các di tích
– Chỉ cúng dường Phật bằng hoa tươi, lễ chay tuyệt đối không có đồ lễ mặn và không thắp hương trong chùa.
Xem thêm các bài giải Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 10: Đế quốc Mô-gôn
Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia
Bài 13: Vương quốc Lào
Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (938-1009)