Địa lí lớp 7 Bài 7: Bản đồ chính trị của châu Á. Các khu vực của châu Á
Video giải Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị của châu Á. Các khu vực của châu Á – Chân trời sáng tạo
A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị của châu Á. Các khu vực của châu Á
1. Bản đồ chính trị các khu vực của châu Á
– Châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trên bản đồ chính trị, châu Á được phân chia thành 6 khu vực: Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Tây Á (Tây Nam Á), Nam Á và Đông Nam Á.
Khu vực |
Các quốc gia và lãnh thổ |
Bắc Á |
Phần lãnh thổ châu Á của Liên Bang Nga |
Trung Á |
Ca-dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Cư-rơ-gư-xtan |
Đông Á |
Mông Cổ, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản |
Tây Á |
Ả-rập Xê-út, Thỗ Nhĩ Kỳ, Gru-di-a, Ác-mê-ni, A-déc-bai-dan, Pa-le-xtin, I-xra-en, Xi-ri, Li-băng, Giooc-đan, I-rắc, Ca-ta, Các tiểu vương quốc A-rập Thống Nhất, Ba-ranh, Cô-oet, Ô-man, Y-ê-men |
Nam Á |
Ấn Độ, Pa-ki-xtan, I-ran, Áp-ga-ni-xtan, Nê-pan, Bu –tan, Băng-la-đét, Xri Lan-ca, Man-đi-vơ |
Đông Nam Á |
Việt Nam, Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây, Đông Ti-mo . |
– Trình độ phát triển kinh tế xã hội không đều.
+ Nhật: kinh tế phát triển nhất châu Á, đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kì và là nước có nền kinh tế – xã hội phát triển toàn diện.
+ Các nước công nghiệp mới: Xingapo, Hàn Quốc, Đài Loan
+ Các nước đang phát triển
– Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội của nhiều nước châu Á đang có chuyển biến tích cực.
2. Đặc điểm tự nhiên các khu vực
a. Khu vực Bắc Á
– Bắc Á có ba khu vực địa hình chính là đồng bằng Tây Xibia, cao nguyên Trung Xiabia, miền núi Đông và Nam Xiabia
– Vùng giáp Bắc Băng Dương thuộc khí hậu đới lạnh, thực vật chủ yếu là đài nguyên. Phần lớn lãnh thổ còn lại có khí hậu ôn đới lục địa thực vật chủ yếu là rừng taiga.
– Các sông lớn như: Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi…chảy theo hướng từ nam lên bắc, đóng băng vào mùa đông, lũ vào mùa xuân. Bai-can là hồ nước ngọt lớn và sâu nhất thế giới.
– Khoáng sản phong phú: sắt, thiết, đồng, than đá, dầu mỏ…
b. Khu vực Trung Á
– Trung Á nằm ở trung tâm châu Á bị các núi bao bọc xung quanh.
– Khí hậu mang tích chất lục địa gay gắt. Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc. Khu vực núi cao có rừng lá kim phát triển.
– Khoáng sản chủ yếu là than đá, dầu mỏ, sắt, kim loại quý và kim loại màu.
c. Khu vực Đông Á
– Đông Á ở phía Đông châu Á gồm 2 bộ phận: phần đất liền và phần hải đảo. Phần lớn khu vực này thuộc đới ôn hòa, ở phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, phía đông phần lục địa và phần hải đảo chịu ảnh hưởng gió mùa.
– Phần đất liền: gồm Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên (Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc).
Bộ phận lãnh thổ |
Đặc điểm địa hình |
Đặc điểm khí hậu |
Cảnh quan |
|
Đất liền |
Phía Tây |
– Núi cao hiểm trở. – Cao nguyên đồ sộ. – Bồn địa cao rộng. |
– Cận nhiệt đới lục địa quanh năm khô hạn – Cận nhiệt đới núi cao |
Thảo nguyên , hoang mạc |
Phía Đông |
– Vùng đồi núi thấp xen kẽ với đồng bằng – Đồng bằng rộng, màu mỡ. |
– Khí hậu gió mùa ẩm + Mùa Đông:gió mùa Tây bắc lạnh khô + Mùa Hạ: gió mùa Đông Nam mưa nhiều |
Rừng là chủ yếu |
|
Hải đảo |
– Vùng núi trẻ: núi lửa, động đất hoạt động mạnh |
– Khí hậu gió mùa ẩm + Mùa Đông:gió mùa Tây bắc lạnh khô + Mùa Hạ: gió mùa Đông Nam mưa nhiều |
Rừng là chủ yếu |
– Đông Á có nhiều khoáng sản như: sắt, đồng, chì, kẽm, thiết, than đá và dầu mỏ.
d. Khu vực Tây Á
– Địa hình: núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm đa số, đồng bằng ít và nhỏ hẹp.
+ Sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ở phía Đông Bắc, sơn nguyên Arap ở phía Tây Nam.
+ Đồng bằng Lưỡng Hà ở giữa.
+ Các dãy núi cao ở phía Đông Bắc.
– Khí hậu: khô hạn, phần lớn lãnh thổ là hoang mạc và nửa hoang mạc. Trên vùng núi cao ( tử 1000m trở lên) phát triển rừng thưa và cây bụi do khí hậu dịu mát hơn.
– Sông lớn là Tigrơ và Ơphrat. Biển chết là hồ nước mặn nổi tiếng nhất thế giới, nằm dưới mực nước biển 427m.
– Khoáng sản: chủ yếu là giàu mỏ và khí đốt tập trung ở vịnh Pécxích và đồng bằng Lưỡng Hà. Các khoáng sản khác như đồng, sắt, than đá…
đ. Khu vực Nam Á
– Địa hình: gồm 3 miền
+ Phía Bắc: dãy Himalaya cao đồ sộ nhất thế giới ( là ranh giới khí hậu của 2 khu vực trung Á và Nam Á)
+ Ở giữa: đồng bằng Ấn-Hằng rộng lớn và bằng phẳng
+ Phía Nam:sơn nguyên Đềcăng tương đối thấp và bằng phẳng. 2 Rìa của sơn nguyên là 2 dãy Gatđông và Gattây. Ven biển của 2 dãy này là 2 đồng bằng nhỏ hẹp.
– Khí hậu: đại bộ phận nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều ( nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á: gồm 3 nhân tố do địa hình là chủ yếu, do vị trí, do gió mùa)
– Sông ngòi: Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn: sông Ấn, sông Hằng bồi đắp nên đồng bằng Ấn Hằng màu mỡ
Thuyền đi lại trên sông Hằng
– Khoáng sản chủ yếu là: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt…
e. Khu vực Đông Nam Á
– Đông Nam Á nằm ở phía đông nam của châu Á gồm 2 bộ phận đất liền và hải đảo
Đặc điểm |
Đất liền |
Hải đảo |
Địa hình |
– Chủ yếu : Núi và cao nguyên. Núi chạy theo hướng: Bắc Nam và Tây Bắc – Đông Nam – Bị chia cắt bởi các thung lũng sông – Có các đồng bằng châu thổ ,ven biển |
– Chủ yếu là núi. Chạy theo hướng: Đông Tây, Đông Bắc -Tây Nam. – Động đất núi lửa xảy ra – Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. |
Khí hậu |
– Nhiệt đới gió mùa: có gió mùa nên Đông Nam Á không bị khô hạn. Bão vào mùa mưa |
– Xích đạo, và nhiệt đới gió mùa. – Thường xuyên có bão |
Sông ngòi |
– Có nhiều sông lớn . – Chế độ nước theo mùa |
– Sông ngắn. – Chế độ nước sông điều hoà |
Cảnh quan |
– Rừng nhiệt đới, rừng thưa rụng lá và Xa van cây bụi |
– Rừng rậm nhiệt đới |
– Khoáng sản phong phú, quan trong là dầu mỏ, thiết, sắt, than đá…
Khai thác dầu mỏ ở Việt Nam
B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị của châu Á. Các khu vực của châu Á
Câu 1. Sông ngòi Bắc Á chảy theo hướng nào?
A. Từ bắc xuống nam.
B. Từ tây sang đông.
C. Từ đông sang tây.
D. Từ nam lên bắc.
Đáp án: D
Giải thích:
Sông ngòi Bắc Á chảy theo hướng từ nam lên bắc… (SGK – trang 122).
Câu 2. Khu vực nào của châu Á không giáp với đại dương?
A. Bắc Á.
B. Đông Á.
C. Tây Nam Á.
D. Trung Á.
Đáp án: D
Giải thích:
Trung Á nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp đại dương… (SGK – trang 122).
Câu 3. Khí hậu ở Trung Á mang tính chất?
A. Ôn đới hải dương mát, ẩm.
B. Ôn đới lục địa gay gắt.
C. Cận nhiệt gió mùa nóng, ẩm.
D. Cận nhiệt lục địa khô, nóng.
Đáp án: B
Giải thích:
Khí hậu ở Trung Á mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt. (SGK – trang 122).
Câu 4. Các sông lớn Hoàng Hà, Trường Giang nằm ở khu vực nào của châu Á?
A. Đông Á.
B. Nam Á.
C. Đông Nam Á.
D. Tây Nam Á.
Đáp án: A
Giải thích:
Các sông lớn là Hoàng Hà, Trường Giang,… nằm ở khu vực Đông Á (SGK – trang 123).
Câu 5. Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở Tây Nam Á là?
A. Sắt.
B. Dầu mỏ.
C. Đồng.
D. Vàng.
Đáp án: B
Giải thích:
Khoáng sản quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á là dầu mỏ… (SGK – trang 124).
Câu 6. Châu Á được phân chia thành mấy khu vực?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Đáp án: C
Giải thích:
Châu Á được phân chia thành 6 khu vực (Hình 7.1. Bản đồ chính trị các khu vực của châu Á – SGK – trang 120).
Câu 7. Việt Nam nằm ở khu vực nào của châu Á?
A. Đông Á.
B. Bắc Á.
C. Nam Á.
D. Đông Nam Á.
Đáp án: D
Giải thích:
(Hình 7.1. Bản đồ chính trị các khu vực của châu Á – SGK – trang 120).
Câu 8. Châu Á gồm bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ?
A. 48.
B. 49.
C. 50.
D. 52.
Đáp án: B
Giải thích:
Châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ (SGK – trang 121).
Câu 9. Thực vật chủ yếu của khu vực Bắc Á là?
A. Rừng lá rộng.
B. Thảo nguyên.
C. Rừng tai-ga.
D. Rừng thưa.
Đáp án: C
Giải thích:
Phần lớn khu vực Bắc Á có khí hậu ôn đới lục địa với thực vật chủ yếu là rừng tai-ga. (SGK – trang 122).
Câu 10. Khoáng sản chủ yếu của Bắc Á là?
A. Sắt, thiếc, than, dầu mỏ.
B. Sắt, thiếc, than, dầu mỏ, đồng.
C. Sắt, thiếc, than, đồng.
D. Sắt, thiếc, than, dầu mỏ, đồng, nhôm.
Đáp án: B
Giải thích:
Bắc Á có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú, bao gồm: sắt, thiếc, than, dầu mỏ, đồng… (SGK – trang 122).
Câu 11. Cảnh quan chủ yếu của Tây Nam Á là?
A. Rừng lá kim.
B. Xa van.
C. Hoang mạc và bán hoang mạc.
D. Rừng nhiệt đới thường xanh.
Đáp án: C
Giải thích:
Hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích. (SGK-trang 123).
Câu 12. Hệ thống núi Hi-ma-lay-a đồ sộ nằm ở khu vực nào của châu Á?
A. Nam Á.
B. Đông Á.
C. Trung Á.
D. Tây Nam Á.
Đáp án: A
Giải thích:
Nam Á có các miền địa hình: miền núi Hi-ma-lay-a là hệ thống núi trẻ cao và đồ sộ… (SGK – trang 124).
Câu 13. Sườn phía nam của dãy Hi-ma-lay-a có khí hậu?
A. Nóng, khô.
B. Nóng, ẩm.
C. Lạnh, khô.
D. Lạnh, ẩm.
Đáp án: B
Giải thích:
Sườn phía nam của dãy Hi-ma-lay-a có khí hậu nóng, ẩm… (SGK – trang 125).
Câu 14. Trung Quốc nằm ở bộ phận nào của khu vực Đông Á?
A. Phần hải đảo.
B. Phần đại dương.
C. Phần lục địa.
D. Phần núi cao.
Đáp án: C
Giải thích:
Phần lục địa gồm Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên và Hàn Quốc. (SGK – trang 123).
Câu 15. Khu vực Đông Nam Á chia làm những bộ phận nào?
A. Đất liền và các quần đảo.
B. Đồi và đồng bằng.
C. Núi và đồng bằng.
D. Cao nguyên và đồng bằng.
Đáp án: A
Giải thích:
Lãnh thổ Đông Nam Á bao gồm hai bộ phận: phần đất liền và các quần đảo. (SGK – trang 125).
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
Bài 9: Thiên nhiên Châu Phi
Bài 10: Dân cư, xã hội Châu Phi
Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi