Địa lí lớp 7 Bài 5: Thiên nhiên châu Á
Video giải Địa lí 7 Bài 5: Thiên nhiên châu Á – Chân trời sáng tạo
A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 5: Thiên nhiên châu Á
1. Vị trí địa lý, hình dạng và kích thước của châu Á
Lược đồ tự nhiên châu Á
– Về vị trí, phần đất liền châu Á kéo dài từ vùng cận cực Bắc đến xích đạo, một số đảo và quần đảo kéo đến vĩ tuyến 100N.
– Tiếp giáp:
+ Phía Tây giáp với châu Âu
+ Phía Tây Nam giáp với châu Phi qua eo đất Xuy-ê
+ Ba mặt còn lại tiếp giáp với biển và đại dương: phía Bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía Đông giáp với Thái Bình Dương, phía Nam giáp với Ấn Độ Dương.
– Về kích thước: Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới. Lãnh thổ diện tích đất liền 41,5tr Km2, diện tích cả các đảo phụ thuộc là 44,4tr Km2.
– Về hình dạng, lãnh thổ châu Á có dạng khối rộng lớn. Bờ biển bị chia cắt mạnh, có nhiều bán dảo, vịnh biển…
2. Đặc điểm tự nhiên châu Á
a. Địa hình, khoáng sản
– Địa hình:
+ Đồi núi, cao nguyên, sơn nguyên chiếm đa số và nhiều đồng rộng lớn.
+ Núi chạy theo hai hướng chính: Đông-Tây hoặc gần Đông – Tây, Bắc-Nam hoặc gần Bắc-Nam, có nhiều đồng bằng nằm xen kẻ với nhau làm địa hình bị chia cắt phức tạp.
+ Phân bố địa hình: núi tập trung ở vùng trung tâm và vùng Tây Nam Á. Đồng bằng nằm ở ven biển.
– Khoáng sản: đa dạng và phong phú, quan trọng nhất là: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và nhiều kim loại màu
b. Khí hậu
– Các kiểu khí hậu gió mùa phân bố chủ yếu ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á, một năm có hai mùa rõ rệt
+ Mùa Đông: lạnh, khô
+ Mùa Hạ: nóng ẩm, mưa nhiều
+ Đông Nam Á và Nam Á là hai khu vực có mưa nhiều nhất thế giới
– Các kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu ở vùng nội địa và Tây Nam Á tạo ra cảnh quan hoang mạc và nửa hoang mạc
+ Mùa đông khô và lạnh
+ Mùa hè khô và nóng – lượng mưa ít (trung bình chỉ đạt 300 mm/năm)
c. Sông ngòi và hồ
– Sông ngòi:
+ Sông ngòi Châu Á khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn.
+ Các sông phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
+ Sông ở Bắc Á: mạng lưới sông ngòi dày đặc, các sông thường chảy theo hướng từ Nam lên Bắc. Mùa Đông đóng băng, mùa xuân băng tan nước sông lên nhanh thường gây lũ băng lớn.
+ Sông ở Đông Á-Nam Á và Đông Nam Á: mạng lưới sông ngòi dày đặc, có nhiều sông lớn (do mưa nhiều). Chế độ nước theo mùa, mùa Hạ sông nhiều nước
+ Sông ở Tây Nam Á và Trung Á:ít sông, nguồn cung cấp nước chủ yếu do băng tuyết tan, càng về hạ lưu lượng nước sông cảng giảm.
– Hồ:
+ Châu Á có khá nhiều hồ, trong đó có các hồ sâu và lớn nhất thế giới, như: hồ Bai-can, A-ran…
+ Những hồ lớn giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên đẹp.
d. Các đới thiên nhiên
– Do đặc điểm địa hình và khí hậu nên châu Á có đới thiên nhiên đa dạng
+ Đới lạnh: ở phía Bắc của châu lục thời tiết khắc nghiệt, có gió mạnh. Thực vật phổ biến hoang mạc cực, đồng rêu và đồng rêu rừng. Động vật chủ yếu các loài chịu lạnh, về mùa hạ có nhiều loài chim di cư từ phương nam lên.
+ Đới ôn hòa: chiếm diện tích lớn nhất có sự phân hóa từ rừng lá kim sang rừng hỗn giao và rứng lá rộng, thảo nguyên rừng và thảo nguyên. Càng vào sâu trong lục địa, khí hậu khô hạn nên chủ yếu là bán hoang mạc và hoang mạc. Khu vực núi cao phổ biến thảo nguyên và băng tuyết.
+ Đới nóng: ở khí hậu gió mùa, xích đạo, thực vật điển hình là rừng nhiệt đới. Rừng có nhiều tầng và thường xanh, ở những nơi khuất gió hoặc khô hạn có rừng thưa, xavan, cây bụi và hoang mạc.
– Ngày nay, đa số các đới thiên nhiên ở châu Á đều chịu ảnh hưởng bởi sự khai phá của con người. Vì vậy việc bảo về và phục hồi tài nguyên rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia.
B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 5: Thiên nhiên châu Á
Câu 1. Ý nào sau đây không đúng khi nói về địa hình châu Á?
A. Địa hình châu Á rất đa dạng.
B. Có núi và sơn nguyên cao, đồ sộ.
C. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh mẽ.
D. Cao nguyên và đồng bằng nhỏ hẹp.
Đáp án: D
Giải thích:
Nhiều đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới (SGK – trang 113)
Câu 2. Địa hình có nhiều hệ thống núi, cao nguyên, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới là địa hình của châu lục nào?
A. Châu Âu.
B. Châu Á.
C. Châu Phi.
D. Châu Mỹ.
Đáp án: B
Giải thích:
Châu Á có nhiều hệ thống núi, cao nguyên, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới là địa hình của châu lục nào (SGK – trang 113).
Câu 3. Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm mấy phần diện tích lãnh thổ châu Á?
A. 1/2.
B. 2/3.
C. 2/4.
D. 3/4.
Đáp án: D
Giải thích:
Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích lãnh thổ (SGK – trang 113).
Câu 4. Sơn nguyên nào ở châu Á đồ sộ nhất thế giới?
A. Tây Tạng.
B. Mông Cổ.
C. Đê Can.
D. Trung Xi-bia.
Đáp án: A
Giải thích:
Sơn nguyên Tây Tạng đồ sộ nhất thế giới, cao trên 4500 m so với mực nước biển (SGK – trang 113).
Câu 5. Tài nguyên khoáng sản quan trong nhất ở châu Á là?
A. Sắt, crôm, dầu mỏ, khí tự nhiên.
B. Dầu mỏ, than đá, sắt, man-gan, đồng, khí tự nhiên.
C. Dầu mỏ, than đá.
D. Sắt, dầu mỏ.
Đáp án: B
Giải thích:
Các khoáng sản quan trọng nhất là: Dầu mỏ, than đá, sắt, man-gan, đồng, khí tự nhiên… (SGK-trang 113)
Câu 6. Châu lục nào có diện tích rộng lớn nhất thế giới?
A. Châu Á.
B. Châu Phi.
C. Châu Mỹ.
D. Châu Âu.
Đáp án: A
Giải thích:
Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới (SGK – trang 111).
Câu 7. Diện tích của châu Á tính cả các đảo là?
A. 44,1 triệu km2.
B. 41,4 triệu km2.
C. 44,4 triệu km2.
D. 44,3 triệu km2.
Đáp án: C
Giải thích:
Châu Á có diện tích (kể cả các đảo) là 44, 4 triệu km2). (SGK – trang 111).
Câu 8. Châu Á có hình dạng?
A. Dạng tròn.
B. Dạng vuông.
C. Dạng khối.
D. Dạng chữ nhật.
Đáp án: C
Giải thích:
Về hình dạng, châu Á có dạng khối rộng lớn (SGK – trang 111).
Câu 9. Phần lãnh thổ trên đất liền của châu Á kéo dài từ?
A. Cực bắc đến cực nam.
B. Cận cực bắc tới xích đạo .
C. Cận cực bắc đến chí tuyến nam.
D. Cận cực Bắc đến chí tuyến bắc.
Đáp án: B
Giải thích:
Phần lãnh thổ trên đất liền của châu Á kéo dài từ vùng cận cực bắc tới xích đạo (SGK – trang 111).
Câu 10. Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?
A. Bắc Băng Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương.
Đáp án: C
Giải thích:
Châu Á không tiếp giáp với Đại Tây Dương – hình 5.1. Bản đồ tự nhiên châu Á (SGK – trang 112).
Câu 11. Kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á là?
A. Gió mùa và lục địa.
B. Gió mùa và hải dương.
C. Hải dương và lục địa.
D. Lục địa và núi cao.
Đáp án: A
Giải thích:
Phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa (SGK-trang 113).
Câu 12. Khí hậu gió mùa châu Á phân bố ở?
A. Phía bắc và nam.
B. Phía đông và đông nam.
C. Phía Tây Nam Á.
D. Trung Á.
Đáp án: B
Giải thích:
Kiểu khí hậu gió mùa phân bố ở phía đông và đông nam. (SGK – trang 113).
Câu 13. Yếu tố tự nhiên nào tạo điều kiện để châu Á phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy?
A. Biển.
B. Hồ.
C. Suối.
D. Sông ngòi.
Đáp án: D
Giải thích:
Sông ngòi tạo điều kiện để châu Á phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy… (SGK – trang 115).
Câu 14. Vì sao mạng lưới sông ngòi khu vực Tây Nam Á và Trung Á kém phát triển?
A. Do có nhiều sa mạc.
B. Do có khí hậu lục địa khô hạn.
C. Do có nhiều núi cao.
D. Do có ít rừng.
Đáp án: B
Giải thích:
Ở những khu vực khô hạn (Tây Nam Á và Trung Á), mạng lưới sông ngòi thưa thớt…(SGK – trang 115).
Câu 15. Thảm thực vật chủ yếu ở đới nóng châu Á là?
A. Rừng thưa và rừng rụng lá.
B. Thảo nguyên và xa van.
C. Rừng lá cứng và rừng rụng lá.
D. Rừng nhiệt đới.
Đáp án: D
Giải thích:
Thực vật điển hình là rừng nhiệt đới … (SGK – trang 115).
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 4: Liên minh Châu Âu
Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
Bài 7: Bản đồ chính trị của châu Á. Các khu vực của châu Á
Bài 9: Thiên nhiên Châu Phi