Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 9: Vương triều Hồi giáo Đê-li
Video giải Lịch sử 7 Bài 9: Vương triều Hồi giáo Đê-li – Chân trời sáng tạo
1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
Giải Lịch sử 7 trang 37 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi trang 37 Lịch sử 7: Vương triều Hồi giáo Đê-li đã được thành lập như thế nào? Nêu những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Đê-li
Phương pháp giải:
B1: Đọc lại nội dung mục 1 trang 37 SGK
B2: Có thể kẻ bảng về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Đê-li
Trả lời:
Vương triều hồi giáo Đê-li được thành lập sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ
– Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì xâm chiếm miền Bắc Ấn Độ. Lập nên vương triều Hồi giáo Đê -li.
Đến đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng.
Chính trị |
Kinh tế |
Xã hội |
Năm 1206, vương triều Hồi giáo đầu tiên ở Ấn Độ ra đời. |
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng |
Tầng lớp Bà-la-môn được xem là đẳng cấp cao nhất. |
Đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất vá phát triển. |
Thủ công nghiệp truyền thống phát triển. |
Thực quyền trong xã hội thuộc về người Hồi giáo. |
Thế kỉ XVI, vương triều Hồi giáo Đê-li sụp đổ. |
Giao thương phát triển. Thương nhân Ấn độ bán vải vóc, đồ trang sức và gia vị đổi lấy hàng hóa, ngựa chiến từ Trung Á, Tây Á. |
Người dân không theo Hồi giáo bị phân biệt biệt đối xử |
Nhiều cuộc đấu tranh lớn làm suy yếu vương triều Đê-li. |
2. Thành tựu tiêu biểu về văn hóa
Giải Lịch sử 7 trang 38 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi trang 38 Lịch sử 7: Đọc thông tin trong bài và quan sát tư liệu 9.3, em hãy nêu những đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc Hồi giáo Đê-li.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc nội dung mục 2, quan sát hình 9.3, trang 38
Bước 2: Có thể thấy qua ảnh đặc trưng kiến trúc: mái vòm, tháp cao, …
Trả lời:
Đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc Hồi giáo Đê-li:
– Mang đậm yếu tố văn hóa mới-văn hóa Hồi giáo
– Tháp cao, mái vòm, cửa vòm, sân rộng và họa tiết trang trí bằng chữ A-rập cổ.
Luyện tập – Vận dụng
Luyện tập 1 trang 38 Lịch sử 7: Hoàn thành bảng: Khái quát về tình hình Ấn Độ thời kì vương triều Hồi giáo Đê-li, theo mẫu sau:
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 1 trang 37 SGK
Trả lời:
Thời gian |
Tình hình chính trị |
Tình hình kinh tế |
Tình hình xã hội |
Thành tựu văn hóa |
|
Vương triều Hồi giáo Đê-li |
1206-thế kỉ XVI |
Năm 1206, vương triều Hồi giáo đầu tiên ở Ấn Độ ra đời. |
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng |
Tầng lớp Bà-la-môn được xem là đẳng cấp cao nhất. |
Kiến trúc mang đậm ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo |
Đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất vá phát triển. |
Thủ công nghiệp truyền thống phát triển. |
Thực quyền trong xã hội thuộc về người Hồi giáo. |
Tiểu biểu có tháp cao, mái vòm, cửa vòm, sân rộng và họa tiết trang trí bằng chữ A-rập cổ |
||
Thế kỉ XVI, vương triều Hồi giáo Đê-li sụp đổ. |
Giao thương phát triển. Thương nhân Ấn độ bán vải vóc, đồ trang sức và gia vị đổi lấy hàng hóa, ngựa chiến từ Trung Á, Tây Á. |
Người dân không theo Hồi giáo bị phân biệt biệt đối xử |
Chữ Ba Tư là ngôn ngữ chính thời Đê-li |
||
Nhiều cuộc đấu tranh lớn làm suy yếu vương triều Đê-li. |
Nhà văn hóa, nhà thơ lớn Kabir với nhiều tác phẩm bằng tiếng Hin-đi |
Vận dụng 2 trang 38 Lịch sử 7: Em hãy tìm hiểu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời kì Đê-li.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 2 trang 38 SGK
Trả lời:
Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời kì Đê-li:
Kiến trúc: Quần thể kiến trúc thánh đường và tháp Hồi giáo Ku-túp Mi-na, Đê-li
Chữ Ba Tư là ngôn ngữ chính thời Đê-li
Nhiều nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc Ấn Độ như: Kabir (1440-1518) với nhiều tác phẩm bằng tiếng Hin-đi.
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:
Bài 8: Vương triều Gúp-ta
Bài 10: Đế quốc Mô-gôn
Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia