Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn
Video giải Địa lí 7 Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn – Kết nối tri thức
1. Đặc điểm dân cư, xã hội
Giải Địa lí 7 trang 152 Kết nối tri thức
Câu hỏi trang 152 Địa Lí 7: Dựa vào thông tin trong mục a và hình 1 (trang 146), hãy:
– Xác định các luồng nhập cư vào Trung và Nam Mỹ.
– Cho biết thành phần chủng tộc của cư dân Trung và Nam Mỹ.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục a (Nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ) và quan sát hình 1.
Trả lời:
– Các luồng nhập cư vào Trung và Nam Mỹ:
+ Người Anh-điêng (Chủng tộc Môn-gô-lô-it).
+ Người gốc Phi (Chủng tộc Nê-grô-it).
+ Người Tây Ban Nha.
+ Người Bồ Đào Nha.
– Thành phần chủng tộc của cư dân Trung và Nam Mỹ:
+ Chủng tộc Môn-gô-lô-it.
+ Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.
+ Chủng tộc Nê-grô-it.
Câu hỏi trang 152 Địa Lí 7: Đọc thông tin và quan sát hình 1 trong mục b, hãy:
– Trình bày vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ.
– Kể tên và xác định vị trí của các thành phố có từ 10 triệu người trở lên ở Trung và Nam Mỹ.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục b (Vấn đề đô thị hóa) và quan sát hình 1 (Các thành phố trên 10 triệu người được kí hiệu bằng hình tròn màu xanh lá và màu đỏ).
Trả lời:
– Vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ:
+ Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới.
+ Tỉ lệ dân đô thị hóa cao khoảng 80% số dân (năm 2020).
+ Ở một số nơi quá trình đô thị hoá mang tính tự phát => nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như thất nghiệp, ở nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tội phạm….
– Các thành phố có từ 10 triệu dân trở lên ở Trung Và Nam Mỹ.
+ Mê-hi-cô Xi-ti (khu vực Trung Mỹ).
+ Bô-gô-ta (phía tây bắc của Nam Mỹ, thuộc nước Cô-lôm-bi-a).
+ Li-ma (phía tây của Nam Mỹ, thuộc nước Pê-ru).
+ Ri-ô đê Gia-nê-rô và Xao Pao-lô (phía đông nam của châu Mỹ, thuộc nước Bra-xin).
+ Bu-ê-nốt Ai-rét (phía nam của Nam Mỹ, thuộc nước Ác-hen-ti-na).
Giải Địa lí 7 trang 154 Kết nối tri thức
Câu hỏi trang 154 Địa Lí 7: Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục c, hãy nêu những nét đặc sắc của văn hoá Mỹ La-tinh.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin mục c (Văn hóa Mỹ La-tinh) và quan sát hình 2, 3.
Trả lời:
Những nét đặc sắc của văn hoá Mỹ La-tinh:
– Chủ nhân của nhiều nền văn hoá cổ nổi tiếng: văn hóa May-a, văn hóa In-ca, văn hóa A-dơ-tếch.
– Sau khi người Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sang xâm chiếm, sự pha trộn văn hoá của các tộc người đã hình thành nền văn hoá Mỹ La-tinh độc đáo.
– Nhiều lễ hội đặc sắc: Ca-na-van, Ô-ru-rô, La-ti-nô, Pa-rin-tin,..
– Ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thuộc ngữ hệ La-tinh.
2. Khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn.
Câu hỏi trang 154 Địa Lí 7: Đọc thông tin trong mục a, hãy nêu khái quát đặc điểm rừng A-ma-dôn.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục a (Đặc điểm rừng A-ma-dôn).
Trả lời:
Đặc điểm rừng A-ma-dôn:
– Rừng nhiệt đới rộng nhất thế giới (diện tích hơn 5 triệu km2), tập trung chủ yếu ở Bra-xin và Cô-lôm-bi-a.
– Khí hậu nóng ẩm quanh năm nên sinh vật rất phong phú: rừng phát triển nhiều tầng; động vật đa dạng về thành phần loài.
– Rừng được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất, là nguồn dự trữ sinh học quý giá, giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái toàn cầu.
Giải Địa lí 7 trang 155 Kết nối tri thức
Câu hỏi trang 155 Địa Lí 7: Dựa vào bảng số liệu và thông tin trong mục b, hãy:
– Nhận xét sự thay đổi diện tích rừng A-ma-dôn ở Bra-xin giai đoạn 1970 – 2019.
– Nêu nguyên nhân của việc suy giảm rừng A-ma-dôn.
– Nêu một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn.
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng số liệu và thông tin trong mục b.
Trả lời:
– Nhận xét: Diện tích rừng A-ma-dôn từ năm 1970 đến năm 2019 giảm liên tục:
+ Giai đoạn 1970 – 1990: giảm 0,21 triệu km2, từ 4,0 triệu km2 (1970) xuống còn 3,79 triệu km2 (1990).
+ Giai đoạn 1990 – 2000: giảm 0,37 triệu km2, từ 3,97 triệu km2 (1990) xuống còn 3,6 triệu km2 (2000).
+ Giai đoạn 2000 – 2010: giảm 0,17 triệu km2, từ 3,6 triệu km2 (2000) xuống còn 3,43 triệu km2 (2000).
+ Giai đoạn 2010 – 2019: giảm 0,04 triệu km2, từ 3,43 triệu km2 (2010) xuống còn 3,39 triệu km2 (2019).
– Nguyên nhân:
+ Trong nhiều năm qua, con người đã khai phá rừng A-ma-dôn để lấy gỗ, lấy đất canh tác, khai thác khoáng sản và làm đường giao thông.
+ Bên cạnh đó, các vụ cháy rừng cũng làm diện tích rừng mất đi đáng kể.
– Một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn:
+ Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng.
+ Trồng phục hồi rừng.
+ Tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng.
Luyện tập – Vận dụng
Luyện tập trang 155 Địa Lí 7: Trình bày một đặc điểm dân cư, xã hội ở khu vực Trung và Nam Mỹ.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về đặc điểm Trung và Nam Mỹ ( Chú ý phần đặc điểm dân cư xã hội).
Trả lời:
Nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ:
– Dân cư trung và Nam Mĩ có nhiều nguồn gốc khác nhau bao gồm người Anh Điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít, người Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít.
– Hiện nay phần lớn dân cư Trung Nam Mỹ là người lai do sự hợp huyết giữa Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc Phi và người Anh điêng.
– Sự hoà trộn này đã tạo nên nền văn hóa Mỹ La-tinh độc đáo, trong cộng đồng dân cư và xã hội giữa các nước Trung và Nam Mỹ.
Vận dụng trang 155 Địa Lí 7: Tìm hiểu một nét văn hoá Mỹ La-tinh và chia sẻ với các bạn.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của bản thân và tìm hiểu thông tin trên Internet.
Trả lời:
Ví dụ: Lễ hội Ca-na-van
– Lễ hội được tổ chức từ 28/2 – 4/3 hàng năm trên khắp đất nước Bra-xin, trong đó tại thủ đô Ri-ô Gia-nây-rô là nơi hội tụ tất cả các vũ công Samba tài giỏi nhất đổ về tranh tài.
– Nhắc tới lễ hội Ca-na-van là nhắc đến những bộ trang phục hóa trang lộng lẫy của các vũ công Samba, tại đây bạn có thể tận mắt chiêm ngưỡng nhiều bộ trang phục mà chưa bao giờ được thấy trong đời.
– Lễ hội là sự gắn liền với các buổi lễ diễu hành cạnh tranh giữa các trường học dạy Samba. Mỗi trường lại có vũ công, biên đạo múa và nhạc sĩ của riêng mình, tạo nên các màn trình diễn độc đáo.
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ
Bài 18: Châu Đại Dương
Bài 19: Châu Nam Cực