Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương
A. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương
Câu 1. Phía tây lục địa Ô-xtrây-li-a có địa hình gì?
A. Cao nguyên, hoang mạc.
B. Đồng bằng.
C. Sơn Nguyên.
D. Bờ biển.
Đáp án: A
Giải thích:
Phía tây lục địa Ô-xtrây-li-a có độ cao trung bình dưới 500m với cao nguyên…, hoang mạc… (SGK trang 163).
Câu 2. Đại bộ phận diện tích lãnh thổ Ô-xtrây-li-a có khí hậu?
A. Lạnh giá.
B. Khô hạn.
C. Ôn hòa.
D. Ẩm ướt.
Đáp án: B
Giải thích:
Phần lớn diện tích lãnh thổ Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn. (SGK – trang 164).
Câu 3. Khoáng sản chủ yếu của châu Đại Dương là?
A. Vàng, dầu mỏ.
B. Sắt, đồng, vàng, than, dầu mỏ.
C. Than, dầu khí.
D. Cát thủy tinh.
Đáp án: B
Giải thích:
Châu Đại Dương có nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị như sắt, đồng, vàng, than, dầu mỏ… (SGK – trang 163).
Câu 4. Khu vực trung tâm lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu?
A. Mát mẻ.
B. Nóng, ẩm, mưa nhiều.
C. Nhiệt đới khô và cận nhiệt lục địa.
D. Điều hòa, mưa nhiều.
Đáp án: C
Giải thích:
Hình 19.2 Bản đồ khí hậu Ô-xtrây-li-a (SGK – trang 164).
Câu 5. Loại thú độc đáo, chỉ có ở châu Đại Dương là?
A. Tê giác.
B. Thú có túi.
C. Chim cánh cụt.
D. Hải cẩu.
Đáp án: B
Giải thích:
Ô-xtrây-li-a là nơi có hệ động, thực vật rất phong phú và độc đáo…, trong đó có những loài đặc hữu như thú có túi… (SGK-trang 165).
Câu 6. Châu Đại Dương nằm giữa đại dương nào sau đây?
A. Ấn Độ Dương .
B. Thái Bình Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Bắc Băng Dương.
Đáp án: B
Giải thích:
Hình 19.1: Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương (SGK – trang 162).
Câu 7. Châu Đại Dương trải dài từ đâu đến đâu?
A. Từ khỏang 100N đến 300N.
B. Từ khỏang 100N đến 390N.
C. Từ khỏang 100N đến 200N.
D. Từ khỏang 100N đến 290N.
Đáp án: B
Giải thích:
Châu Đại Dương trải dài từ khoảng vĩ tuyến 100N đến khoảng 390N (SGK – trang 163).
Câu 8. Địa hình bờ biển của châu Đại Dương có đặc điểm?
A. Ít bị chia cắt.
B. Bị cắt xẻ mạnh.
C. Có nhiều vũng vịnh.
D. Có nhiều bãi cát đẹp.
Đáp án: A
Giải thích:
… với bốn phía giáp biển, đường bờ biển ít bị chia cắt. (SGK – trang 163).
Câu 9. Châu Đại Dương gồm những bộ phận nào?
A. Lục địa Ô-xtray-li-a.
B. Vùng đảo châu Đại Dương .
C. Lục địa Ô-xtray-li-a và chuỗi đảo châu Đại Dương.
D. Vùng đảo châu Đại Dương và đảo Mê-la-nê-di.
Đáp án: C
Giải thích:
Châu Đại Dương …, bao gồm các chuỗi đảo … và lục địa Ô-xtrây-li-a. (SGK – trang 163).
Câu 10. Đất nước có diện tích lớn nhất châu Đại Dương là?
A. Va-nu-a-tu.
B. Niu Di-len.
C. Pa-pua Niu Ghi-nê.
D. Ô-xtrây-li-a.
Đáp án: D
Giải thích:
Hình 19.1: Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương (SGK – trang 162).
Câu 11. Loài thực vật nào sau đây được in trên quốc huy của Ô-xtrây-li-a?
A. Thông.
B. Phi lao.
C. Keo hoa vàng.
D. Lim.
Đáp án: C
Giải thích:
Quốc huy Ô-xtrây-li-a sử dụng hình ảnh … trên nền cây keo hoa vàng rất phổ biến ở nước này. (SGK-trang 165).
Câu 12. Phía bắc lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu?
A. Mát mẻ.
B. Nhiệt đới gió mùa.
C. Nhiệt đới.
D. Điều hòa, mưa nhiều..
Đáp án: B
Giải thích:
Hình 19.2 Bản đồ khí hậu Ô-xtrây-li-a (SGK – trang 164).
Câu 13. Khu vực phía đông và đông nam lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu?
A. Mát mẻ.
B. Nhiệt đới gió mùa.
C. Nhiệt đới.
D. Núi cao.
Đáp án: D
Giải thích:
Khu vực phía đông và đông nam có thêm kiểu khí hậu núi cao. (SGK – trang 164).
Câu 14. Ô-xtrây-li-a có bao nhiêu loài động vật có vú?
A. Hơn 320 loài.
B. Hơn 350 loài.
C. Hơn 370 loài.
D. Hơn 360 loài.
Đáp án: C
Giải thích:
Ô-xtrây-li-a có hơn 370 loài động vật có vú. (SGK – trang 165).
Câu 15. Trên đảo Ta-xma-ni-a phát triển thảm thực vật nào sau đây?
A. Hoang mạc.
B. Thảo nguyên.
C. Xavan.
D. Rừng nhiệt đới.
Đáp án: D
Giải thích:
Các khu rừng nhiệt đới phát triển ở phía nam và trên đảo Ta-xma-ni-a. (SGK – trang 165).
Video giải Địa lí 7 Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương – Chân trời sáng tạo
B. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
– Phần lớn châu Đại Dương nằm ở nam bán cầu, phía tây bắc giáp với châu Á và phía tây giáp với Ấn Độ Dương bao gồm các chuỗi đảo Mê-la-nê-đi, NiuDilen, Pô-li-nê-đi, Mi-cro-nê-di
– Lục địa Ô-xtray-li-a trải dài từ khoảng vĩ tuyến 100N đến 390N, nằm ở phía tây châu
Đại Dương 4 phía giáp với biển, đường bờ biển ít bị chia cắt. Đây là lục địa có diện tích nhỏ nhất thế giới 8.5 triệu km2
2. Đặc điểm tự nhiên
a. Địa hình và khoáng sản
– Ô-xtray-li-a là 1 lục địa tương đối bằng phẳng với phía tây là cao nguyên, ở giữa là đồng bằng và bồn địa, phía đông là núi.
+ Khu vực phía Tây: có độ cao trung bình 500m với cao nguyên Kim-boc-li, hoang mạc Vich-to-ri-a Lớn.
+ Trung tâm là vùng đất thấp với bồn địa Ac-tê-di-an Lớn ở phía bắc và đồng bằng Nan-la-bo ở phía nam.
+ Khu vực phía đông: là dãy Trường Sơn Ô-xtray-li-a kéo dài từ bắc xuống nam, với độ cao trung bình 600-900m ở phía bắc và cao dần về phía nam với các đỉnh cao trên 2000m
– Địa hình Niu Dilen và chuỗi đảo Mê-la-nê-di chủ yếu là núi cao, có đỉnh cao trên 4000m. Ở hai chuỗi đảo còn lại, đão núi lửa là những đảo núi cao, đảo san hô là đảo thấp.
– Nhiều khoáng sản có giá trị như: đồng, vàng, dầu mỏ…phân bố tập trung ở Ô-xtray-li-a và Niu Dilen.
b. Khí hậu và sinh vật
– Phần lớn lục địa Ô-xtray-li-a có khí hậu khô hạn phân hóa từ bắc xuống nam từ khí hậu nhiệt đới đến khí hậu cận nhiệt và ôn đới. Các đới khí hậu còn phân hóa thành các kiểu: nhiệt đới khô và cận nhiệt lục địa chiếm diện tích lớn nhất, phía nam có kiểu ôn đới hải dương, đông và đông nam có kiểu núi cao.
– Khí hậu phân hóa từ tây sang đông: phía đông là kiểu ôn đới hải dương, càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt lớn và lượng mưa thấp.
– Giới sinh vật phong phú và độc đáo (75% là loài địa phương). Động vật: thú có túi, cáo mỏ vịt, các loài có vú, chim. Thực vật các loài cây bản địa như keo hoa vàng, bạch đàn, tràm, phía nam phát triển rừng nhiệt đới trên đảo Ta- xma-ni-a.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 18: Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn
Trắc nghiệm Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương
Trắc nghiệm Bài 20: Dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a
Trắc nghiệm Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a
Trắc nghiệm Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực