Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi
Phần 1. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi
Câu 1. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi gia đoạn 2015 – 2020 là bao nhiêu?
A. 2,54%.
B. 2,62%.
C. 2,73%.
D. 1,78%.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Giai đoạn 2015 – 2020: 2,54% ( bảng – sgk trang 133)
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không thuộc đặc điểm dân cư Châu Phi?
A. Gia tăng nhanh.
B. Nạn đói
C. Thu nhập cao.
D. Xung đột quân sự.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Một số vấn đề dân cư xã hội châu Phi:
– Tỉ lệ dân số tự nhiên cao.
– Nạn đói
– Xung đột quân sự
(sgk trang 133 + 134)
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây của gia tăng dân số tự nhiên châu Phi?
A. Gia tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới và đang có xu hướng giảm.
B. Gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất thế giới.
C. Gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất thế giới và đang có xu hướng giảm.
D. Gia tăng dân số tự nhiên đứng thứ 2 trên thế giới sau châu Á.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên có giảm nhưng châu Phi vẫn có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới (sgk trang 133).
Câu 4. Quần thể di sản lịch sử nào lớn nhất châu Phi?
A. Giấy Pa-pi-rút.
B. Chữ viết tượng hình.
C. Phép tính diện tích các hình.
D. Kim tự tháp (Ai Cập)
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Nền văn minh sông Nin để lại nhiều si sản lịch sử có giá trị tiêu biểu là các kim tự tháp (Ai Cập) – (sgk trang 134)
Câu 5. Đâu không phải nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội ở châu Phi?
A. Bùng nổ dân số.
B. Xung đột tộc người.
C. Sự can thiệp của nước ngoài.
D. Hạn hán, lũ lụt
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Một số vấn đề dân cư xã hội châu Phi:
– Tỉ lệ dân số tự nhiên cao.
– Nạn đói
– Xung đột quân sự
(sgk trang 133 + 134)
Câu 6. Năm 2020, dân số châu Phi chiếm bao nhiêu % dân số thế giới?
A. 15%.
B. 17%.
C. 19%.
D. 22 %
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Năm 2020, số dân châu Phi khoảng 1.340 triệu người chiếm khoảng 17% số dân thế giới. (sgk trang 133)
Câu 7. Nền văn minh phát triển sớm nhất Châu Phi là gì?
A. Sông Nin.
B. Nam Phi.
C. Công gô.
D. Du mục.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Vào khoảng 3 000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập đã xây dựng ở đây nền văn minh sông Nin rực rỡ. (sgk trang 134)
Câu 8. Nền văn minh sông Nin được xây dựng vào khoảng thời gian nào?
A. 2 000 năm trước Công nguyên.
B. 2 500 trước Công nguyên.
C. 3 000 năm trước Công nguyên.
D. 3 500 trước Công nguyên.
Hướng dẫn giải
Vào khoảng 3 000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập đã xây dựng ở đây nền văn minh sông Nin rực rỡ. (sgk trang 134)
Câu 9. Ai là người xây dựng lên nền văn minh sông Nin?
A. Người Nam Phi.
B. Người Ai Cập.
C. Người Công – gô.
D. Người Ăng – gô – la.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Vào khoảng 3 000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập đã xây dựng ở đây nền văn minh sông Nin rực rỡ. (sgk trang 134)
Câu 10. Dân số châu Phi rất tăng nhanh khi nào?
A. Những năm 20 của thế kỉ XX.
B. Những năm 30 của thế kì XX.
C. Những năm 40 của thế kỉ XX.
D. Những năm 50 của thế kỉ XX.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Số dân châu Phi tăng rất nhanh từ những năm 50 của thế kỉ XX (sgk trang 133)
Câu 11. Tỉ suất tử vong châu Phi giảm nhanh do đâu?
A. Đời sống nhân dân cải thiện, những tiến bộ về y tế.
B. Những tiến bộ y tế, giáo dục.
C. Đời sống nhân dân được cải thiện.
D. Những tiến bộ về y tế, chính sách của nhà nước
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Đời sống nhân dân được cải thiện, những tiến bộ y tế làm giảm nhanh tỉ suất tử vong.
Câu 12. Các nước ngoài can thiệt vào các nước châu Phi do đâu?
A. Dân số đông, tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.
B. Nạn đói.
C. Nhiều di tích lịch sử.
D. Xung đột quân sự.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hậu quả xung đột thường rất nghiêm trọng, dẫn đến thương vong về người, gia tăng nạn đói,… đồng thời, tạo cơ hội để nước ngoài can thiệt.
Câu 13. Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột quân sự ở châu Phi là gì?
A. Mâu thuẫn giữa các bộ tộc.
B. Cạnh tranh tài nguyên nước.
C. Nhiều tôn giáo, sắc tộc.
D. Cạnh tranh lương thực.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Xung đột quân sự là một vấn đề nghiêm trọng tại châu Phi. Xung đột xảy ra do mẫu thuẫn giữa các bộ tộc, cạnh tranh về tài nguyên (đặc biệt là tại nguyên nước) (sgk trang 134)
Câu 14. Nguyên nhân chính nào kìm hãm sự phát triển kinh tế ở châu Phi?
A. Xung đột quân sự.
B. Nạn đói.
C. Tăng dân số.
D. Giáo dục.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển… ( sgk trang 133)
Câu 15. Hoang mạc Xahara là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn đói do đâu?
A. Khí hậu khắc nhiệt.
B. Tình trạng hạn hán và bất ổn chính trị.
C. Thiếu nước.
D. Dân số đông.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Vùng nam hoang mạc Xahara là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn đói do tình trạng hạn hán và bất ổn chính trị (sgk trang 133)
Phần 2. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi
1. Một số vấn đề dân cư, xã hội
a) Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao
– Năm 2020, số dân châu Phi khoảng 1 340 triệu người, chiếm khoảng 17% số dân thế giới.
– Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới với 2,54% (giai đoạn 2015 – 2020).
– Gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển, dẫn đến đói nghèo, tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, suy thoái và ô nhiễm môi trường,…
b) Nạn đói
– Tình trạng: hàng năm có hàng chục triệu người dân châu Phi bị nạn đói đe dọa, chủ yếu vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
– Nguyên nhân: do tình trạng hạn hán, bất ổn chính trị.
Nạn đói ở châu Phi
c) Xung đột quân sự
Xung đột quân sự là vấn đề nghiêm trọng tại châu Phi:
– Nguyên nhân: do mâu thuẫn giữa các bộ tộc, cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên nước),…
– Hậu quả: gây hậu quả nghiêm trọng, gây thương vong về người, gia tăng dân số, bệnh tật, di dân, bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên,… tao cơ hội cho nước ngoài can thiệp.
2. Di sản lịch sử châu Phi
– Châu Phi là một trong những cái nôi của loài người và đã sản sinh ra nhiều văn minh, di sản có giá trị như:
+ Chữ viết tượng hình
+ Phép tính diện tích các hình
+ Các công trình kiến trúc: kim tự tháp, tượng nhân sư
Cư dân Ai Cập cổ đại xây dựng Kim tự tháp
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi
Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi
Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi
Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. Sự phát kiến ra châu Mỹ
Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ