Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
Bài 28.1 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể sinh vật?
A. 50%.
B. 60%.
C. 70%.
D. 80%.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Nước chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể sinh vật nhưng phân bố không đồng đều ở các cơ quan và tổ chức khác nhau của cơ thể. Tổng lượng nước trong cơ thể là không cố định mà giảm dần theo độ tuổi. Đối với trẻ sơ sinh, tổng lượng nước chiếm khoảng 75 – 80% cơ thể. Từ 1 tuổi cho đến tuổi trung niên, tổng lượng nước chiếm khoảng 60% trọng lượng cơ thể đối với nam giới và 55% trọng lượng cơ thể đối với nữ giới. Sau tuổi trung niên, tổng lượng nước chỉ còn chiếm khoảng 50% trọng lượng cơ thể.
Bài 28.2 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nước có những vai trò gì đối với cơ thể sinh vật?
? Vận chuyển các chất trong cơ thể sinh vật.
? Tạo môi trường liên kết các thành phần khác nhau trong cơ thể.
? Điều hoà thân nhiệt.
? Tạo ra năng lượng cho cơ thể.
? Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể sử dụng.
? Môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.
? Môi trường hoà tan nhiều chất cần thiết.
Lời giải:
– Vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật:
+ Vận chuyển các chất trong cơ thể sinh vật.
+ Tạo môi trường liên kết các thành phần khác nhau trong cơ thể.
+ Điều hoà thân nhiệt.
+ Môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.
+ Môi trường hoà tan nhiều chất cần thiết.
– Nước không có vai trò tạo ra năng lượng cho cơ thể và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể sử dụng.
Bài 28.3 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nước đóng vai trò
A. là dung môi hoà tan khí carbon dioxide.
B. là nguyên liệu cho quang hợp.
C. làm tăng tốc độ quá trình quang hợp.
D. làm giảm tốc độ quá trình quang hợp.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (nước, carbon dioxide) nhờ năng lượng ánh sáng → Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nước đóng vai trò là nguyên liệu cho quang hợp.
Bài 28.4 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật?
(1) Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.
(2) Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hoá diễn ra.
(3) Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.
(4) Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.
(5) Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.
(6) Giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Chất dinh dưỡng là các chất hóa học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài (thức ăn, phân bón,…) có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật. Vậy trong các phát biểu trên, các phát biểu đúng về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật là:
(1) Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.
(3) Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.
(4) Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.
(5) Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.
Bài 28.5 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về phân tử nước?
(1) Nước được cấu tạo từ hai nguyên tử oxygen liên kết với một phân tử hydrogen.
(2) Trong phân tử nước, đầu oxygen tích điện âm còn đầu hydrogen tích điện dương.
(3) Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính lưỡng tính.
(4) Nước có thể liên kết với một phân tử bất kì khác.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
(1) Sai. Nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen liên kết với hai phân tử hydrogen.
(2) Đúng. Trong phân tử nước, do nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên các electron dùng chung trong liên kết cộng hóa trị có xu hướng bị lệch về phía oxygen dẫn đến đầu oxygen tích điện âm còn đầu hydrogen tích điện dương.
(3) Sai. Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính phân cực.
(4) Sai. Nước chỉ có thể liên kết với một số phân tử hóa học khác để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.
Bài 28.6 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy kể tên một số loài thực vật và động vật sống trong môi trường nước.
Lời giải:
– Một số thực vật sống trong môi trường nước: sen, súng, rong đuôi chó,…
– Một số động vật sống trong môi trường nước: cá heo, cá mập, sứa, tôm,…
Bài 28.7 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phân tử nước liên kết với các phân tử phân cực khác bằng cách nào? Vẽ hình minh hoạ.
Lời giải:
– Cách thức mà phân tử nước liên kết với các phân tử phân cực khác: Phân tử nước liên kết với một phân tử phân cực bằng cách: đầu oxygen tích điện âm của nước sẽ liên kết với đầu tích điện dương của phân tử đó, còn đầu hydrogen tích điện dương sẽ liên kết với đầu tích điện âm.
– Hình minh hoạ:
Bài 28.8 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Các loài cây ăn thịt (cây gọng vó, cây nắp ấm,…) thu hút côn trùng đến, tiết ra các chất dính làm cho côn trùng không thể thoát được, đồng thời tiết ra enzyme để tiêu hoá thức ăn của mình. Theo em, các loài cây này thường sinh sống ở những nơi có điều kiện như thế nào và chúng lấy chất gì từ côn trùng?
Lời giải:
– Môi trường sống của các loài cây ăn thịt: Những loài thực vật này thường sống ở những nơi ít dinh dưỡng, đặc biệt là nitrogen.
– Những chất mà loài cây ăn thịt lấy từ côn trùng: Vì sống trong môi trường thiếu chất dinh dưỡng, các loài cây ăn thịt đã lấy chất hữu cơ (protein) từ các loài động vật, chủ yếu là các loài côn trùng để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho quá trình sống.
Bài 28.9 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Khi hoạt động mạnh, nhiệt độ cơ thể tăng cao, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi để làm mát. Theo em, tại sao việc tiết mồ hôi có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể?
Lời giải:
Việc tiết mồ hôi có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể vì: Trong mồ hôi, nước chiếm khoảng 98%. Khi nước trong mồ hôi bay hơi sẽ mang theo nhiệt của cơ thể giúp làm giảm nhiệt độ bề mặt cơ thể.
Bài 28.10 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy tìm hiểu và giải thích các hiện tượng sau:
a) Khi cây thiếu nitrogen (N) hay magnesium (Mg), lá sẽ bị vàng.
b) Khi cơ thể người thiếu sắt (Fe) sẽ có triệu chứng da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt.
Lời giải:
a) Khi cây thiếu nitrogen (N) hay magnesium (Mg), lá sẽ bị vàng vì: N và Mg là thành phần cấu tạo nên diệp lục, khi thiếu hai nguyên tố này dẫn đến cây thiếu nguyên liệu, không tổng hợp được chất diệp lục → lá cây có màu vàng.
b) Khi cơ thể người thiếu sắt (Fe) sẽ có triệu chứng da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt vì: Sắt là thành phần cấu tạo nên phân tử hemoglobin trong hồng cầu. Khi thiếu sắt sẽ dẫn đến việc hàm lượng hồng cầu trong máu giảm dẫn đến thiếu máu → da xanh xao. Đồng thời, không đủ máu cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể → các cơ quan bị thiếu oxygen và chất dinh dưỡng → chóng mặt, mệt mỏi.
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật
Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Bài 31: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước