Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 10: Đo tốc độ
Bài 10.1 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7: Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn, ta cần những dụng cụ đo nào?
A. Thước cuộn và đồng hồ bấm giây.
B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường.
C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
D. Cổng quang điện và thước cuộn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn, ta cần thước cuộn (đo quãng đường chạy) và đồng hồ bấm giây (đo thời gian chạy).
Bài 10.2 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?
A. Thước, cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
B. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
C. Thước và đồng hồ đo thời gian hiện số.
D. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Người ta thường sử dụng những dụng cụ: thước (đo quãng đường), đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ.
Bài 10.3 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong một thí nghiệm đo tốc độ của xe đồ chơi chạy pin, khi cho xe chạy qua hai cổng quang điện cách nhau 20 cm thì thời gian xe chạy qua hai cổng quang điện được hiển thị trên đồng hồ là 1,02 s. Tính tốc độ chuyển động của xe.
Lời giải:
Tốc độ chuyển động của xe:
Bài 10.4 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7: Xác định tốc độ của một người chạy cự li 100 m được mô tả trong hình dưới đây.
Lời giải:
Thời gian chạy: t = 00:22 – 00:00 = 22 s.
Tốc độ chạy bộ của người là
Bài 10.5 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7: a) Để xác định tốc độ của một vật đang chuyển động, ta cần biết những thông tin gì?
b) Lập kế hoạch và tiến hành đo tốc độ chuyển động của một xe đồ chơi chạy pin. Yêu cầu nêu rõ: dụng cụ đo, cách tiến hành và báo cáo kết quả.
Lời giải:
a) Để xác định tốc độ của một vật đang chuyển động, ta cần biết:
– Thời gian chuyển động của vật.
– Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó.
b) Đo tốc độ chuyển động của một xe đồ chơi chạy pin.
Dụng cụ: Xe đồ chơi, thước, đồng hồ bấm giây.
Cách tiến hành:
– Đánh dấu vạch xuất phát và vạch đích. Đo quãng đường giữa hai vạch.
– Cho xe bắt đầu chạy từ vạch xuất phát về hướng vạch đích đồng thời bấm nút Start trên đồng hồ.
– Bấm nút Stop trên đồng hồ ngay khi xe vừa chạm vạch đích.
– Tính tốc độ theo công thức: tốc độ = quãng đường : thời gian.
Lưu ý: Thực hiện phương án trên với ít nhất 3 lần đo.
Báo cáo kết quả:
Bài 10.6 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hình dưới đây mô tả một cách đo tốc độ chảy của dòng nước bằng vật nổi.
a) Em cần những dụng cụ nào để thực hiện phép đo này?
b) Mô tả cách đo tốc độ chảy của dòng nước.
Lời giải:
a) Những dụng cụ cần thiết gồm:
– Dụng cụ đo: Thước dây, đồng hồ bấm giây.
– Dụng cụ hỗ trợ: Vật nổi, dây căng và vật cắm mốc.
b) Cách đo:
– Cắm mốc căng dây đánh dấu vạch xuất phát và vạch đích.
– Đo khoảng cách d giữa vạch xuất phát và vạch đích.
– Bạn A thả vật nổi và ra tín hiệu để bạn B bấm đồng hồ bắt đầu đo. Bạn B quan sát vật nổi chạm vạch đích thì bấm đồng hồ dừng đo và đọc kết quả đo thời gian t.
– Tính tốc độ chảy của dòng nước bằng công thức:
Bài 10.7 trang 32 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bảng dưới đây cho biết thông tin về thành tích bơi ở cự li 50 m của một số nữ vận động viên quốc tế.
(Nguồn: https://www.fina.org)
a) Tính tốc độ bơi của các vận động viên.
b) Để đo tốc độ bơi của một người, em cần những dụng cụ gì?
Lời giải:
a) Ta sử dụng công thức: để tính tốc độ bơi của các vận động viên và hoàn thành vào bảng.
b) Để đo tốc độ bơi của một người, ta cần các dụng cụ sau:
– Thước để đo quãng đường giữa vạch xuất phát và vạch đích.
– Đồng hồ bấm giây để đo thời gian bơi từ vạch xuất phát đến vạch đích.
Bài 10.8 trang 32 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hình dưới đây mô tả một cách đo tốc độ lan truyền âm thanh trong không khí, bằng cách tạo ra tiếng thước gõ lên mặt bàn. Hai micro được kết nối với bộ đếm thời gian. Các cảm biến gắn trong bộ đếm thời gian thu nhận tín hiệu âm thanh đến mỗi micro và hiển thị trên màn hình khoảng thời gian từ lúc micro 1 nhận tín hiệu đến lúc micro 2 nhận tín hiệu.
a) Hãy trình bày cách tính tốc độ lan truyền âm thanh trong không khí.
b) Giả sử trong một lần đo, người ta bố trí khoảng cách giữa hai micro là 1,2 m và khoảng thời gian hiển thị trên màn hình của bộ đếm thời gian là 0,0035 s. Tính tốc độ lan truyền âm thanh trong không khí.
Lời giải:
a) Cách tính tốc độ truyền âm thanh:
– Đo khoảng cách s giữa hai micro.
– Đọc giá trị thời gian t hiển thị trên màn hình bộ đếm thời gian.
– Tính tốc độ theo công thức: .
b) Tốc độ lan truyền âm thanh trong không khí:
Bài 10.9 trang 33 SBT Khoa học tự nhiên 7: Để đo tốc độ gió, người ta chỉ cần một chong chóng gió và một đồng hồ bấm giây. Bằng cách đo số vòng quay của chong chóng trong một khoảng thời gian nhất định, người ta có thể tính ra tốc độ gió.
a) Hãy trình bày cách tính tốc độ gió.
b) Trong một lần đo với chong chóng gió có bán kính 60 cm, người ta đếm được chong chóng quay 20 vòng trong thời gian 4,2 s. Tính tốc độ gió.
Lời giải:
a) Cách tính tốc độ gió:
– Đồng hồ bấm giây cho biết thời gian t.
– Quãng đường s mà đầu cánh chong chóng đi được trong khoảng thời gian t được xác định như sau:
s = số vòng chu vi mỗi vòng = số vòng 2 bán kính chong chóng 3,14
– Tốc độ gió được tính bằng công thức: .
b) Tốc độ gió:
Bài 10.10 trang 33 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bảng dưới đây cho biết số chỉ của đồng hồ đo quãng đường trên một xe máy tại các thời điểm khác nhau kể từ lúc xuất phát (6 giờ 30 phút).
a) Xác định quãng đường xe đi được tính từ lúc xuất phát cho đến các thời điểm đã cho và điền vào bảng.
b) Tính tốc độ của xe trong các khoảng thời gian sau:
– Từ lúc 6 giờ 30 phút đến 7 giờ.
– Từ lúc 6 giờ 30 phút đến 7 giờ 30 phút.
– Từ lúc 6 giờ 30 phút đến 8 giờ.
c) Nêu nhận xét về chuyển động của xe.
Lời giải:
a) Quãng đường xe đi từ lúc 6 giờ 30 phút đến 7 giờ
s = 10220 – 10200 = 20 km
– Quãng đường xe đi từ lúc 6 giờ 30 phút đến 7 giờ 30 phút
s = 10240 – 10200 = 40 km
– Quãng đường xe đi từ lúc 6 giờ 30 phút đến 8 giờ.
s = 10260 – 10200 = 60 km
Điền vào bảng ta được:
b) Tốc độ của xe máy ở các khoảng thời gian là
– Từ lúc 6 h 30 đến 7 h 00 (t = 0,5 h):
– Từ lúc 6 h 30 đến 7 h 30 (t = 1 h):
– Từ lúc 6 h 30 đến 8 h 00 (t = 1,5 h):
c) Nhận xét: Xe máy chuyển động với tốc độ không đổi.
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 9: Đồ thị quãng đường – thời gian
Bài 10: Đo tốc độ
Bài 11: Tốc độ an toàn giao thông
Bài 12: Mô tả sóng âm
Bài 13: Độ to và độ cao của âm