Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 19: Từ trường
A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 19: Từ trường
1. Từ trường (trường từ)
Từ trường tác dụng lực từ lên vật liệu từ đặt trong nó.
– Thí nghiệm trên chứng tỏ vùng không gian bao quanh nam châm có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói vùng không gian xung quanh nam châm có (từ trường).
– Thí nghiệm trên chứng tỏ vùng không gian bao quanh dây dẫn mang dòng điện có từ trường.
2. Từ phổ
Từ phổ là hình ảnh các đường mạt sắt sắp xếp xung quanh nam châm. Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.
3. Đường sức từ
Ngoài cách dùng mạt sắt như trên, người ta cũng dùng các đường sức từ để cho hình ảnh trực quan về từ trường.
Chiều của đường sức từ là chiều theo hướng nam – bắc của kim nam châm đặt dọc theo đường sức từ.
B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 19: Từ trường
Câu 1: Cách làm nào dưới đây giúp ta thu được hình ảnh của từ phổ?
A. Rải cát lên tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ.
B. Rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ.
C. Dùng kim nam châm xếp lên trên một tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm.
D. Đặt thanh nam châm gần bức tường và rọi đèn vào thanh nam châm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Để thu được từ phổ, ta cần rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ.
Câu 2: Từ phổ là
A. hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường của nam châm.
B. hình ảnh của các kim nam châm đặt gần một nam châm thẳng.
C. hình ảnh của các hạt cát đặt trong từ trường của nam châm.
D. hình ảnh của các hạt bụi đặt trong từ trường của nam châm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Từ phổ là hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường của nam châm.
Câu 3: Trên hình 23.5 đường sức từ nào vẽ sai?
A. Đường 1.
B. Đường 2.
C. Đường 3.
D. Đường 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Đường số 3 không phải là đường sức từ.
Câu 4: Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ của nam châm thẳng. Vị trí nào dưới đây vẽ đúng hướng của kim nam châm?
A. Vị trí 1.
B. Vị trí 2.
C. Vị trí 3.
D. Vị trí 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Vị trí số 1 vẽ đúng hướng của kim nam châm. Vì hai nam châm cùng cực thì đẩy nhau trái cực thì hút nhau nên cực bắc của kim nam châm phải hướng về gần cực nam của thanh nam châm.
Câu 5: Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ của nam châm thẳng. Hãy xác định tên hai cực của nam châm dưới đây?
A. A là cực Bắc, B là cực Nam.
B. A là cực Nam, B là cực Bắc.
C. A và B đều là cực Bắc.
D. A và B đều là cực Nam.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Theo quy tắc: đường sức từ đi ra ở cực Bắc và đi vào ở cực Nam.
Đường sức từ đang đi ra ở cực B của nam châm nên cực B là cực Bắc, còn cực A đường sức từ đang đi vào nên cực A là cực Nam.
Câu 6: Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại
A. từ trường.
B. trọng trường.
C. điện trường.
D. điện từ trường.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường.
Câu 7: Để nhận biết từ trường có thể sử dụng dụng cụ nào dưới đây?
A. Thanh sắt.
B. Thanh nhôm.
C. Thanh đồng.
D. Kim nam châm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Để nhận biết từ trường có thể sử dụng kim nam châm.
Câu 8: Xung quanh vật nào sau đây có từ trường?
A. Bóng đèn đang sáng.
B. Cuộn dây đồng đang nằm trên kệ.
C. Thanh sắt đặt trên bàn.
D. Ti vi đang tắt.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Bóng đèn đang sáng tức là đang có dòng điện chạy qua, nên xung quanh bóng đèn đang sáng có từ trường.
Câu 9: Cung cấp điện vào hai đầu của đoạn dây dẫn, đặt kim nam châm sao cho trục của kim nam châm song song với trục của dây dẫn. Khi đóng mạch điện có hiện tượng gì xảy với kim nam châm?
A. Kim nam châm đứng yên.
B. Kim nam châm quay vòng tròn.
C. Kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam.
D. Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Khi đóng mạch điện kim nam châm lệch khỏi vị trí ban đầu.
Câu 10: Các vật liệu từ khi đặt trong từ trường sẽ
A. chịu tác dụng của lực từ.
B. chịu tác dụng của lực đàn hồi.
C. có dòng điện chạy qua.
D. phát sáng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Các vật liệu từ khi đặt trong từ trường sẽ chịu tác dụng của lực từ.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Bài 18: Nam châm
Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn
Bài 21: Nam châm điện