Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ 250k cho 1 môn Giáo án bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài 9. Đồ thị quãng đường – thời gian
Môn học: KHTN – Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
– Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng.
– Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi
(hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách biểu diễn quãng đường đi được của một vật chuyển động thẳng đều theo thời gian; Từ đồ thị quãng đường – thời gian, đề xuất được cách tìm tốc độ chuyển động.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết đọc đồ thị quãng đường – thời gian.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho vật chuyển động thẳng. Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi, tốc độ hoặc thời gian chuyển động.
3. Phẩm chất
– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với năng lực của bản thân. Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập.
– Tự tin đề xuất cách giải quyết vấn đề sáng tạo. Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Hình ca nô chuyển động trên sông, phiếu học tập, hình 9.1 phóng to, Bảng 9.1 SGK, Bảng 9.2 SGK, máy tính, hiệu ứng ca nô chuyển động…
2. Học sinh
– Ôn lại bài cũ.
– Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi.
– Đọc trước bài mới.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: tìm cách để mô tả chuyển động của một vật nào đó.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ví dụ như vẽ đường đi….
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chiếu hình ca nô chuyển động trên sông. Ở bài trước chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về tốc độ, công thức tính tốc độ và đơn vị đo của tốc độ. Tốc độ chính là đại lượng cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động và được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Dựa vào các kiến thức đó, em có thể mô tả chuyển động của một vật như chiếc ca nô ở hình bên không? Nếu không, thì ta cần sử dụng cách nào? *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. *Báo cáo kết quả và thảo luận HS thấy rằng chỉ dùng tốc độ thì chưa mô tả được chuyển động của vật. HS kể tên các cách mô tả chuyển động của ca nô: dựa vào bản đồ, định vị GPS… *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Học sinh nhận xét, bổ sung. – Giáo viên nhận xét và đặt vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Như vậy để mô tả chuyển động của một vật ta có thể sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian. Và từ đồ thị quãng đường – thời gian cho ta biết những yếu tố nào? Chúng ta cùng vào bài học hôm nay. |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Lập bảng ghi số liệu về thời gian và quãng đường
a. Mục tiêu: Từ bảng số liệu mô tả chuyển động của một vật chuyển động thẳng với tốc độ không đổi, GV hướng dẫn HS tìm cách vẽ biểu diễn sự thay đổi của quãng đường theo thời gian.
b. Nội dung: HS tiến hành phân tích bảng số liệu 9.1 SGK về quãng đường đi được của một ca nô.
c. Sản phẩm
Học sinh xác định được thời gian để ca nô đi được quãng đường nào đó khi biết được tốc độ, hoặc xác định được vị trí sắp đến của ca nô khi biết tốc độ và thời gian dự kiến…
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV giải thích về chuyển động thẳng với tốc độ không đổi, sau đó giới thiệu bảng số liệu 9.1 SGK về quãng đường đi được của một ca nô. – GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu học sinh thực hiện nhóm theo yêu cầu viết trên phiếu. 1. Dựa vào Bảng 9.1, hãy thực hiện các yêu cầu sau: a. Xác định thời gian để ca nô đi được quãng đường 60 km. b. Tính tốc độ của ca nô trên quãng đường 60 km. c. Dự đoán vào lúc 9 h 00, ca nô sẽ đi đến vị trí cách bến bao nhiêu km. Cho biết tốc độ của ca nô không đổi. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi yêu cầu của GV. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). a. Từ 6 h đến 8 h là 2,0 h. b. Tốc độ: c. Từ 8 h đến 9 h, ca nô đi thêm quãng đường 30 km. Vậy ca nô đi được đoạn đường tổng cộng 90 km tức là cách bến 90 km. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Học sinh nhận xét, bổ sung. – Giáo viên nhận xét và chốt nội dung về chuyển động, các vị trí của vật ở các thời điểm khác nhau, vạch ra trong không gian một đường thẳng hay đường cong liên tục nào đó ta gọi là quỹ đạo chuyển động. Vậy quỹ đạo chuyển động chính là đường tạo bởi tập hợp tất cả các vị trí của vật trong không gian, trong suốt quá trình chuyển động. Vậy là từ bảng số liệu này thì chúng ta có thể khai thác được các thông tin về thời gian chuyển động của vật, quãng đường chuyển động của vật và có thể đưa ra được dự đoán vị trí của vật trong một khoảng thời gian hoặc một thời điểm nhất định nào đó. Như vậy, chúng ta đã cùng nhau mô tả chuyển động bằng cách lập bảng ghi số liệu quãng đường – thời gian. |
1. Lập bảng ghi số liệu quãng đường – thời gian Bảng 9.1 SGK Từ bảng số liệu quãng đường – thời gian, ta có thể khai thác được các thông tin về thời gian chuyển động của vật, quãng đường chuyển động của vật và có thể đưa ra được dự đoán vị trí của vật trong một khoảng thời gian hoặc một thời điểm nhất định nào đó. |
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 13 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 9: Đồ thị quãng đường – thời gian
Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây