Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ 250k cho 1 môn Giáo án bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trường: ……………………………….. |
|
Họ và tên giáo viên: |
Tổ: …………………………………… |
|
………………………. |
BÀI 6: GIỚI THIỆU VỂ LIÊN KẾT HOÁ HỌC
Thời gian thực hiện: 04 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử nguyên tố khí hiếm.
– Nêu được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử nguyên tố khí hiếm.
– Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hóa trị.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tó khí hiếm; sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm; Tự tìm hiểu sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hoá trị.
– Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về liên kết hoá học; chất ion và chất cộng hoá trị. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo tốt.
– Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập tốt nhất.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được đặc điểm vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; khái niệm vể liên kết cộng hoá trị, liên kết ion, electron góp chung, sự cho – nhận electron; chất ion và chất cộng hoá trị.
– Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát một số phân tử trong tự nhiên (hydrochloric acid, calcium chloride, ethanol, …) thông qua các hình ảnh mô phỏng cấu trúc phân tử.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận biết được một số nguyên tố khí hiếm; loại liên kết có trong các phân tử; chất ion, chất cộng hoá trị và ứng dụng của nó trong đời sống.
3. Phẩm chất
– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
– Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành;
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Tranh ảnh phóng to các hình ảnh trong SGK (nếu có) hoặc có thể thay thế bằng hình chiếu lên màn chiếu (yêu cầu các hình ảnh phải đảm bảo rõ nét, dễ nhìn).
– Thiết kế các phiếu học tập.
2. Học sinh
– Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu
– Giúp học sinh xác định được vấn đề sự sắp xếp e lớp ngoài cùng của khí hiếm khác với e lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố khác.
b) Nội dung
– Học sinh căn cứ vào hình ảnh mẫu mô hình nguyên tử khí hiếm, so sánh với các nguyên tố khác, nêu được (một phần) vấn đề cần giải quyết.
c) Sản phẩm
– Câu trả lời của học sinh (có thể đúng hoặc chưa đúng), GV không nhận xét tính đúng – sai mà dựa vào đó đặt vấn đề vào bài học.
d) Tổ chức thực hiện
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS quan sát mô hình nguyên tử neon, argon, oxygen, sodium, chlorine:
Dự đoán nguyên nhân vì sao:
+ Neon, argon không liên kết với các chất khác được?
+ Oxygen có thể tự liên kết với nhau để tạo ra phân tử khí?
+ Sodium có thể liên kết với chlorine để tạo phân tử rắn?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS hoạt động cá nhân nghiên cứu câu hỏi.
– HS chia sẻ thông tin theo cặp trong bàn.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
– Giáo viên nhận xét, đánh giá:
Þ Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
Þ Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2. 1: Tìm hiểu vỏ nguyên tử khí hiếm
a) Mục tiêu
Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm.
b) Nội dung
– Học sinh quan sát hình 6.1 Hình mô phỏng vỏ nguyên tử một số nguyên tố khí hiếm, trả lời được câu hỏi:
H1: Trừ helium, vỏ nguyên tử của các nguyên tố còn lại ở hình 6.1 có những điểm giống và khác nhau gì?
c) Sản phẩm
Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, riêng helium ở lớp ngoài cùng chỉ có 2 electron.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
||||||||||||
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, quan sát hình 6.1 (phóng to trên màn hình). Ghi lại kết quả vào bảng sau:
Trả lời câu hỏi: Trừ helium, vỏ nguyên tử của các nguyên tố còn lại ở hình 6.1 có những điểm giống và khác nhau gì? *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. – Giáo viên nhận xét, đánh giá. – GV nhận xét và chốt nội dung: Vỏ nguyên tử khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, riêng helium ở lớp ngoài cùng có 2 electron. GV phân tích thêm: Với electron lớp ngoài cùng là 8 thì nguyên tử đạt cấu hình bền, khó hoặc không thể liên kết với nguyên tử nguyên tố khác hoặc chính nó. Do đó khí hiếm còn có tên khác là khí trơ. Các nguyên tử nguyên tố khác liên kết với nhau thường đạt tới cấu hình bền. |
I. Vỏ nguyên tử khí hiếm – Nhóm khí hiếm là nhóm các nguyên tố hoạt động hóa học kém. Nhóm khí hiếm gồm: helium (He); neon (Ne); argon (Ar); krypton (Kr); xenon (Xe), … – Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, riêng helium ở lớp ngoài cùng có 2 electron. Chú ý: Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm, các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng nhường hoặc nhận hoặc góp chung electron. + Nguyên tử của các nguyên tố kim loại thường có khuynh hướng nhường electron ở lớp ngoài cùng. + Nguyên tử của các nguyên tố phi kim thường có khuynh hướng nhận thêm hoặc góp chung electron để có lớp electron ngoài cùng bền vững.
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học
Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây