Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ 30k cho 1 bài Giáo án bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trường: ……………………………….. |
|
Họ và tên giáo viên: |
Tổ: …………………………………… |
|
………………………. |
BÀI 4: PHÂN TỬ, ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT
(Thời gian thực hiện: 03 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.
– Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất, hợp chất.
– Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về các khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về đơn chất và hợp chất. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm phân tử và cách tính khối lượng phân tử; Nêu được khái niệm đơn chất, hợp chất.
– Tìm hiểu khoa học tự nhiên: Quan sát các phân tử trong tự nhiên; quan sát các đơn chất và hợp chất trong tự nhiên (dây đồng, than chì, muối ăn, đường,…)
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đưa ra được một số ví dụ về phân tử có ở xung quanh ta; đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất có trong đời sống.
3. Phẩm chất
– Trách nhiệm: Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với bản thân.
– Trung thực: Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn các yêu cầu trong quá trình học tập.
– Chăm chỉ: Có niềm say mê hứng thú với việc khám phá các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Thiết kế các phiếu học tập.
– Chuẩn bị tranh ảnh liên quan đến bài học, mô hình phân tử một số chất…
2. Học sinh
– Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Khởi động.
a. Mục tiêu
– Giúp HS tạo hứng thú, nhu cầu tìm hiểu bài mới, xác định vấn đề học tập là tìm hiểu khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.
b. Nội dung
– Học sinh quan sát hình ảnh trên máy chiếu, trả lời câu hỏi mở đầu, từ đó hình thành nên mục tiêu bài học.
c. Sản phẩm
– Hứng thú học tập của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
– GV chiếu hình ảnh:
– HS trả lời câu hỏi.
– Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai, giáo viên không nhận xét tính đúng, sai mà dựa vào đó vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm phân tử
a. Mục tiêu
– Nêu được khái niệm phân tử, hiểu được phân tử được tạo thành từ nguyên tử.
b. Nội dung
– Hoạt động nhóm tìm hiểu thông tin SGK, hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu hỏi 1: Giải thích một số hiện tượng sau:
a) Khi mở lọ nước hoa hoặc mở lọ đựng một số loại tinh dầu sẽ ngửi thấy có mùi thơm.
b) Quần áo sau khi giặt xong, phơi trong không khí một thời gian sẽ khô.
Câu hỏi 2: Khi nói về nước có hai ý kiến như sau:
(1) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là giống nhau.
(2) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là khác nhau.
Theo em, ý kiến nào là đúng? Vì sao?
c. Sản phẩm
– Câu trả lời của học sinh, dự kiến:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu hỏi 1:
a) Khi mở lọ nước hoa hoặc mở lọ đựng một số loại tinh dầu sẽ ngửi thấy có mùi thơm do các phân tử nước hoa hoặc tinh dầu đã tách ra, lan tỏa vào không khí.
b) Quần áo sau khi giặt xong, phơi trong không khí một thời gian sẽ khô do các phân tử nước tách ra, lan tỏa vào không khí.
Câu hỏi 2 :
Ý kiến (1) là đúng. Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là giống nhau.
Vì nước đá, nước lỏng và hơi nước là các thể khác nhau của nước, dù ở thể nào thì nước đều hợp thành từ các phân tử có hai nguyên tử H, một nguyên tử O và có dạng gấp khúc.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung bài học |
* Chuyển giao nhiệm vụ: – GV yêu cầu quan sát hình 4.1: Sự lan toả của iodine và xem đoạn video thí nghiệm quá trình hoà tan đường trong cốc nước. – Giáo viên phân tích các hiện tượng sự lan toả của iodine trong bình tam giác và sự hoà tan của đường trong nước thành dung dịch. – GV cho quan sát hình 4.2: Mô hình phân tử của nước và idione và giới thiệu iodine, đường, nước đều do các phân tử hợp thành. Các phân tử của một chất giống nhau về thành phần và hình dạng. – Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK, thực hiện theo cặp đôi trả lời câu hỏi vào phiếu học tập. * Thực hiện nhiệm vụ: – Học sinh quan sát hình 4.1, quan sát video. – Học sinh hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi vào phiếu học tập. – Học sinh tìm tòi, thảo luận và đi đến thống nhất đáp án trả lời các câu hỏi theo yêu cầu giáo viên. * Báo cáo kết quả, thảo luận: – Các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Đánh giá kết quả thảo luận: – GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của mỗi nhóm, cho điểm nhóm làm nhanh và đúng nhất. – GV chốt nội dung về khái niệm phân tử. |
I. Phân tử 1. Khái niệm phân tử – Phân tử là hạt đại diện cho chất; gồm một số nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết hoá học; thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. Ví dụ: Mỗi phân tử nước gồm hai nguyên tử H và một nguyên tử O. Mỗi phân tử iodine gồm hai nguyên tử iodine liên kết với nhau.
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 7 Cánh diều Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất
Giáo án KHTN 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây