Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ 250k cho 1 môn Giáo án bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng
Môn học: KHTN – Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
– Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật và phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng
– Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới.
– Phân biệt được phản xạ vả phản xạ khuyếch tán.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm trong bài học và thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng; Làm việc nhóm hiệu quả.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Năng lực nhận biết KHTN: Hiểu được hiện tượng phản xạ ánh sáng; Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới; Phát biểu được nội dung của định luật phản xạ ánh sáng.
– Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân biệt được sự phản xạ và phản xạ khuếch tán.Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật phản xạ ánh sáng.
– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng liên quan đến sự phản xạ và phản xạ khuếch tán. Vẽ biểu diễn được gương phẳng và đường đi của ánh sáng phản xạ bởi gương phẳng.
3. Phẩm chất
– Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh.
– Ham học: Có hứng thú khám phá tự nhiên, liên hệ bài học với thực tế.
– Có trách nhiệm, tích cực tham hoạt động nhóm.
– Trung thực, cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
– Gương phẳng có giá đỡ.
– Đèn pin có khe.
– Tờ giấy kẻ ô vuông.
– Thước đo góc.
– Phiếu học tập.
2. Học sinh
– Ôn lại bài cũ ở nhà.
– Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
– Thước kẻ, thước đo góc, vở bài tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu
– Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
– Tổ chức tình huống học tập, xác định vấn đề học tập là quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp).
b. Nội dung
– GV chuẩn bị một đèn pin và một chiếc gương.
Mở đầu, HS dùng đèn rọi lên gương để ánh sáng bị hắt lại lên tường.
– GV đặt câu hỏi:
+ Có phải bất kì tia sáng nào chiếu xuống mặt gương đều có thể hắt vào đúng điểm A? + Làm thế nào để hắt ánh sáng vào đúng điểm A trên tường?
+ Cần phải điểu chỉnh các yếu tố nào để đạt được mục đích này.
c. Sản phẩm
– Thí nghiệm của học sinh.
– Dự đoán câu trả lời của HS: Không phải bất kì tia sáng nào chiếu xuống mặt gương đều có thể hắt vào đúng điểm A, ta cần phải điểu chỉnh góc tới để đạt được mục đích này
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS hãy quan sát TN và cho biết: Phải để đèn pin theo hướng nào để vết sáng đến đúng một điểm A cho trước trên tường? – Có phải bất kì tia sáng nào chiếu xuống mặt gương đều có thể hắt vào đúng điểm A? Làm thế nào để hắt ánh sáng vào đúng điểm A trên tường? Cần phải điểu chỉnh các yếu tố nào để đạt được mục đích này. *Thực hiện nhiệm vụ học tập – Học sinh thực hiện: HS dùng đèn rọi lên gương để ánh sáng bị hắt lại lên tường. – Giáo viên theo dõi, hỗ trợ. *Báo cáo kết quả và thảo luận Các nhóm thực hiện, thảo luận, báo cáo kết quả.. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Học sinh nhận xét, bổ sung. – Giáo viên nhận xét và kết luận: Không phải bất kì tia sáng nào chiếu xuống mặt gương đều có thể hắt vào đúng điểm A, ta cần phải điểu chỉnh góc tới để đạt được mục đích này. – Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Ánh sáng khi phản chiếu trên gương đểu tuân theo một quy luật nào đó mà ta cần phải nghiên cứu. Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. – Giáo viên nêu mục tiêu bài học. |
BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu
– Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật và phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
– Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới.
– Phân biệt được phản xạ vả phản xạ khuyếch tán.
b. Nội dung
– HS nghiên cứu SGK và cho biết phản xạ ánh sáng là gì?
– HS quan sát hình 16.1 và trả lời câu hỏi sau: Ta nhìn thấy gì trên mặt nước?
– HS quan sát hình 16.2 cách biểu diễn gương phẳng và các tia sáng để biết được các quy ước trong hình.
– HS rút ra được kết luận phản xạ ánh sáng là gì?
– HS khảo sát hiện tượng phản xạ ánh sáng thông qua thí nghiệm hình 16.3 và hoàn thành phiếu học tập bảng 16.1.
Từ kết quả thí nghiệm, hãy nêu nhận xét về: mặt phẳng chứa tia sáng phản xạ. Mối liên hệ giữa góc phản xạ i’ và góc tới i.
– HS thảo luận câu hỏi 3, 4.
c. Sản phẩm
– Hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại môi truờng cũ khi gặp bề mặt nhẵn bóng gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng
– Hình 16.1 cho thấy hình ảnh của cảnh vật qua mặt nước.
– Để nghiên cứu hiện tượng phản xạ, người ta sử dụng các quy ước như hình 16.2.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng
Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây