Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ 250k cho 1 môn Giáo án bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài 15. Ánh sáng, tia sáng
Môn học: KHTN – Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
– Thực hiện thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng; Từ đó, nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng.
– Thực hiện thí nghiệm tạo ra được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song.
– Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong bài học.
– Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng; Làm việc nhóm hiệu quả.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được ánh sáng là một dạng của năng lượng, sự hình thành bóng tối, bóng nửa tối.
– Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện được các thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng, thí nghiệm tạo ra mô hình ánh sáng, vẽ được vùng tối và vùng nửa tối.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để biết được các ứng dụng của ánh sáng trong cuộc sống.
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
– Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.
– Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
Tấm pin mặt trời (loại 5,5 V), đèn LED, nguồn sáng (bóng đèn loại 75 W hoặc 100 W) và các dây nối.
– Đèn pin (loại bóng đèn nhỏ) để tạo ra một nguồn sáng hẹp, quả bóng nhỏ làm vật cản sáng, màn chắn.
– Các phiếu học tập ở phần phụ lục.
2. Học sinh
– Ôn lại bài cũ ở nhà.
– Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài 15 ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập cá nhân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV khơi gợi vấn đề: Ở lớp 6, ta đã biết ánh sáng có năng lượng và được gọi là quang năng. Có những thí nghiệm nào chứng tỏ ánh sáng là một dạng của năng lượng? – GV yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu học tập cá nhân trong 2 phút. *Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập cá nhân. – Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận – GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. – GV liệt kê đáp án của HS trên bảng. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Học sinh nhận xét, bổ sung. – Giáo viên nhận xét và gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. – Giáo viên nêu mục tiêu bài học. |
Bài 15: Ánh sáng, tia sáng |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu năng lượng ánh sáng
a. Mục tiêu
– Thực hiện thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng.
– Nhận biết ánh sáng là một dạng của năng lượng.
b. Nội dung
Đọc SGK và tư liệu tham khảo.
– Thực hiện thí nghiệm 1 hình 15.1.
– Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập nhóm số 1.
c. Sản phẩm
– Đáp án phiếu học tập số 1.
Đáp án của HS, có thể:
– Nhóm HS thảo luận và trả lời đại diện.
1. Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra với đèn LED khi:
– Chưa bật nguồn sáng.
– Bật nguồn sáng.
Khi chưa bật nguồn sáng: đèn LED không phát sáng.
Khi bật nguồn sáng: đèn LED phát sáng.
2. Trong thí nghiệm 1, nếu thay đèn LED bằng một mô tơ nhỏ (loại 3 w hoặc 6 W) gắn cánh quạt thì có hiện tượng gì xảy ra?
Thay đèn LED bằng mô tơ và quan sát hiện tượng xảy ra: mô tơ quay. Vậy năng lượng ánh sáng đã chuyển hoá thành cơ năng.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu năng lượng ánh sáng |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm năng lượng, quang năng, nhiệt năng, cơ năng đã học lớp 6. – GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm hình 15.1 SGK: – GV yêu cầu HS nêu: + Mục đích thí nghiệm. + Dụng cụ thí nghiệm. + Các bước tiến hành thí nghiệm. – Sau khi lắp ráp mạch điện, HS sẽ dự đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu chiếu ánh sáng vào tấm pin mặt trời. – Tiếp theo, HS đóng mạch và mở mạch. Mô tả và quan sát các hiện tượng xảy ra với đèn LED khi đóng và mở công tắc. – Hoàn thành phiếu học tập số 1. Lưu ý: Cần có nguồn sáng mạnh, vì hiệu suất của pin quang điện khá thấp. Nếu trời nắng, cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào pin quang điện thì kết quả sẽ rõ ràng hơn. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Học sinh nhận xét, bổ sung. – GV nhận xét và chốt nội dung. |
1. Năng lượng ánh sáng
– Ánh sáng là một dạng của năng lượng. – Năng lượng ánh sáng có thể thu được bằng nhiều cách khác nhau.
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 18 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 15: Ánh sáng, tia sáng
Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây