Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 32: Thực hành: Thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Video giải KHTN 7 Bài 32: Thực hành: Thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước – Kết nối tri thức
1. Chuẩn bị
2. Cách tiến hành
3. Kết quả
Kết quả 1 trang 137 KHTN lớp 7: Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu sau:
Trả lời:
Kết quả 2 trang 137 KHTN lớp 7: Giải thích kết quả của các thí nghiệm và rút ra kết luận.
Trả lời:
Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước
– Giải thích:
+ Nước sẽ vận chuyển từ rễ lên lá theo mạch gỗ của cây nhờ động lực thoát hơi nước của lá.
– Kết luận:
+ Mạch gỗ của cây có vai trò vận chuyển nước.
+ Nước được vận chuyển trong cây nhờ lực thoát hơi nước ở lá.
Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước
– Giải thích:
+ Nước sẽ vận chuyển từ rễ lên lá theo mạch gỗ của cây nhờ động lực thoát hơi nước của lá.
– Kết luận:
+ Mạch gỗ của cây có vai trò vận chuyển nước.
+ Nước được vận chuyển trong cây nhờ lực thoát hơi nước ở lá.
Câu hỏi trang 137 KHTN lớp 7: Trả lời các câu hỏi sau:
1. Tại sao trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước phải sử dụng nước pha màu?
2. Tại sao trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước phải trùm túi nylon trong suốt, kín toàn bộ phần lá cây?
Trả lời:
1. Chúng ta cần sử dụng nước có pha thêm màu vì:
– Phân biệt lượng nước được cây hút lên trong quá trình tiến hành thí nghiệm và lượng nước có sẵn trong cây.
– Màu sắc của nước pha gúp ta dễ quan sát hiện tượng thí nghiệm hơn.
2. Trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước ta sử dụng túi nylon trong suốt trùm toàn bộ phần lá cây vì:
– Túi trong suốt sẽ cho ánh sáng đi qua, duy trì ổn định quá trình quang hợp của cây → Khí khổng mở → quá trình thoát hơi nước của cây diễn ra bình thường.
– Túi trong suốt sẽ giúp chúng ta quan sát hiện tượng hơi nước bám trên thành túi dễ dàng hơn.
– Ta cần trùm kín toàn bộ phần lá cây để tránh thất thoát hơi nước, thí nghiệm sẽ khó quan sát hơn.
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn
Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật