Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng
Video giải KHTN 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng – Cánh diều
Mở đầu trang 65 KHTN lớp 7: Mặt Trời là nguồn năng lượng khổng lồ. Năng lượng mà Trái Đất nhận được từ Mặt Trời trong 2 giờ nhiều hơn toàn bộ năng lượng mà con người tiêu thụ trong một năm. Năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất bằng cách nào?
Trả lời:
Năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất thông qua các tia sáng được chiếu đến Trái Đất.
1. Năng lượng ánh sáng
Luyện tập 1 trang 65 KHTN lớp 7: Với các dụng cụ: đèn sợi đốt, kính lúp, tờ bìa màu đen, nhiệt kế.
a) Hãy lên phương án và tiến hành thí nghiệm để thu được năng lượng ánh sáng.
b) Trong thí nghiệm của em và thí nghiệm ở hình 12.1, năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?
Trả lời:
a) Phương án thí nghiệm: dùng kính lúp thu các tia sáng Mặt Trời vào phần tiếp xúc giữa bóng đèn và tấm bìa. Sau một thời gian các vị trí đó nóng lên (kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ bằng nhiệt kế), bóng đèn phát sáng yếu.
b) Trong thí nghiệm trên năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.
Câu hỏi trang 65 KHTN lớp 7: Hãy nêu ví dụ về nguồn sáng và vật sáng?
Phương pháp giải:
+ Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng
+ Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Trả lời:
+ Nguồn sáng: Mặt Trời, ngọn nến đang cháy, bóng đèn đang sáng…
+ Vật sáng: mặt trời và bàn học, ngọn nến và tờ giấy trắng…
2. Tia sáng
Luyện tập 2 trang 66 KHTN lớp 7: Em hãy đề xuất một phương án để có thể quan sát được tia sáng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học
Trả lời:
Khoét một lỗ thật nhỏ trên tấm bìa, rồi chiếu ánh sáng qua lỗ nhỏ, ta sẽ quan sát được tia sáng.
Luyện tập 3 trang 67 KHTN lớp 7: Với các dụng cụ: đèn tạo ra chùm sáng hẹp song song, tấm bìa chắn sáng, giấy trắng. Hãy lên phương án và tiến hành thí nghiệm để tạo ra các chùm sáng trên mặt giấy.
Trả lời:
– Cắt tấm bìa làm 2 phần, rồi bố trí thí nghiệm như hình để quan sát được các chùm sáng.
3. Bóng tối, bóng nửa tối
Vận dụng trang 68 KHTN lớp 7: Hiện tượng nhật thực là hiện tượng Trái Đất đi vào vùng tối do Mặt trăng tạo ra (H12.8a). Khi đó, ở một số vị trí trên trái Đất, người ta sẽ thấy Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất.
Tương tự như vậy, hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng khi Mặt trăng đi vào vùng tối do trái Đất tạo ra (H12.9b), ở một số nơi trên Trái Đất, người ta sẽ thấy Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất.
a) Hãy vẽ các tia sáng để xác định vùng tối trong mỗi hiện tượng này.
b) Sử dụng 1 ngọn nến và các quả bóng bay kích thước phù hợp để thay thế Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng để kiểm tra kết quả thu được như hình vẽ ở câu 1
Trả lời:
a) Vẽ các tia sáng để quan sát nhật thực, nguyệt thực.
b) Học sinh tự kiểm tra
Chú ý: Kích thước các quả bóng bay: kích thước Mặt Trời > Trái Đất > Mặt Trăng.
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài tập Chủ đề 5
Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng
Bài tập Chủ đề 6
Bài 14: Nam châm