Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. Phần trắc nghiệm (7 điểm):
Câu 1. Ở thực vật trên cạn, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra qua
A. lục lạp của lá. B. khí khổng của lá.
C. mạch gỗ của thân. D. mạch gỗ của lá.
Câu 2. Ở thực vật, hormone kích thích sự nở hoa là
A. hormone auxin. B. hormone cytokinin.
C. hormone etylen. D. hormone florigen.
Câu 3. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì
A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.
C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.
D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.
Câu 4. Chọn đáp án sai.
A. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.
B. Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường.
C. Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó yếu.
D. Cả A và B đúng.
Câu 5. Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa?
A. Nhị là cơ quan sinh ra yếu tố đực của hoa.
B. Nhụy là cơ quan sinh ra yếu tố cái của hoa.
C. Dựa vào số cánh hoa, hoa được phân loại thành hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
D. Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa.
Câu 6. Khi đặt chậu cây cạnh cửa sổ, ngọn cây sẽ mọc hướng ra bên ngoài cửa sổ. Tác nhân gây ra hiện tượng cảm ứng này là
A. cửa sổ. B. ánh sáng.
C. độ ẩm không khí. D. nồng độ oxygen.
Câu 7. Trong cơ thể người, nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thông qua hoạt động của
A. hệ tuần hoàn. B. hệ hô hấp. C. hệ bài tiết. D. hệ thần kinh.
Câu 8. Chọn đáp án sai.
A. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.
B. Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường.
C. Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó yếu.
D. Cả A và B đúng.
Câu 9. Ở các vườn trồng cây như nhãn, vải, xoài người ta thường kết hợp nuôi ong vì
A. ong giúp ngăn chặn tình trạng rụng quả sớm.
B. quá trình ong hút mật giúp thụ phấn cho cây ăn quả.
C. quá trình ong hút mật giúp quả của cây tăng độ ngọt.
D. ong giúp xua đuổi những loài côn trùng có hại cho cây.
Câu 10. Trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng dễ mắc phải bệnh nào sau đây?
A. Bệnh quáng gà. B. Bệnh bướu cổ.
C. Bệnh suy tim. D. Bệnh còi xương.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tập tính của động vật?
A. Tập tính của động vật rất đa dạng và phức tạp.
B. Tập tính chỉ xuất hiện ở những động vật bậc cao của lớp Thú.
C. Tập tính đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.
D. Tập tính liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống của động vật.
Câu 12. Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
Câu 13. Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành
A. từ rễ của cây.
B. từ một phần của thân cây.
C. từ lá của cây.
D. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây.
Câu 14. Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì
A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
B. giúp nhân giống nhanh và nhiều, tránh được sâu bệnh gây hại.
C. giúp tăng thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 15. Hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra chủ yếu ở những cấp độ nào sau đây?
A. Tế bào và mô. B. Tế bào và cơ thể.
C. Mô và cơ quan. D. Mô và cơ thể.
Câu 16. Trong học tập, người ta có thể vận dụng tập tính để
A. tìm ra thời điểm học tập trong ngày phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.
B. tạo ra không gian học tập thoải mái và phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.
C. nâng cao kết quả học tập, hình thành một số thói quen tốt và xóa bỏ những thói quen không tốt.
D. tìm ra phương pháp kéo dài thời gian tập trung học tập của mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.
Câu 17. Hiện tượng hướng ánh sáng có thể được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?
A. Cây nho leo giàn. B. Uốn cây bonsai
C. Kích thích hạt mẩy ở lúa D. Kích thích nảy mầm ở đậu tương
Câu 18. Chúng ta cần phải bảo vệ những loài côn trùng có lợi không phải vì lí do nào sau đây?
A. Vì một số loài côn trùng giúp tăng tỉ lệ đậu hoa.
B. Vì một số loài côn trùng hỗ trợ thụ phấn tự nhiên cho hoa.
C. Vì một số loài côn trùng là thiên địch bảo vệ mùa màng trong nông nghiệp.
D. Vì một số loài côn trùng đem lại nguồn lợi ích kinh tế cho con người.
Câu 19. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính:
A. Học được B. Bẩm sinh
C. Hỗn hợp D.Vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp
Câu 20. Biến thái là sự thay đổi:
A. Đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
B.Từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
C. Đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
D. Từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
Câu 21. Hiện tượng bú mẹ là một tập tính đặc trưng của con non ở người và các loài động vật có vú. Theo em hiện tượng này được xếp vào loại:
A. tập tính bẩm sinh
B. tập tính học được
C. Cảm ứng ở sinh vật
D. Vừa là tập tính bẩm sinh, vừa là tập tính học được
Câu 22. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của:
A. các hệ cơ quan trong cơ thể
B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào
C. các mô trong cơ thể
D. các cơ quan trong cơ thể
Câu 23. Mô phân sinh bên có vai trò
A. làm tăng chiều dài của lá.
B. làm tăng chiều dài của lóng.
C. giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều ngang.
D. giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều dài.
Câu 24. Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?
A. Sự tăng kích thước của cành. B. Hạt nảy mầm.
C. Cây mầm ra lá. D. Cây ra hoa.
Câu 25. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.
B. Ấu trùng → Trứng đã thụ tinh → Ếch trưởng thành.
C. Ếch đã trưởng thành → Nhộng → Ấu trùng → Trứng nở.
D. Trứng nở → Nhộng → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.
Câu 26. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.
A. 2 000 mL. B. 1 500 mL. C. 1000 mL. D. 3 000 mL.
Câu 27. Các chất kích thích nhân tạo được sử dụng để
A. kích thích cây tăng cường hô hấp.
B. kích thích cây ra rễ, ra hoa, thúc hạt và củ nảy mầm.
C. duy trì hình dáng của cây.
D. thúc đẩy quá trình quang hợp và thoát hơi nước của cây.
Câu 28. Phát biểu nào đúng khi nói về loại mô phân sinh ở thân của thực vật?
A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.
B. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
C. Mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
D. Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.
B. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Tập tính là gì? Nêu vai trò của tập tính ở động vật.
Câu 2 (1 điểm) Vì sao khi nuôi cá trong bể kính, mỗi khi thay nước mới thì người ta thường chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể?
Hướng dẫn giải:
1. B |
2. D |
3. A |
4. A |
5. C |
6. B |
7. A |
8. C |
9. B |
10. D |
11. B |
12. C |
13. D |
14. D |
15. B |
16. C |
17. B |
18. D |
19. B |
20. C |
21. A |
22. B |
23. C |
24. A |
25. A |
26. A |
27. B |
28. D |
Câu 1.
Phương pháp giải:
Ở thực vật trên cạn, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra qua khí khổng của lá.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 2.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Ở thực vật, hormone kích thích sự nở hoa là hormone florigen.
Chọn D.
Câu 3.
Phương pháp giải:
Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 4.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình cảm ứng ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.
Chọn A.
Câu 5.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.
Lời giải chi tiết:
Phát biểu sai là: Dựa vào số cánh hoa, hoa được phân loại thành hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính được phân biệt bởi sự có mặt của nhị và nhụy trên bông hoa.
Hoa đơn tính chỉ có nhị/nhụy trên mỗi bông hoa.
Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một bông hoa.
Chọn C.
Câu 6.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Khi đặt chậu cây cạnh cửa sổ, ngọn cây sẽ mọc hướng ra bên ngoài cửa sổ. Tác nhân gây ra hiện tượng cảm ứng này là ánh sáng.
Chọn B.
Câu 7.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về con đường hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng ở người.
Lời giải chi tiết:
Trong cơ thể người, nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thông qua hoạt động của hệ tuần hoàn.
Chọn A.
Câu 8.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về từ trường.
Lời giải chi tiết:
C – sai, vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó mạnh, vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp thưa thì từ trường ở đó yếu.
Chọn C.
Câu 9.
Phương pháp giải:
Vậng dụng kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Ở các vườn trồng cây như nhãn, vải, xoài người ta thường kết hợp nuôi ong vì quá trình ong hút mật giúp thụ phấn cho cây ăn quả.
Chọn B.
Câu 10.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng dễ mắc phải bệnh còi xương, vì ánh sáng kích thích sự chuyển hóa vitamin D giúp cơ thể tăng cường hấp thu canxi và làm cho xương chắc khỏe.
Chọn D.
Câu 11.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tập tính ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Phát biểu không đúng là: Tập tính chỉ xuất hiện ở những động vật bậc cao của lớp Thú.
Chọn B.
Câu 12.
Phương pháp giải:
Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính có thể hút các vật bằng sắt.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 13.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản vô tính ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành từ một phần cơ quan sinh dưỡng ở thực vật.
Chọn D.
Câu 14.
Lời giải chi tiết:
Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. Phương pháp này thường được áp dụng đối với những cây ăn quả lâu năm như bưởi, hồng xiêm, cam, chanh,… giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Chọn D.
Câu 15.
Phương pháp giải:
Hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra chủ yếu ở những cấp độ tế bào và cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 16.
Phương pháp giải:
Trong học tập, người ta có thể vận dụng tập tính để nâng cao kết quả học tập, hình thành một số thói quen tốt và xóa bỏ những thói quen không tốt.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 17.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cảm ứng ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng hướng ánh sáng có thể được ứng dụng trong thực tiễn như uốn cây bonsai.
Chọn B.
Câu 18.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
Lời giải chi tiết:
Chúng ta cần phải bảo vệ những loài côn trùng có lợi không phải vì một số loài côn trùng đem lại nguồn lợi ích kinh tế cho con người.
Chọn D.
Câu 19.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tập tính ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính bẩm sinh.
Chọn B.
Câu 20.
Phương pháp giải:
Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 21.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tập tính ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng bú mẹ là tập tính bẩm sinh.
Chọn A.
Câu 22.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào.
Chọn B.
Câu 23.
Phương pháp giải:
Trong quá trình sinh trưởng ở thực vật, mô phân sinh bên có vai trò giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều ngang.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 24.
Phương pháp giải:
Quá trình sự tăng kích thước của cành là quá trình sinh trưởng của thực vật.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 25.
Phương pháp giải:
Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch diễn ra theo trình tự: Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 26.
Phương pháp giải:
Dựa vào dữ kiện đề bài cho.
Lời giải chi tiết:
Lượng nước học sinh lớp 8 đó cần uống 1 ngày là: 50 x 40 = 2000 mL.
Chọn A.
Câu 27.
Phương pháp giải:
Các chất kích thích nhân tạo được sử dụng để kích thích cây ra rễ, ra hoa, thúc hạt và củ nảy mầm.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 28.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Lời giải chi tiết:
Phát biểu đúng là: Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.
Chọn D.
B. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tập tính ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Tập tính là một chuỗi phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
Tập tính ở động vật diễn ra với tốc độ nhanh, dễ nhận thấy.
Tập tính ở động vật được chia thành 2 nhóm: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Tập tính có vai trò quan trọng đối với đời sống động vật. Tập tính giúp động vật thích ứng với môi trường, đảm bảo cho chúng tồn tại và phát triển.
Câu 2 (1 điểm)
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Khi nuôi cá trong bể kính, mỗi khi thay nước mới thì người ta thường chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể nhằm giữ lại môi trường sống quen thuộc cho các sinh vật trong bể cá, đảm bảo sự thay đổi các nhân tố môi trường diễn ra từ từ, tránh hiện tượng sốc ở sinh vật do thay đổi môi trường đột ngột.
– 2 đề thi Cuối kì 2 KHTN 7 áp dụng cho các trường dạy nối tiếp chương trình từ Học kì 1.
Ma trận đề thi Học kì 2 KHTN 7 (nối tiếp)
Tên bài |
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ |
Tổng số ý/ câu |
Tổng % điểm |
||||||||
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
||
Chủ đề 8. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật |
|
2 |
|
|
2 |
0,5 |
|||||
Chủ đề 9. Cảm ứng ở sinh vật |
2 |
1 |
|
2 |
|
5 |
1,25 |
||||
Chủ đề 10. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật |
1 |
1 |
|
2 |
|
|
|
|
1 |
3 |
2,75 |
Chủ đề 11. Sinh sản ở sinh vật. |
|
2 |
1 |
2 |
1 |
|
|
|
2 |
4 |
4 |
Chủ đề 12. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất |
|
1 |
|
1 |
|
|
1 |
|
1 |
2 |
1,5 |
Tổng số ý/câu |
1 |
8 |
1 |
6 |
1 |
2 |
1 |
4 |
16 |
100 % |
|
Điểm số |
2 |
2 |
2 |
1,5 |
1 |
0,5 |
1 |
6 |
4 |
||
Tổng số điểm |
4 |
3,5 |
1,5 |
1 |
10 |
Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Cân bằng nước trong cây là
A. sự cân bằng giữa lượng nước hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.
B. sự cân bằng giữa lượng nước cho quá trình hô hấp và thoát hơi nước của cây.
C. sự cân bằng giữa lượng nước hấp thụ và lượng nước sử dụng cho quang hợp.
D. sự cân bằng giữa lượng nước hấp thụ và dùng cho quá trình thoát hơi nước.
Câu 2: Hình thức dinh dưỡng phổ biến của động vật là
A. tự dưỡng.
B. dị dưỡng.
C. hóa dưỡng.
D. hoại dưỡng.
Câu 3: Một số hình thức cảm ứng ở thực vật bao gồm
A. hướng nước, hướng ánh sáng, hướng tiếp xúc, hướng hóa.
B. hướng nước, hướng nhiệt, hướng tiếp xúc và hướng hóa.
C. hướng nước, hướng nhiệt, hướng tiếp xúc và hướng dinh dưỡng.
D. hướng nhiệt, hướng ánh sáng, hướng tiếp xúc và hướng dinh dưỡng.
Câu 4: Tập tính bẩm sinh là
A. các tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
B. các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể nhưng mang tính đặc trưng cho loài.
C. các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
D. các tập tính sinh ra đã có nhưng mang tính cá thể, không đặc trưng cho loài.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cảm ứng ở sinh vật?
A. Cảm ứng giúp sinh vật tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong một thời gian nhất định.
B. Cảm ứng của thực vật thường diễn ra chậm, biểu hiện bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan.
C. Cảm ứng ở thực vật chỉ gồm 3 hình thức là hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc.
D. Cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn và dễ nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.
Câu 6: Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là
A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.
B. làm cho cây lớn lên và to ra.
C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.
D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.
Câu 7: Cây nhãn cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
A. Mô phân sinh đỉnh rễ.
B. Mô phân sinh đỉnh thân.
C. Mô phân sinh bên.
D. Mô phân sinh lóng.
Câu 8: Trong các nhóm động vật sau, nhóm động vật nào có đặc điểm con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành?
A. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, rắn.
B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.
C. Ong, ruồi, rắn, muỗi, ếch.
D. Chim sẻ, ong, ruồi, muỗi, rắn.
Câu 9: Trong sinh sản vô tính ở động vật, từ một cá thể
A. thường sinh ra một hay nhiều cá thể khác cá thể mẹ và không có sự kết hợp giữa tinh trùng với trứng.
B. luôn sinh ra nhiều cá thể giống cá thể mẹ và không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
C. thường sinh ra một hay nhiều cá thể giống cá thể mẹ và không có sự kết hợp giữa tinh trùng với trứng.
D. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống cá thể mẹ và không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
Câu 10: Quả được hình thành do sự biến đổi của
A. nhị hoa.
B. đài hoa.
C. noãn đã thụ tinh.
D. bầu nhụy.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không thuộc sinh sản vô tính?
A. Cá thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu.
B. Tạo ra thế hệ cá thể con rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi.
C. Tạo ra số lượng lớn cá thể con trong một thời gian ngắn.
D. Tạo ra thế hệ cá thể con thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.
Câu 12: Biện pháp nào sau đây thường được sử dụng để làm tăng số con của cá mè và cá trắm?
A. Bổ sung thêm thức ăn vào giai đoạn sinh sản.
B. Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp.
C. Sử dụng phương pháp nhân bản vô tính.
D. Thay đổi nhiệt độ nước vào giai đoạn sinh sản.
Câu 13: Sự phân chia của tế bào giúp
A. cơ thể lớn lên và sinh sản.
B. cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
C. cung cấp các sản phẩm tổng hợp cho tế bào.
D. giúp cơ thể thích ứng với kích thích từ môi trường.
Câu 14: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật?
A. Sự trao đổi nước và trao đổi khí của cơ thể sinh vật với môi trường.
B. Sự tạo ra những cá thể mới thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.
C. Sự tăng lên về kích thước và khối lượng, phát sinh các cơ quan trong cơ thể.
D. Sự tiếp nhận và trả lời các kích thích có cường độ tới ngưỡng của môi trường.
Câu 15: Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm để diệt côn trùng có hại?
A. Vì côn trùng bị thu hút bởi ánh đèn vào ban đêm nên có thể dùng bẫy đèn có thể thu hút và bắt côn trùng.
B. Vì côn trùng sợ ánh đèn vào ban đêm nên khi nhìn thấy ánh đèn chúng sẽ tự động tránh xa.
C. Vì ánh đèn có thể trực tiếp tiêu diệt côn trùng nên có thể dùng bẫy đèn để tiêu diệt trực tiếp côn trùng.
D. Vì ánh đèn có thể thu hút nhiều loài sinh vật ăn côn trùng nên có thể dùng bẫy đèn để tiêu diệt gián tiếp côn trùng.
Câu 16: Biện pháp vun gốc cho cây khoai tây dựa trên
A. tính hướng đất và tránh ánh sáng của rễ.
B. tính hướng đất và hướng ánh sáng của rễ.
C. tính tránh đất và hướng ánh sáng của rễ.
D. tính tránh đất và tránh ánh sáng của rễ.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1 (2 điểm): Sinh trưởng ở sinh vật là gì? Vẽ sơ đồ vòng đời của thực vật có hoa.
Bài 2 (3 điểm):
a) (2 điểm) Người ta đã điều khiển ánh sáng để cây ra hoa đúng thời vụ như thế nào? Nêu 2 ví dụ minh họa.
b) (1 điểm) Một số cây chỉ ra hoa, tạo quả vào mùa hè hoặc mùa đông. Theo em, sự ra hoa, tạo quả của cây đó chịu ảnh hưởng rõ rệt của yếu tố môi trường nào?
Bài 3 (1 điểm) Em hãy lấy một ví dụ để chứng minh cho khẳng định “Khi một cơ quan tổn thương hoặc ngừng hoạt động sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể”.
Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Trong thân cây, mạch rây có vai trò
A. vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân, đến lá và các phần khác của cây.
B. vận chuyển các chất hữu cơ được tổng hợp trong quang hợp ở lá đến các bộ phận của cây.
C. vận chuyển các chất hữu cơ từ rễ lên thân, đến lá và các phần khác của cây.
D. vận chuyển nước và muối khoáng được tổng hợp trong quang hợp ở lá đến các bộ phận của cây.
Câu 2: Cơ thể người thường bổ sung nước qua
A. thức ăn và đồ uống.
B. thức ăn và trái cây.
C. sữa và trái cây.
D. thức ăn và sữa.
Câu 3: Khi đi ra vườn, Lan thấy mỗi lần chạm tay vào cây trinh nữ, lá của cây lại nhanh chóng cụp xuống. Hiện tượng này là
A. sự sinh trưởng của cây.
B. sự phát triển của cây.
C. sự cảm ứng của cây.
D. sự sinh sản của cây.
Câu 4: Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật nhằm
A. biến đổi kích thích của môi trường.
B. trả lời kích thích của môi trường.
C. phát tán kích thích của môi trường.
D. điều tiết kích thích của môi trường.
Câu 5: Người ta thường làm bù nhìn bằng rơm hoặc bằng nilong ở ruộng nương nhằm mục đích
A. hạn chế sâu bệnh hại.
B. xua đuổi chim phá hoại mùa màng.
C. tô điểm cho ruộng nương.
D. hạn chế sự phá hoại của con người.
Câu 6: Mô phân sinh lóng có vai trò làm cho
A. thân và rễ cây Hai lá mầm to ra.
B. thân và rễ cây Một lá mầm dài ra.
C. lóng của cây Một lá mầm dài ra.
D. cành của cây Hai lá mầm dài ra.
Câu 7: Giống gà ri có khối lượng tối đa đạt được là 2,5 kg. Ví dụ này chứng minh nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?
A. Đặc điểm loài.
B. Nhiệt độ.
C. Ánh sáng.
D. Dinh dưỡng.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển ở động vật?
A. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
B. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, sự biến thái của châu chấu diễn ra trong giai đoạn hậu phôi.
C. Quá trình sinh trưởng, phát triển của cào cào, muỗi thuộc kiểu phát triển không qua biến thái.
D. Quá trình sinh trưởng, phát triển của động vật chia thành hai giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
Câu 9: Hình thức sinh sản nào sau đây chỉ tạo ra đúng hai cá thể con giống nhau từ một cá thể mẹ?
A. Trinh sinh.
B. Phân đôi.
C. Nảy chồi.
D. Phân mảnh.
Câu 10: Sự thụ tinh là quá trình kết hợp giữa
A. hạt phấn với tế bào noãn trong bầu nhụy tạo thành hợp tử.
B. tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
C. tinh trùng với tế bào trứng xảy ra trong cơ thể của con cái.
D. tinh trùng với tế bào trứng xảy ra trong trứng đã thụ tinh.
Câu 11: Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật?
A. Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ.
B. Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử.
C. Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân.
D. Cây táo non phát triển từ hạt.
Câu 12: Phát biểu nào không đúng khi nói về điều khiển sự sinh sản ở sinh vật?
A. Ở thực vật, có thể sử dụng hormone để kích thích sự ra hoa sớm.
B. Ở một số động vật, có thể tiêm hormone để thúc đẩy sự chín và rụng nhiều trứng.
C. Ở động vật, chỉ có thể điều khiển sinh sản theo hướng điều khiển số con.
D. Có thể điều chỉnh các yếu tố môi trường để điều khiển sự sinh sản ở thực vật.
Câu 13: Hoạt động cảm ứng có vai trò nào sau đây đối với cơ thể sinh vật?
A. Giúp cung cấp năng lượng và vật chất cho các hoạt động sống.
B. Giúp cơ thể phản ứng với các kích thích của môi trường, đảm bảo sự tồn tại.
C. Giúp sinh vật tăng kích thước và khối lượng, hoàn thiện các chức năng sống.
D. Giúp sinh vật tăng số lượng cá thể, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
Câu 14: Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình trao đổi chất bị trục trặc?
A. Cơ thể tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng qua da.
B. Hệ vận động và hệ tuần hoàn tăng cường hoạt động.
C. Sinh vật chủ động giảm kích thước và khối lượng cơ thể.
D. Các hoạt động sống của sinh vật đều bị ảnh hưởng.
Câu 15: Vào mùa hè, ta thường nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích gì và thuộc loại tập tính nào ở động vật?
A. Mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản.
B. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính kiếm ăn.
C. Mục đích thu hút con mồi. Đây là tập tính kiếm ăn.
D. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính di cư.
Câu 16: Vì sao người ta có thể sử dụng ong mắt đỏ để diệt sâu hại cây trồng?
A. Vì thức ăn của ong mắt đỏ là các loài sâu hại.
B. Vì ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng vào trong trứng của các loài sâu hại.
C. Vì ong mắt đỏ có tập tính nửa kí sinh trong cơ thể sâu hại.
D. Vì ong mắt đỏ có tập tính trích nọc độc tiêu diệt côn trùng.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1 (2 điểm): Trình bày các giai đoạn chính của quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Bài 2:
a) (2 điểm) Trình bày vai trò của hormone nhân tạo trong điều khiển sinh sản ở sinh vật.
b) (1 điểm) Khi sử dụng chất kích thích điều khiển sinh sản ở sinh vật cần lưu ý điều gì? Vì sao?
Bài 3: (1 điểm) Lấy một ví dụ chứng minh mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động sống ở người.
– 2 đề thi Cuối kì 2 KHTN 7 áp dụng cho các trường dạy song song chương trình từ Học kì 1.
Ma trận đề thi Học kì 2 KHTN 7 (song song)
Tên bài |
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ |
Tổng số ý/ câu |
Tổng % điểm |
||||||||
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
||
Chủ đề 7. Tính chất từ của chất |
|
1 |
|
1 |
1 |
1 |
|
1 |
1 |
4 |
3 |
Chủ đề 11. Sinh sản ở sinh vật |
1 |
5 |
1 |
3 |
|
1 |
1 |
|
3 |
9 |
6,25 |
Chủ đề 12. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất |
|
1 |
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
0,75 |
Tổng số ý/câu |
1 |
7 |
1 |
6 |
1 |
2 |
1 |
1 |
4 |
16 |
100 % |
Điểm số |
2 |
1,75 |
1.5 |
1,5 |
2 |
0,5 |
0,5 |
0,25 |
6 |
4 |
|
Tổng số điểm |
3,75 |
3 |
1,5 |
0,75 |
10 |
Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Chọn đáp án đúng về tương tác giữa hai nam châm.
A. Hai từ cực khác tên thì hút nhau.
B. Hai từ cực cùng tên đẩy nhau.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 2: Đường sức từ trong lòng nam châm chữ U có dạng
A. những đường cong nối từ cực Bắc sang cực Nam.
B. những đường thẳng song song với 2 cực ở hai bên.
C. những đường zic zắc nối từ cực Bắc sang cực Nam.
D. những đường thẳng song song nối từ cực Bắc sang cực Nam.
Câu 3: Để chế tạo một nam châm điện mạnh ta cần điều kiện:
A. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép.
B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non.
C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây ít vòng, lõi bằng sắt non.
D. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây ít vòng, lõi bằng thép.
Câu 4: Nam châm điện được sử dụng trong thiết bị:
A. Máy phát điện.
B. Làm các la bàn.
C. Rơle điện từ.
D. Bàn ủi điện.
Câu 5: Sinh sản là quá trình
A. tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.
B. tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của loài.
C. tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tồn tại vĩnh viễn của loài.
D. tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tiến hóa của loài.
Câu 6: Khi quan sát cây lá bỏng, nhận thấy trên lá cây mọc ra mầm cây con. Sau đó, cây con phát triển và rơi xuống đất rồi trở thành cây lá bỏng trưởng thành. Hình thức sinh sản của cây lá bỏng là
A. sinh sản sinh dưỡng.
B. nảy chồi.
C. phân đôi.
D. sinh sản bằng bào tử.
Câu 7: Trong các hình thức sinh sản dưới đây, đâu không phải ví dụ về sinh sản vô tính?
A. Sinh sản bằng bào tử của rêu.
B. Sinh sản bằng thân rễ ở cây rau má.
C. Sinh sản bằng củ ở gừng.
D. Sinh sản bằng hạt ở cây lúa.
Câu 8: Thụ phấn chéo là hình thức thụ phấn mà
A. hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.
B. hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhụy của cùng một hoa.
C. hạt phấn từ nhị của hoa này tới đầu nhụy của hoa khác trên cùng một cây.
D. hạt phấn từ nhị của hoa này tới đầu nhụy của hoa khác giữa các loài khác nhau.
Câu 9: Nhóm nào sau đây chỉ gồm hoa lưỡng tính?
A. Hoa cải, hoa bưởi, hoa cam.
B. Hoa mướp, hoa bí, hoa ngô.
C. Hoa cải, hoa bí, hoa ngô.
D. Hoa mướp, hoa bí, hoa cam.
Câu 10: Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa?
A. Nhị là cơ quan sinh ra yếu tố đực của hoa.
B. Nhụy là cơ quan sinh ra yếu tố cái của hoa.
C. Dựa vào số cánh hoa, hoa được phân loại thành hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
D. Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa.
Câu 11: Nhóm gồm các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật là
A. đặc điểm của loài, độ tuổi sinh sản, số lần sinh sản.
B. đặc điểm loài, hormone sinh sản, số lần sinh sản.
C. nhiệt độ, ánh sáng, nước, chế độ dinh dưỡng.
D. chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, hormone sinh sản.
Câu 12: Ở thực vật, cà chua phải đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì một năm mới bắt đầu ra hoa; có những loài ra hoa, kết quả liên tục như cây đậu cô ve,… Các ví dụ trên chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến sinh sản ở thực vật?
A. Ánh sáng.
B. Nhiệt độ.
C. Độ tuổi sinh sản.
D. Hormone sinh dục.
Câu 13: Mục đích thắp đèn vào ban đêm cho cây thanh long là
A. để thanh long ra nhiều hoa và tạo quả trái vụ.
B. để tăng khả năng sinh trưởng của cây thanh long.
C. để tăng khả năng chống chịu của cây thanh long.
D. để kéo dài thời gian sinh sản của cây thanh long.
Câu 14: Trong các hoạt động sống, hoạt động sống nào là cơ bản và làm nền tảng cho các hoạt động sống khác?
A. Sinh trưởng và phát triển.
B. Cảm ứng.
C. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
D. Sinh sản.
Câu 15: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì
A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
C. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản.
D. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản.
Câu 16: Ở các vườn trồng cây như nhãn, vải, xoài người ta thường kết hợp nuôi ong vì
A. ong giúp ngăn chặn tình trạng rụng quả sớm.
B. quá trình ong hút mật giúp thụ phấn cho cây ăn quả.
C. quá trình ong hút mật giúp quả của cây tăng độ ngọt.
D. ong giúp xua đuổi những loài côn trùng có hại cho cây.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1 (2 điểm): Người ta thường kí hiệu 2 cực của một thanh nam châm thật và một nam châm được vẽ như nào?
Bài 2 (2 điểm): Sinh sản hữu tính là gì? Nêu các giai đoạn của quá trình sinh sản ở động vật.
Bài 3:
a) (1,5 điểm) Nêu 3 ví dụ về sử dụng các hormone nhân tạo điều khiển sinh sản ở cây trồng, vật nuôi.
b) (0,5 điểm) Thụ tinh nhân tạo và nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề gì trong việc sinh đẻ ở người?
Hướng dẫn giải đề số 4
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. C |
2. D |
3. B |
4. C |
5. A |
6. A |
7. D |
8. A |
9. A |
10. C |
11. C |
12. C |
13. A |
14. C |
15. B |
16. B |
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1: (2 điểm)
– Nam châm thật thường có 2 cực kí hiệu là chữ N (cực bắc) và chữ S (cực nam) hoặc tô màu đỏ là cực bắc, tô màu xanh là cực nam.
– Nam châm trong hình vẽ thường được kí hiệu 2 cực là kí hiệu chữ S và chữ N hoặc một cực gạch chéo là cực bắc, cực không gạch chéo là cực nam.
Bài 2: (2 điểm)
– Sinh sản hữu tính là sự sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử.
– Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau là:
+ Hình thành tinh trùng và hình thành trứng.
+ Thụ tinh tạo thành hợp tử.
+ Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành cơ thể mới.
Bài 3: (2 điểm)
a) Một số ví dụ về sử dụng các hormone nhân tạo điều khiển sinh sản ở cây trồng, vật nuôi:
– Sử dụng các hormone nhân tạo kích thích ra rễ và chồi trong nuôi cấy mô ở phong lan giúp tạo ra số lượng cây con lớn.
– Sử dụng các hormone để làm cho một số cây như nho, cam, dưa hấu ra quả không hạt.
– Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17 – metyltestosterol (một loại hormone testosterone tổng hợp) kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.
b) Thụ tinh nhân tạo và nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề vô sinh ở người, giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh có thể có con.
Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 5
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng nào?
A. Đông – Tây.
B. Tây – Bắc.
C. Đông – Nam.
D. Bắc – Nam.
Câu 2: Dụng cụ nào dùng để xác định phương hướng địa lí?
A. Lực kế.
B. Máy bắn tốc độ.
C. Dao động kí.
D. La bàn.
Câu 3: Thí nghiệm của nhà khoa học Osterd gồm các dụng cụ nào?
A. Kim nam châm (ở trạng thái tự do) và dây dẫn có dòng điện chạy qua.
B. Kim nam châm (ở trạng thái tự do) và thanh nam châm.
C. Thanh nam châm, mạt sắt và tấm nhựa trong.
D. Thanh nam châm, dây treo và giá đỡ.
Câu 4: Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian nào?
A. Chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây.
B. Chỉ tồn tại trong thời gian sau khi ngắt dòng điện.
C. Chỉ tồn tại trong thời gian trước lúc đóng nguồn điện.
D. Cả B và C.
Câu 5: Sinh sản vô tính là
A. hình thức sinh sản không có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.
B. hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.
C. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố cái.
D. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố đực.
Câu 6: Thủy tức sinh sản bằng hình thức
A. trinh sản.
B. phân đôi.
C. nảy chồi.
D. phân mảnh.
Câu 7: Bạn Lan tiến hành cắt một đoạn thân cây hoa hồng cắm vào trong cát ẩm. Sau 3 tuần, bạn Lan nhận thấy phần cắm xuống cát đã mọc ra rễ non. Trong trường hợp này, bạn Lan đã sử dụng phương pháp nhân giống nào sau đây?
A. Nuôi cấy mô.
B. Giâm cành.
C. Chiết cành.
D. Ghép cành.
Câu 8: Thụ phấn là quá trình
A. hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy.
B. túi phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy.
C. hạt phấn được chuyển từ noãn đến đầu nhụy.
D. hạt phấn được chuyển từ nhị đến vòi nhụy.
Câu 9: Trình tự nào sau đây thể hiện đúng các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở động vật?
A. Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hình thành tinh trùng và trứng → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
B. Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới → Hình thành tinh trùng và trứng.
C. Hình thành tinh trùng và trứng → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới → Thụ tinh tạo thành hợp tử.
D. Hình thành tinh trùng và trứng → Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Câu 10: Trong nhóm các động vật dưới đây, nhóm động vật nào đẻ con?
A. Cá mập, cá heo, thú mỏ vịt, chim cánh cụt, cá chép.
B. Cá mập, con lợn, con bọ ngựa, con ve sầu, con gà.
C. Cá heo, con lợn, con mèo, con chó, con hươu.
D. Thú mỏ vịt, con voi, con hổ, con hươu, con khỉ.
Câu 11: Yếu tố nào dưới đây tham gia điều hòa sinh sản ở sinh vật?
A. Nhiệt độ.
B. Ánh sáng.
C. Nước.
D. Hormone.
Câu 12: Nhóm thực vật nào sau đây chỉ ra hoa sau khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông?
A. Lúa mì, bắp cải, lúa mạch, rau cải.
B. Lúa mì, ngô, khoai, sắn, rau cải.
C. Ngô, khoai, sắn, rau cải, lúa mạch.
D. Ngô, khoai, sắn, rau cải, bắp cải.
Câu 13: Cho các ví dụ sau: Ở thực vật, cà chua phải đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì một năm mới bắt đầu ra hoa; có những loài ra hoa, kết quả liên tục như cây đậu cô ve, đu đủ,… Các ví dụ trên chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến sinh sản ở thực vật?
A. Ánh sáng.
B. Nhiệt độ.
C. Độ tuổi sinh sản.
D. Hormone sinh sản.
Câu 14: Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường được thể hiện thông qua
A. các hoạt động sống.
B. sự trao đổi chất.
C. sự cảm ứng.
D. các phản xạ.
Câu 15: Phát biểu nào không đúng khi nói về sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật?
A. Sự thống nhất về cấu trúc và hoạt động sống của cơ thể là những biểu hiện cho thấy cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
B. Trong cơ thể đa bào, các mô, cơ quan, hệ cơ quan cùng phối hợp thực hiện tất cả các hoạt động sống của cơ thể.
C. Trong cơ thể đơn bào, các tế bào phân hóa thành mô, cơ quan khác nhau và tất cả các hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.
D. Trong cơ thể đa bào, hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho hoạt động sống ở cấp độ cơ thể.
Câu 16: Tại sao vào mùa đông, cây trồng lại ít bị sâu ăn lá hơn so với các mùa khác trong năm?
A. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng nhiều.
B. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do nhiệt độ thấp.
C. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do độ ẩm thấp.
D. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng ít.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hãy so sánh nam châm điện và nam châm vĩnh cửu.
Câu 2 (2 điểm): Nêu các đặc điểm của hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Kể tên các bộ phận của một hoa lưỡng tính điển hình.
Câu 3:
a) (1,5 điểm) Giải thích vì sao sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật? Lấy 1 ví dụ minh họa.
b) (0,5 điểm) Giải thích vì sao điều kiện sống thay đổi đột ngột là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết.
Hướng dẫn giải đề số 5
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. D |
2. D |
3. A |
4. A |
5. A |
6. C |
7. B |
8. A |
9. D |
10. C |
11. D |
12. A |
13. C |
14. A |
15. C |
16. D |
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
So sánh |
Nam châm điện |
Nam châm vĩnh cửu |
Cấu tạo |
– Chế tạo gồm lõi sắt non đặt trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua. – Nam châm có 2 cực bắc – nam. |
– Chế tạo từ magnetite và tinh thể khoáng sắt ferit. – Nam châm có 2 cực bắc – nam. |
Từ tính |
– Phải có dòng điện chạy qua mới có từ tính. – Phụ thuộc vào số vòng dây quấn, cường độ dòng điện. |
– Luôn có từ tính. – Phụ thuộc vào hình dạng kích thước. |
Câu 2: (2 điểm)
– Đặc điểm của hoa đơn tính: Mỗi bông hoa chỉ chứa duy nhất một loại cơ quan sinh sản là đực (nhị) hoặc cái (nhụy).
– Đặc điểm của hoa lưỡng tính: Có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa.
– Hoa lưỡng tính gồm có các bộ phận: đài hoa, cánh hoa, nhị hoa (gồm bao phấn và chỉ nhị), nhuỵ hoa (gồm đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy chứa noãn).
Câu 3: (2 điểm)
a) Sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật vì bằng cách sinh sản vô tính, một sinh vật tạo ra một hoặc nhiều bản sao di truyền giống hệt nhau. Từ đó, duy trì được các đặc điểm của sinh vật.
– Ví dụ: Muốn tạo ra số lượng lớn cây phong lan có cùng đặc tính quý từ một cây ban đầu khi cần sử dụng hình thức sinh sản vô tính.
b) Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết vì: Sinh sản vô tính sẽ tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Do đó, khi điều kiện sống thay đổi đột ngột, chúng sẽ có phản ứng giống nhau trước thay đổi đó, dẫn đến chết hàng loạt nếu thay đổi vượt quá ngưỡng chịu đựng.