Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm
A. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm
Câu 1. Một vật thực hiện 630 dao động trong 42 giây. Hỏi tần số dao động của vật và tai ta có nghe được âm do vật đó phát ra hay không?
A. 1,5 Hz; tai ta không nghe được âm do vật phát ra.
B. 15 Hz; tai ta không nghe được âm do vật phát ra.
C. 15 Hz; tai ta nghe được âm do vật phát ra.
D. 150 Hz; tai ta nghe được âm do vật phát ra.
Đáp án: B
Giải thích:
Tần số của vật là 630 : 42 = 15 Hz < 20 Hz.
Mà tai người nghe được âm có tần số từ 20 Hz tới 20 000 Hz
Nên ta không thể nghe được âm của vật trên.
Câu 2. Có hai vật dao động như sau: Vật 1 thực hiện 1350 dao động trong 30 giây, vật 2 thực hiện 4500 dao động trong 90 giây. Hãy so sánh sự dao động giữa hai vật?
A. Vật 1 dao động nhanh hơn vật 2.
B. Vật 1 dao động chậm hơn vật 2.
C. Hai vật dao động như nhau.
D. Không so sánh được.
Đáp án: B
Giải thích:
Vật 1 dao động với tần số 1350 : 30 = 45 Hz.
Vật 2 dao động với tần số 4500 : 50 = 90 Hz.
Vật 2 dao động nhanh hơn vật 1.
Câu 3. Trong các phát biểu nào sau đây, phát biểu nào sai?
A. Tai người có thể nghe được âm có tần số trong một khoảng nhất định.
B. Đơn vị của tần số là héc (Hz).
C. Các âm có độ cao khác nhau có tần số khác nhau.
D. Căn cứ vào tần số chưa thể so sánh độ cao của âm.
Đáp án: D
Giải thích:
D sai vì căn cứ vào tần số ta có thể so sánh độ cao của âm.
Câu 4. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Âm phát ra càng bổng khi tần số dao động càng nhỏ.
B. Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn.
C. Âm phát ra càng trầm khi tần số dao động càng cao.
D. Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhanh.
Đáp án: B
Giải thích:
A sai vì âm càng bổng khi tần số dao động càng lớn.
C, D sai vì âm càng trầm (thấp) khi tần số dao động càng nhỏ (chậm).
Câu 5. Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Hình dạng nhạc cụ.
B. Vẻ đẹp nhạc cụ.
C. Kich thước của nhạc cụ.
D. Tần số của âm phát ra.
Đáp án: D
Giải thích:
Âm phát ra cao (bổng) khi tần số dao động lớn.
Âm phát ra thấp (trầm) khi tần số dao động nhỏ.
Câu 6. Trong 15 s, một vật thực hiện được 30 dao động thì tần số dao động của vật đó là:
A. 0,5 m.
B. 2 m.
C. 2 Hz.
D. 0,5 Hz.
Đáp án: C
Giải thích:
Tần số dao động là 30 : 15 = 2 Hz.
Câu 7. Một vật thực hiện 180 dao động trong 30 giây. Tính tần số dao động của vật.
A. 6 Hz.
B. 180 Hz.
C. 30 Hz.
D. 0,6 Hz.
Đáp án: A
Giải thích:
Tần số dao động của vật là: 180 : 30 = 6 Hz.
Câu 8. Tần số là
A. số dao động trong 1 giây.
B. Số dao động trong 1 phút.
C. Số dao động trong 1 giờ.
D. Số dao động trong 1 ngày.
Đáp án: A
Giải thích:
Tần số là số dao động trong 1 giây.
Câu 9. Có hai vật lần lượt thực hiện các dao động như sau:
– Vật thứ nhất thực hiện được 2000 dao động trong 25 giây.
– Vật thứ hai thực hiện 200 dao động trong 10 giây.
Hỏi vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?
A. Vật thứ nhất phát ra âm cao hơn vật thứ hai vì có tần số dao động lớn hơn.
B. Vật thứ nhất phát ra âm trầm hơn vật thứ hai vì có tần số dao động lớn hơn.
C. Vật thứ hai phát ra âm cao hơn vật thứ nhất vì có tần số dao động lớn hơn.
D. Vật thứ nhất phát ra âm cao hơn vật thứ hai vì có tần số dao động nhỏ hơn.
Đáp án: A
Giải thích:
Tần số dao động của vật thứ nhất là: 2000 : 25 = 80 Hz.
Tần số dao động của vật thứ hai là: 200 : 10 = 20 Hz.
Vật thứ nhất có tần số lớn hơn nên phát ra âm cao hơn.
Câu 10. Một vật phát ra âm có tần số 30 Hz và một vật phát ra âm có tần số 100 Hz. Hỏi tai ta nghe được âm từ vật nào?
A. Tai ta nghe được âm từ vật phát ra âm có tần số 30 Hz.
B. Tai ta nghe được âm từ vật phát ra âm có tần số 100 Hz.
C. Tai ta nghe được cả hai âm trên.
D. Tai ta không nghe được cả hai âm trên.
Đáp án: C
Giải thích:
Ta người nghe được âm có tần số từ 20 Hz tới 20 000 Hz nên ta có thể nghe được cả hai âm trên.
Câu 11. Cầm một cái que và vẫy. Khi vẫy nhanh thì bắt đầu nghe thấy tiếng rít. Khi đó, có thể kết luận gì về tần số dao động của cái que?
A. Tần số dao động của cái que lớn hơn 20 Hz.
B. Tần số dao động của cái que nhỏ hơn 20 Hz.
C. Tần số dao động của cái que lớn hơn 20000 Hz.
D. Không thể biết được tần số dao động của cái que lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu Hz.
Đáp án: A
Giải thích:
Vì ta nghe thấy tiếng rít mà tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz − 20000Hz
⇒ Tần số dao động của cái que lớn hơn 20 Hz.
Câu 12. Siêu âm có tần số bao nhiêu?
A. Trên 20000 Hz.
B. Dưới 20000 Hz.
C. Trên 20 Hz.
D. Dưới 20 Hz.
Đáp án: A
Giải thích:
Siêu âm có tần số trên 20 000 Hz.
Câu 13. Tai con người có thể nghe được âm trong khoảng:
A. từ 2 Hz đến 2000 Hz.
B. từ 20 Hz đến 2000 Hz.
C. từ 20 Hz đến 20000 Hz.
D. từ 2 Hz đến 20000 Hz.
Đáp án: C
Giải thích:
Tai con người có thể nghe được âm trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz.
Câu 14. Hạ âm là âm có tần số
A. trên 20000 Hz.
B. dưới 20000 Hz.
C. trên 20 Hz.
D. dưới 20 Hz.
Đáp án: D
Giải thích:
Hạ âm là âm có tần số dưới 20 Hz.
Câu 15. Một vật dao động với tần số 8 Hz. Hỏi trong một phút vật thực hiện được bao nhiêu dao động?
A. 8 dao động.
B. 80 dao động.
C. 480 dao động.
D. 48 dao động.
Đáp án: C
Giải thích:
Tần số của vật là 8 Hz trong 1 giây vật thực hiện được 8 dao động.
Vậy trong 1 phút = 60 s, vật thực hiện được 8 . 60 = 480 dao động.
Video giải KHTN 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm – Cánh diều
B. Lý thuyết KHTN 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm
I. Biên độ và độ to của âm
1. Biên độ
– Âm thanh được phát ra từ các vật dao động
– Khi một vật có độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ của dao động
2. Độ to của âm
– Biên độ dao động của vật phát ra âm càng lớn, âm càng to và ngược lại, biên độ dao động của vật phát ra âm càng nhỏ, âm càng nhỏ
– Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben, kí hiệu dB.
II. Tần số và độ cao của âm
1. Tần số
-Tần số là số dao động trong 1 giây.
– Đơn vị: Hz
– Cách xác định tần số: sử dụng bộ dụng cụ xác định tần số âm thoa
+ Nối đồng hồ đo điện đa năng với bộ khuếch đại âm thanh, gõ vào âm thoa.
+ Sóng âm do âm thoa phát ra được thu bằng bộ thu âm (microphone).
+ Tần số của sóng âm này sẽ hiển thị trên đồng hồ đo điện đa năng khi đặt ở chế độ đo tần số.
2. Độ cao của âm
– Tần số của dao động càng lớn, âm càng cao (càng bổng)
– Tần số của dao động càng nhỏ, âm càng thấp (càng trầm).
Sơ đồ tư duy về “Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm”
Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 9: Sự truyền âm
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 11: Phản xạ âm
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 14: Nam châm