Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
Video giải Toán 6 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên – Kết nối tri thức
A. Lý thuyết Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
+ Ta đã biết tập các số tự nhiên được kí hiệu là N, nghĩa là N = {0; 1; 2; 3;…}. Mỗi phần tử 0; 1; 2; 3; … được biểu diễn bởi một điểm trên tia số gốc 0 như hình vẽ:
+ Trong hai số tự nhiên khác nhau, luôn có một số nhỏ hơn số kia. Nếu số a nhỏ hơn số b thì trên tia số nằm ngang điểm a nằm bên trái điểm b. Khi đó, ta viết a < b hoặc b > a. Ta còn nói: điểm a nằm trước điểm b, hoặc điểm b nằm sau điểm a.
+ Mỗi số tự nhiên có đúng một số liền sau, chẳng hạn 9 là số liền sau của 8 (còn 8 là số liền trước của 9). Hai số 8 và 9 là hai số tự nhiên liên tiếp.
+ Nếu a < b và b < c thì a < c (tính chất bắc cầu). Chẳng hạn a < 5 và 5 < 7 suy ra a < 7.
Ví dụ 1. Viết thêm các số liền trước và số liền sau của hai số 2 567 và 3 012 để được sáu số tự nhiên và sắp xếp sáu số đó theo thứ tự giảm dần.
Lời giải
Số liền trước 2 567 là: 2 566;
Số liền sau 2 567 là: 2 568;
Số liền trước 3 012 là: 3 011;
Số liền sau 3 012 là 3 013;
Sắp xếp các số theo thứ tự giảm dần là: 3 013; 3 012; 3 011; 2 568; 2 567; 2 566.
+ Kí hiệu “≤ ” và “≥”
Ta còn dùng kí hiệu a ≤ b (đọc là “a nhỏ hơn hoặc bằng b”) để nói “a < b hoặc a = b”.
Ta còn dùng kí hiệu a ≥ b (đọc là “a lớn hơn hoặc bằng b”) để nói “a > b hoặc a = b”.
Tính chất bắc cầu còn có thể viết: nếu a ≤ b và b ≤ c thì a ≤ c .
Ví dụ 2. Cho tập hợp A = {x ∈ N* | x ≤ 14}. Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp A.
Lời giải
Các số tự nhiên khác không nhỏ hơn hoặc bằng 14 là: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 12; 14.
A = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 12; 14} .
B. Bài tập
Bài 1. Điền các số thích hợp vào chỗ trống để được dãy các số tự nhiên liên tiếp:
a) …….; 102; ………;
b) 2 045; ………; ………;
c) ……; 17; …….; ………
Lời giải
a) Số liền trước của 102 là 101, số liền sau của 102 là 103. Nên ta có: 101; 102; 103.
b) Số liền sau của 2 045 là 2 046, số liền sau của 2 046 là 2 047. Nên ta có: 2 045; 2 046; 2 047.
c) Số liền trước của 17 là 16, số liền sau của 17 là 18, số liền sau của 18 là 19. Nên ta có: 16; 17; 18; 19.
Bài 2. Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:
a) M = {x ∈ N | 10 ≤ x ≤ 15}
b) N = {x ∈ N* | x ≤ 3} ;
c) L = {x ∈ N | x ≤ 3} .
Lời giải
a) Các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 10 nhỏ hơn 15 là: 10; 11; 12; 13; 14.
Theo cách liệt kê, ta viết: M = {10; 11; 12; 13; 14}.
b) Các số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 3 là: 1; 2; 3.
Theo cách liệt kê, ta viết: N = N = {1; 2; 3} .
c) Các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 3 là: 0; 1; 2; 3.
Theo cách liệt kê, ta viết: L = {0; 1; 2; 3}..
Bài giảng Toán 6 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên – Kết nối tri thức
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Cách ghi số tự nhiên
Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên
Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính
====== ****&**** =====