Giải bài tập Giáo dục thể chất lớp 10 Bài 2: Kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân
Câu 1 trang 35 Giáo dục thể chất 10: Vận dụng kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân để tập luyện và thi đấu.
Trả lời:
– Các em tự vận dụng kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân để tập luyện và thi đấu.
Hình 1. Kĩ thuật dừng tại chỗ đá bóng bằng mu giữa bàn chân.
Hình 2. Phối hợp kĩ thuật chạy đà và kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân
– Một số bài luyện tập:
+ Luyện tập không bóng: Tại chỗ và di chuyển mô phỏng động tác chân trụ, vung chân đá bóng kết hợp bàn chân duỗi thẳng hướng xuống mặt sàn.
+ Luyện tập có bóng:
• Tại chỗ đá bóng vào tường với cự li 5 – 7 m, tăng dần lực và cự li đá bóng.
• Chạy đà 3 – 5 bước, đá bóng vào tường với cự li 5 – 7m.
Hình 3. Tại chỗ đá bóng vào tường
+ Luân phiên giữ bóng bằng gan bàn chân giúp bạn thực hiện kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân theo cặp đôi.
+ Đứng tại chỗ đá bóng cho bạn bằng mu giữa bàn chân với cự li 8 – 10m theo cặp đôi.
Hình 4. Hai bạn phối hợp đá bóng bằng mu giữa bàn chân
+ …
Câu 2 trang 35 Giáo dục thể chất 10: Tại sao kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân có thể tạo lực đá bóng mạnh hơn kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân.
Trả lời:
– Kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân: Nhờ biên độ vung của chân đá bóng rộng và tốc độ nhanh, cho nên lực của cú sút rất mạnh, bóng đi thẳng căng, độ chính xác cao và rất uy lực.
– kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân: Do kết cấu động tác lúc chân đá bóng đánh ra trước tới một mức độ hợp lý nhất định, thì đầu gối và mũi bàn chân phải xoay ra phía ngoài cơ thể, làm cho sự đánh chân đá bóng bị hạn chế. Do đó bóng đá đi không căng và không xa.
Câu 3 trang 35 Giáo dục thể chất 10: Trong thi đấu Bóng đá, kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân thường được sử dụng trong các tình huống nào?
Trả lời:
Đang cập nhật