Chỉ từ 200k mua trọn bộ Giáo án GDPQ 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án GDQP 10 Bài 11: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Giúp học sinh nắm được ý nghĩa, yêu cầu, trường hợp vận dụng các tư thế động tác cơ bản vận động trong chiến đấu, làm cơ sở vận dụng trong học tập và chiến đấu.
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
– Nắm chắc được các tư thế động tác cơ bản, tích cực luyện tập thành thạo động tác.
– Biết vận dụng linh hoạt, phù hợp với từng địa hình và tình huống cụ thể.
3. Phẩm chất
– Tích cực luyện tập, động tác sát thực tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Chuẩn bị nội dung
+ Nghiên cứu kỹ bài dạy
+ Bồi dưỡng cán bộ phụ trách về phương pháp duy trì tập luyện
+ Giáo án, tài liệu, tranh ảnh.
+ Súng tiểu liên AK, cờ địch, cờ chỉ huy, còi
+ Kiểm tra bãi tập
2. Học sinh
– Đọc bài 6 – SGK, chuẩn bị đúng, đủ trang phục theo quy định trước khi lên lớp.
– Súng gỗ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)
a. Mục tiêu:Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung:Giới thiệu bài mới
c. Sản phẩm: HS lắng nghe GV
d. Tổ chức thực hiện:
– Tập hợp đội ngũ, kiểm tra sĩ số, trang phục.
Đội hình tập trung
+ Lớp trưởng tập trung lớp báo cáo sĩ số.
+ Kiểm tra sĩ số, trang thiết bị.
– GV nêu phần II(1,2,3).
=>Giới thiệu nội dung mới: “Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (10 phút)
Hoạt động 1:Động tác đi khom; Động tác chạy khom. (5 phút)
a. Mục tiêu:Giới thiệu động tác đi khom
b. Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào hiểu biết của mình hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: ý nghĩa, trường hợp vận dụngđộng tác đi khom
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên: – Nêu tên và ý nghĩa, trường hợp vận dụng, khẩu lệnh tập. – Giới thiệu kỹ thuật động tác theo 3 bước: B1: Làm nhanh. B2: Làm chậm có phân tích. B3: Làm tổng hợp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Nghe, quan sát, nhớ khẩu lệnh và các bước thực hiện theo hướng dẫn của Gv và cán bộ phụ trách. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS quan sát, ghi nhớ Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức |
1. Động tác đi khom (5 phút) a. Trường hợp vận dụng: Thường vận dụng trong trường hợp gần địch; địa hình địa vật che khuất, che đỡ ngang cao tầm ngực hoặc đêm tối sương mù địch khó phát hiện. b. Hành động chiến đấu: Mang súng tiêu liên AK – Tư thế chuẩn bị: Người ở thế thấp, nghiêng sang phải hoặc sang trái để thu nhỏ mục tiêu, hai đầu gối chùng, từ bụng trở lên cúi thấp, mắt quan sát mục tiêu, hai tay cầm súng ở tư thế SSCĐ: Tay trái nắm ốp lót tay, tay phải cầm tay cầm, ngón trỏ đặt ngoài vành cò, mặt sùng nghiêng sang trái, đầu nòng súng cao ngang mắt trái. – Khi tiến: Chân trái bước lên đặt cả bàn chân xuống đất mũi bàn chân chếch sang phải, chân trước hơi chùng, chân sau cong tự nhiên. Cứ như vậy hai chân thay nhau để tiến đến vị trí đã định. Khi đi khom thấp thì đầu gối chùng hơn, người cúi thấp hơn. – Chú ý: Khi đi khom đầu không nhấp nhô, cấm súng đúng tư thế 2. Động tác chạy khom a. Trường hợp vận dụng: – Thường vận dụng trong trường hợp cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác. b. Động tác: – Động tác cơ bản như động tác đi khom chỉ khác: Tốc độ nhanh hơn, bước chân dài hơn |
Hoạt động 2: Động tác bò cao (5 phút)
a. Mục tiêu: Giới thiệu động tác bò cao
b. Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào hiểu biết của mình hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: ý nghĩa, trường hợp vận dụngđộng tác bò cao
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên: – Nêu tên và ý nghĩa, trường hợp vận dụng, khẩu lệnh tập động tác bò cao – Giới thiệu kỹ thuật động tác theo 3 bước: B1: Làm nhanh. B2: Làm chậm có phân tích. B3: Làm tổng hợp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Nghe, quan sát, nhớ khẩu lệnh và các bước thực hiện theo hướng dẫn của Gv và cán bộ phụ trách. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS quan sát, ghi nhớ Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức |
3. Động tác bò cao (5 phút) a. Trường hợp vận dụng: Thường vận dụng ở những nơi gần địch, có địa hình, địa vật cao ngang tư thế người ngồi, nhưng chủ yếu là dụng để vận động qua nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động như: nơi gạch, ngói, sỏi, cành khô… khi đó ta cần tay dò mìn. b. Động tác: *. Bò cao hai chân một tay: Vận dụng khi gần địch, sẵn sàng dùng súng hoặc một tay dò mìn, mang, ôm khí tài, trang bị…
– Tư thế chuẩn bị: Người ngồi xổm, hai bàn chân hơi kiễng lên, dây súng đeo vào vai phải, tay trái cầm ốp lót tay, cánh tay kẹp chặt súng vào hông phải. – Khi tiến: Người hơi ngả về trước, bàn tay trái: năm ngón tay chụm lại đưa về trước (tìm chỗ đặt chân) chống xuống đất rồi từ từ xoè ra đẩy nhẹ lá cây về các phía. Dùng các đầu ngón tay hoặc chân trước làm trụ để giữ thăng bằng, nhấc chân sau lên đặt mũi bàn chân sát dưới lòng bàn tay trái. Chuyển trọng tâm thân người dồn đều vào hai chân, rồi thực hiện động tác như trên. Cứ như vậy đổi chân tiến, thực hiện hai chắc một di. – Chú ý: Khi tiến mông không nhổm cao quá, không để báng súng chạm đất, không đặt cả bàn chân. ở nơi có cây cỏ thấp, không có mìn… có thể tay phải cầm lá nguỵ trang. * Bò cao hai chân hai tay: Thường vận dụng trong trường hợp chưa dùng đến súng, tay không bận. Động tác cơ bản như động tác bò cao hai chân một tay, chỉ khác: súng đeo sau lưng, khi tiến hai tay đều dò đường tiến (dùng tay nào thì dò đường của chân đó) thực hiện 3 chắc 1 di. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án GDPQ 10 Kết nối tri thức Bài 11.
Xem thêm các bài Giáo án GDPQ 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và công an nhân dân
Giáo án Bài 9: Đội ngũ từng người không có súng
Giáo án Bài 10: Đội ngũ tiểu đội
Giáo án Bài 11: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu
Giáo án Bài 12: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương
Giáo án GDPQ 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất,