Giải SBT Giáo dục quốc phòng 10 Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân
Bài 1 trang 21 SBT GDQP 10: a) Theo Điều lệnh Quản lý bộ đội, khi thực hiện nhiệm vụ quân nhân xưng hô với nhau như thế nào?
b) Trong mọi trường hợp, quân nhân nào nhìn thấy trước phải chào trước có đúng Điều lệnh Quản lý bộ đội không? Vì sao?
Lời giải:
Yêu cầu a) Quân nhân gọi nhau bằng Đồng chí và xưng “Tôi”, sau tiếng “Đồng chí” có thể gọi tiếp cấp bậc, chức vụ, họ tên người mà mình định tiếp xúc. Đối với cấp trên có thể gọi là “Thủ trưởng”
Yêu cầu b) Điều lệnh Quản lý bộ đội vì theo khoản 1, Điều 40 quy định: Quân nhân phải chào khi gặp nhau: cấp dưới phải chào cấp trên trước, người được chào phải chào đáp lễ.
Bài 2 trang 21 SBT GDQP 10: Những ý nào dưới đây là đúng khi nói về phong cách quân nhân?
a) Đầu tóc phải gọn gàng, không xăm chàm trên thân thể.
b) Chỉ được nhuộm tóc khác màu đen.
c) Nam quân nhân tóc mai, tóc gáy cắt ngắn, không để râu.
d) Nữ quân nhân khi mặc trang phục phải búi tóc sang hai bên.
e) Đi, đứng phải giữ đúng tư thế, tác phong quân nhân.
g) Cấm uống rượu, bia trong khi thực hiện nhiệm vụ.
h) Cấm uống say rượu, bia ở mọi lúc, mọi nơi.
l) Cắm hút thuốc là trong mọi trường hợp.
Lời giải:
– Phong cách quân nhân:
a) Đầu tóc phải gọn gàng, không xăm chàm trên thân thể.
c) Nam quân nhân tóc mai, tóc gáy cắt ngắn, không để râu.
e) Đi, đứng phải giữ đúng tư thế, tác phong quân nhân.
g) Cấm uống rượu, bia trong khi thực hiện nhiệm vụ.
h) Cấm uống say rượu, bia ở mọi lúc, mọi nơi.
Bài 3 trang 21 SBT GDQP 10: Theo Điều lệnh Công an nhân dân, ngoài giờ làm việc, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân xung hô với nhau như thế nào?
Lời giải:
– Ngoài giờ làm việc, hội nghị, cuộc họp, học tập, sinh hoạt tập thể, cán bộ, chiến sĩ xưng hô với nhau sao cho phù hợp với phong tục, truyền thông văn hoá Việt Nam.
Bài 4 trang 21 SBT GDQP 10: Trong mọi trường hợp “Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân người nào tuổi đời thấp hơn phải chào trước,…” có đúng Điều lệnh không? Vì sao?
Lời giải:
– Không đúng Điều lệnh Công an nhân dân.
– Vì theo khoản 1, Điều 36: cấp dưới phải chào cấp trên trước.
=> Như vậy trường hợp cấp trên ít tuổi hơn cấp dưới thì cấp dưới vẫn phải chào trước.
Bài 5 trang 21 SBT GDQP 10: Những ý nào dưới đây là đúng khi nói về điều cấm đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân?
a) Cấm đeo kính màu đen khi giải quyết công việc trong mọi trường hợp
b) Cấm đeo kính màu đen khi trực tiếp giải quyết công việc với người khác.
c) Cấm để tay vào túi quần hoặc túi áo khi làm nhiệm vụ.
d) Cảm để tay vào túi quần hoặc túi áo trong mọi trường hợp.
e) Cấm nhuộm tóc khác màu đen.
g) Móng tay, móng chân không để dài và không sơn màu.
h) Cấm uống rượu, bia và các chất có cồn trước, trong giờ làm việc, vào bữa ăn giữa ca trong ngày làm việc, ngày trực.
l) Cấm uống rượu, bia say trong mọi trường hợp, mọi lúc, mọi nơi.
k) Cấm hút thuốc lá trong mọi trường hợp.
I) Cấm đánh bạc dưới mọi hình thức, mẽ tin, bói toán.
Lời giải:
– Điều cấm đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân:
b) Cấm đeo kính màu đen khi trực tiếp giải quyết công việc với người khác.
c) Cấm để tay vào túi quần hoặc túi áo khi làm nhiệm vụ.
e) Cấm nhuộm tóc khác màu đen.
g) Móng tay, móng chân không để dài và không sơn màu.
h) Cấm uống rượu, bia và các chất có cồn trước, trong giờ làm việc, vào bữa ăn giữa ca trong ngày làm việc, ngày trực.
i) Cấm uống rượu, bia say trong mọi trường hợp, mọi lúc, mọi nơi.
l) Cấm đánh bạc dưới mọi hình thức, mẽ tin, bói toán.
Bài 6 trang 22 SBT GDQP 10: Em sẽ vận dụng kiến thức đã học vào sinh hoạt học tập như thế nào?
Lời giải:
– Vận dụng kiến thức đã học vào việc:
+ Chấp hành nề nếp, chế độ của nhà trường, các quy định của nhà trường và địa phương,…
+ Từng bước hoàn thiện bản thân, để trở thành con ngoan trò giỏi,…
+ Xây dựng phương pháp, tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học,…
Bài 7 trang 22 SBT GDQP 10: Em hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình sau khi được học Điều lệnh Quản lý bộ đội và Điều lệnh Công an nhân dân.
Lời giải:
– Sau khi học xong Điều lệnh Quản lý bộ đội và Điều lệnh Công an nhân dân, em đã có thêm nhiều hiểu biết về: Nhiệm vụ, chức trách quân nhân, cách xưng hô, chào hỏi, phong cách và trang phục của quân nhân; Chức trách, nhiệm vụ, cách xưng hô, chào hỏi, phong cách và trang phục của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân.
– Em cảm thấy, những nội dung trong Điều lệnh Quản lý bộ đội và Điều lệnh Công an nhân dân rất chặt chẽ, nghiêm minh.
* Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm các bài giải SBT GDQP lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ
Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân
Bài 9: Đội ngũ từng người không có súng
Bài 10: Đội ngũ tiểu đội
Bài 11: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu