Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
1. Chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
– Toà án bao gồm Toà án nhân dân và Toà án quân sự; chia thành bốn cấp: Tối cao, Cấp cao, Tỉnh (tương đương), Huyện (tương đương).
– Cơ cấu tổ chức toà án nhân dân:
+ Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao gồm: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
+ Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân cấp cao gồm: Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao, Toà hình sự, Toà dân sự, Toà hành chính, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà gia đình và người chưa thành niên, các Toà chuyên trách khác theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc
+ Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Uỷ ban Thẩm phán; Toà hình sự, Toà dân sự, Toà hành chính, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà gia đình và người chưa thành niên, các Toà chuyên trách khác theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc.
+ Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương: Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có: Toà hình sự, Toà dân sự, Toà gia đình và người chưa thành niên, Toà xử lý hành chính, các toà chuyên trách theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc.
– Chức năng của Toà án nhân dân là xét xử và thực hành quyền tư pháp.
– Nguyên tắc hoạt động: tập trung thống nhất có sự phân công, phân cấp quản lý.
2. Chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Viện Kiểm sát bao gồm Viện Kiểm sát nhân dân và Viện Kiểm sát quân sự; chia thành bốn cấp: Tối cao, Cấp cao, Tỉnh (tương đương), Huyện (tương đương).
– Cơ cấu tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân:
+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Uỷ ban Kiểm sát; Văn phòng: Cơ quan điều tra; các cục, vụ, viện và tương đương; Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; các Cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác; Viện Kiểm sát quân sự trung ương… Viện kiểm sát nhân dân tối cao Có Viện trưởng; Các Phó Viện trưởng; Kiểm sát viên; Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Điều tra viên, công chức khác, viên chức và người lao động khác
+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có: Uỷ ban Kiểm sát Văn phòng: Các viện và tương đương. Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao CÓ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Công chức khác và người lao động khác.
+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có: Uỷ ban Kiểm sát Văn phòng: Các phòng và tương đương.
+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có: văn phòng và Các phòng hoặc các bộ phận Công tác và bộ máy giúp việc
– Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
– Nguyên tắc hoạt động: tập trung thống nhất có sự phân công, phân cấp quản lý.
3. Trách nhiệm của công dân đối với xây dựng, bảo vệ Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân
– Công dân cần có thái độ phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
Câu 1. Nội dung nào dưới đây nằm trong quyền hạn của Tòa án nhân dân?
A. Xử các vụ án hình sự, dân sự.
B. Giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
C. Xử các vụ án lao động, hành chính.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Với chức năng xét xử, Tòa án nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Ngoài hoạt động xét xử, Tòa án nhân dân còn giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
Câu 2. Tòa án nhân dân có vai trò gì?
A. Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
B. Bảo đảm sự ổn định, trật tự và bình yên cho xã hội.
C. Bảo đảm sự công bằng cho nhân dân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Vai trò của Tòa án nhân dân:
+ Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Bảo đảm sự ổn định, trật tự và bình yên cho xã hội.
+ Bảo đảm sự công bằng cho nhân dân.
Câu 3. Tòa án nhân dân tối cao gồm những cơ quan nào dưới đây?
A. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
B. Bộ máy giúp việc.
C. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc; Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Câu 4. Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm hoạt động của Tòa án nhân dân?
A. Tòa án nhân dân xét xử công khai.
B. Có thể xét xử kín trường hợp cần giữ bí mật Nhà nước.
C. Có thể xét xử tập thể và theo quyết định đa số.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hoạt động của Tòa án nhân dân:
+ Tòa án nhân dân xét xử công khai.
+ Trong trường hợp cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong, mĩ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì tòa có thể xét xử kín.
+ Tòa có thể xét xử tập thể và theo quyết định đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
Câu 5. Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố của mình bằng hoạt động gì?
A. Khởi tố bị can.
B. Truy tố bị can ra trước tòa án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội.
C. Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa bằng cách công bố bản cáo trạng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Viện Kiểm sát thực hiện chức năng công tố của mình bằng hoạt động:
+ Khởi tố bị can: Để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tố phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh.
+ Truy tố bị can ra trước tòa án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội.
+ Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên tòa sơ thẩm; nếu vụ án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên tòa phúc thẩm.
Câu 6. Viện kiểm sát nhân dân do ai lãnh đạo?
A. Viện trưởng.
B. Quốc hội.
C. Chính phủ.
D. Tòa án nhân dân.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Trích khoản 1 Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, huỷ bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
Câu 7. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào?
A. Tập trung thống nhất.
B. Có sự phân công.
C. Phân cấp quản lí.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam: tập trung thống nhất có sự phân công, phân cấp quản lí. Hoạt động của cơ quan tư pháp nhằm đảm bảo khách quan, công bằng, công lí.
Câu 8. Nội dung nào sau đây thể hiện trách nhiệm công dân với Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân?
A. Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
B. Đấu tranh với những hành vi chống phá Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
C. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân trong việc bảo vệ Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Trách nhiệm công dân: Công dân cần thực hiện tốt nghĩa vụ trong việc xây dựng, bảo vệ Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Cần có thái độ phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 9. Viện kiểm sát nhân dân có mấy chức năng chính?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Câu 10. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chia thành mấy cấp cơ bản?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chia thành bốn cấp: Tối cao, cấp cao, tỉnh (tương đương), huyện (tương đương).
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 16: Chính quyền địa phương
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật