Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Giới thiệu bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a) Cơ cấu tổ chức
– Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam bao gồm các cơ quan:
+ Quốc hội
+ Chủ tịch nước Chính phủ
+ Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
+ Chính quyền địa phương
+ Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.
Một phiên họp của Quốc hội |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc |
b) Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động
– Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm là:
+ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tham gia bầu cử Quốc hội khóa XV
+ Mang tính thống nhất.
– Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:
+ Pháp quyền xã hội chủ nghĩa
+ Tập trung dân chủ
+ TĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a) Vị trí và chức năng
– Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Kì họp thứ X của Quốc hội khóa XV
b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động
– Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm các đại biểu, đứng đầu là Chủ tịch Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
– Để thực hiện các chức năng của mình, Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn (1 Hội đồng các Ủy ban) và định kì họp 1 năm 2 lần.
3. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.
– Chủ tịch nước có các chức năng, nhiệm vụ:
+ Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
+ Quyết định tặng thưởng huân huy chương, các giải thưởng nhà nước
+ Quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân,…
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kí quyết định Công bố Hiến Pháp (năm 2013)
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a) Vị trí và chức năng của Chính phủ
– Chính phủ thống nhất quản lí, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước;
– Bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở
– Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật;
– Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ
– Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức
– Hoạt động của Chính phủ thể hiện ba hình thức thông qua phiên họp của Chính phủ, thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ và thông qua hoạt động của các thành viên Chính phủ.
5. Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân
a) Tòa án nhân dân
– Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
– Toà án nhân dân gồm Toà án nhân dân tối cao và các Toà án khác do luật định.
– Toà án nhân dân có nhiệm vụ: bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Một phiên xét xử của Tòa án nhân dân
b) Viện kiểm sát nhân dân
– Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
– Viện Kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện Kiểm sát khác do luật định.
– Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ:
+Bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
+ Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Kiểm sát viên tham gia tranh luận tại phiên tòa
Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam gồm mấy cơ quan chính?
A. 6.
B. 7.
C. 8.
D. 9.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các cơ quan: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.
Câu 2. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy đặc điểm cơ bản?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm là: quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và mang tính thống nhất.
Câu 3. Bộ máy nhà nước Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa
B. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
C. Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.
Câu 4. Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Việt Nam gồm các cơ quan nào?
A. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ.
B. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
C. Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Cơ cấu bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các cơ quan: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây thể hiện đặc điểm của bộ máy nhà nước?
A. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp.
B. Cơ quan nhà nước, cán bộ công nhân viên phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
C. Quyền lực nhà nước mang tính thống nhất.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Đặc điểm của bộ máy nhà nước được thể hiện qua việc:
– Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp.
– Cơ quan nhà nước, cán bộ công nhân viên phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
– Quyền lực nhà nước mang tính thống nhất.
Câu 6. Quốc hội thực hiện chức năng gì?
A. Lập hiến.
B. Lập pháp.
C. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước?
A. Công bố Hiến pháp, pháp lệnh.
B. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước.
C. Quyết định tặng thưởng huân huy chương, các giải thưởng nhà nước.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Một vài nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước:
– Công bố Hiến pháp, pháp lệnh.
– Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
– Quyết định tặng thưởng huân huy chương, các giải thưởng nhà nước.
Câu 8. Chủ tịch nước có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước Việt Nam?
A. Là người đứng đầu Nhà nước.
B. Thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
C. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 9. Hoạt động của Chính phủ thể hiện qua mấy hình thức?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Hoạt động của Chính phủ thể hiện ba hình thức: thông qua phiên họp của Chính phủ, thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ và thông qua hoạt động của các thành viên Chính phủ.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây nói về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân?
A. Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 13: Chính quyền địa phương
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân