Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam
Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam
Câu 1.Hiến pháp được sửa đổi khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?
A. 1/3 số đại biểu.
B. 2/3 số đại biểu.
C. Ít nhất 1/3 số đại biểu.
D. Ít nhất 2/3 số đại biểu.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Điểm đặc biệt trong quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam:
+ Quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam bao gồm 8 bước, được quy định trong Hiến pháp.
+ Hiến pháp được Quốc hội quyết định làm, sửa đổi khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Trong quá trình làm, sửa đổi Hiến pháp phải lấy ý kiến của nhân dân.
+ Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành.
Câu 2.Theo Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 gồm các cơ quan nào?
A. Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí Nhà nước
B. Cơ quan xét xử.
C. Cơ quan kiểm sát.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Theo Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 gồm cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát.
Câu 3.Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành năm nào?
A. 1945.
B. 1946.
C. 1947.
D. 1948.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa với 240 phiếu thuận, 2 phiếu chống.
Câu 4.Nội dung hiến pháp bao gồm
A. Bản chất Nhà nước
B. Chế độ chính trị.
C. Chế độ kinh tế.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Nội dung hiến pháp bao gồm bản chất nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,…
Câu 5.Các văn bản pháp luật khác ban hành phải đảm bảo tiêu chí nào so với Hiến pháp?
A. Giống nhau.
B. Xây dựng và ban hành trên cơ sở của Hiến pháp.
C. Không được trái với Hiến pháp.
D. Cả B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Theo quy định của pháp luật, các văn bản pháp luật khác đều phải xây dựng và ban hành trên cơ sở của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
Câu 6.Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có bao nhiêu chương và bao nhiêu điều?
A. 11 chương, 120 điều.
B. 12 chương, 121 điều.
C. 13 chương, 122 điều.
D. 14 chương, 123 điều.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Hiến pháp 2013 tổng cộng có 11 Chương với 120 Điều trong đó nhấn mạnh tới vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 7.Người ký bản Hiến pháp là ai?
A. Chủ tịch nước
B. Chủ tịch Quốc hội.
C. Tổng Bí thư.
D. Phó Chủ tịch Quốc Hội.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Theo pháp luật, Chủ tịch Quốc hội là người sẽ kí chứng thực Hiến pháp nước Việt Nam.
Câu 8.Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?
A. Tổng Bí thư.
B. Chủ tịch nước
C. Quốc hội.
D. Chính phủ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Câu 9Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại chương nào?
A. Chương I.
B. Chương II.
C. Chương III.
D. Chương IV.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Kế thừa tư tưởng của các Hiến pháp trước đó về quyền con người, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận tại Chương 2 với tiêu đề: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”.
Câu 10. Hiến pháp Việt Nam có các đặc điểm cơ bản nào?
A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản.
B. Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.
C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp Việt Nam:
– Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
– Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định.
– Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.
Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam
1. Khái niệm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyển lực nhà nước, địa vị pháp lí của con người và công dân.
– Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất, do Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Hiến pháp
2. Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
– Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định.
– Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.
Sơ đồ quy trình làm và sử đổi Hiến pháp
Xem thêm các bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 13: Thực hiện pháp luật
Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị
Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp
Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường