Giải SBT Giáo dục công dân lớp 6 Bài 5: Tự lập
Củng cố
Bài tập 1 trang 21 SBT Giáo dục công dân 6: Em hãy chọn câu trả lời đúng.
Câu 1. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm và không
A. phụ thuộc vào người khác B. tôn trọng lợi ích của tập thể
C. để cao lợi ích bản thân mình D. lệ thuộc vào cái tôi cá nhân
Câu 2. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của tự lập?
A. Dám đương đầu với khó khăn
B. Cùng mọi người vượt qua thử thách
C. Trông chờ, ỷ lại vào bạn bè
D. Dựa dẫm vào năng lực của người khác
Câu 3. Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của sống tự lập?
A. Giúp cá nhân được mọi người kính trọng
B. Đánh mất kĩ năng sinh tồn
C. Ngại khẳng định bản thân
D. Từ chối khám phá cuộc sống
Câu 4. Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là:
A. Trung thành
B. Trung thực
C. Tự lập
D. Tiết kiệm
Câu 5. Các hoạt động thể hiện không có tính tự lập là:
A. Nhờ bạn chép bài hộ
B. Ở nhà chơi, không giúp cha mẹ làm việc nhà
C. Tự giặt quần áo của mình
D. Gặp bài khó, giả sách hướng dẫn ra chép
Câu 6. Đối lập với tự lập là:
A. Tự tin
B. Ích kỉ
C. Tự chủ
D. Ỷ lại
Câu 7. Bạn An đang học lớp 6. Bạn ấy chỉ lo cho bản thân, đi học về là mở ti vi ra xem hay đi chơi với bạn bè. Công việc nhà thường để cho bố mẹ làm, ngay cả quần áo bố mẹ vẫn phải giặt cho bạn ấy. Việc làm đó thể hiện:
A. Bạn An là người ỷ lại.
B. Bạn An là người ích kỉ.
C. Bạn An là người tự lập.
D. Bạn An là người vô ý thức.
Câu 8. Mỗi buổi tối, sau bữa cơm là bạn Hà giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát rồi mới vào phòng học bài. Việc làm đó thể hiện:
A. Hà là người tự lập.
B. Hà là người ở lại.
C. Hà là người tự tin.
D. Hà là người tự ti.
Lời giải:
Câu 1: A
Câu 2: A, B
Câu 3: A
Câu 4: C
Câu 5: A, B, D
Câu 6: D
Câu 7: A
Câu 8: A
Bài tập 2 trang 22 SBT Giáo dục công dân 6: Hãy hoàn thiện sơ đồ để khái quát về khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện của tự lập.
Lời giải:
– Khái niệm: Tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình.
– Biểu hiện của tự lập: tự suy nghĩ, tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
– Ý nghĩa của tự lập: Tự lập giúp chúng ta tự tin, có bản lĩnh cá nhân, dễ thành công trong cuộc sống, xứng đáng được người khác kính trọng.
– Cách rèn luyện: Cần chủ động làm việc, tự tin và quyết tâm khi thực hiện hành động.
Luyện tập
Bài tập 3 trang 22 SBT Giáo dục công dân 6: Những biểu hiện về ý thức, hành vi nào dưới đây thể hiện và chưa thể hiện tính tự lập? Em hãy đánh dấu x vào ô mà em lựa chọn.
Lời giải:
Bài tập 4 trang 23 SBT Giáo dục công dân 6: Em nên và không nên học tập bạn nào dưới đây? Vì sao?
Lời giải:
a. Không nên học tập. Vì Hải không biết tự lập, Hải đang ỷ lại mẹ cho mình mặc dù Hải đã lớn rồi có thể tự làm những công việc cá nhân.
b. Không nên học tập. Vì Mai không tự lập trong học tập, không chịu tự suy nghĩ ra cách giải mà ỷ lại vào sách giải để chép. Kết quả học tập của Mai sẽ không tốt.
c. Nên học tập. Vì Linh có sự tự lập. Linh biết làm việc cho bản thân.
d. Không nên học tập. Vì Hùng đang đùn đẩy trách nhiệm của mình sang người khác. Hùng không có tính tự lập.
Bài tập 5 trang 23 SBT Giáo dục công dân 6: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Gia đình bạn Lan có hoàn cảnh rất khó khăn. Bố mất sức lao động sau một tai nạn giao thông, mẹ phải làm thêm nuôi 3 chị em Lan ăn học. Ngoài những giờ học trên lớp, Lan dành phần lớn thời gian giúp đỡ bố mẹ việc nhà, chăm sóc các em nhỏ. Thỉnh thoảng, Lan còn phụ mẹ công việc làm thêm để kiếm tiền. Tuy vậy, Lan vẫn sắp xếp việc học và đạt học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Toán. Giờ sinh hoạt lớp, cô giáo tuyên dương bạn Lan là tấm gương có tinh thần tự lập, vượt khó học giỏi. Mai quay sang Hồng nói: “Gia đình bạn ấy khó khăn nên bạn ấy cần tự lập, gia đình chúng mình có điều kiện, mình không cần phải tự lập”.
Lời giải:
– Em thấy Lan là một người con ngoan trong gia đình, có tính tự lập cao trong cả học tập và cuộc sống.
– Em không đồng tình với suy nghĩ của bạn Mai vì ai cũng cần có tính tự lập.
– Nếu là Hồng trong tình huống này em sẽ khuyên Mai không nên suy nghĩ như thế mà hãy noi gương Lan mà học tập.
Bài tập 6 trang 24 SBT Giáo dục công dân 6: Hãy tìm ít nhất 2 câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ nói về tính tự lập và giải thích ý nghĩa của chúng.
Lời giải:
– Thân tự lập thân: Tự chủ là một đức tính rất quý giá của con người, những người có được sự tự chủ sẽ có được những điều rất đáng quý trong cuộc sống. ý nghĩa của đức tính tự chỉ là sẽ đạt được những thành tích mà mình đã bỏ công sức ra để thực hiện việc đó.
– Có trời cũng phải có ta: Con người ai cũng phải làm việc, những công việc ấy luôn do mình lựa chọn, luôn do mình định đoạt. Những gì chúng ta làm đều có sự tác động và sự thành bại ấy do con người nhưng bên ngoài sự tác động của trời thì chúng ta cần phải biết nguyên nhân chủ yếu chính là do chính bản thân chúng ta đã không nổ lực hết sức.
– Hữu thân hữu khổ: Con người cần phải tự chủ độc lập, chịu đựng, vượt qua những thử thách khó khăn để có được những kết quả tốt đẹp. Nếu có được sự tự chủ thì con người sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách và đạt được những kết quả tốt đẹp về tinh thần cũng như về vật chất của bản thân mình.
Vận dụng
Bài tập 7 trang 24 SBT Giáo dục công dân 6: Đọc và thực hiện theo yêu cầu sau đây:
“Nick Vujicic – người đàn ông không tay không chân nhưng nổi tiếng với nghị lực phi thường đã truyền niềm tin, sức mạnh cho hàng triệu người trên thế giới. Nick viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái và biết cách cầm các đồ vật bằng ngón chân của mình. Anh biết dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45 từ/phút bằng phương pháp “gót và ngón chân”. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu, chơi golf (đánh gôn), bơi lội và thậm chí cả nhảy dù”.
– Nêu 5 điều học tập được qua thông tin trên.
– Em hãy lập và thực hiện kế hoạch công việc trong học kì tiếp theo.
Lời giải:
– 5 điều em học tập được qua thông tin trên:
+ Nghị lực phi thường của người đàn ông khuyết tật.
+ Tuy khiếm khuyết nhưng anh vẫn không ngừng học hỏi.
+ Anh cố gắng làm mọi thứ bằng chính đôi chân của mình mà không cần sự hỗ trợ của người khác.
+ Không chỉ dừng lại ở những công việc thường ngày mà anh còn học chơi cả các môn thể thao.
+ Sự nỗ lực và tự lập của anh rất đáng ngưỡng mộ.
– Kế hoạch công việc trong học kì tiếp theo
+ Tự giác học bài, làm bài tập về nhà.
+ Tự nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp học tập tích cực.
+ Tự chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp.
+ Khi gặp bài khó, cố gắng mà chưa tự làm được thì nhờ bạn bè, thầy, cô giáo giúp đỡ, giảng giải…
+ Tập thể dục hàng ngày…
+ Đọc mỗi tháng 1 cuốn sách…
Bài tập 8 trang 25 SBT Giáo dục công dân 6: Từ câu nói: “Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan”.
Theo em, để trở thành người có tính tự lập thì học sinh cần phải rèn luyện như thế nào? Em hãy lập kế hoạch của bản thân để có được tính tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.
Lời giải:
– Để trở thành người có tính tự lập thì học sinh cần rèn luyện:
+ Luôn tự tin.
+ Luôn cố gắng khắc phục khó khăn để tự giải quyết các vấn đề trong khả năng của mình.
+ Luôn nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống.
+ Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
+ Làm các việc nhà sau giờ học tập như: nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa…
+ Chăm sóc và giúp đỡ em nhỏ.
+ Tự giác tham gia các công việc ở trường như: Trực nhật lớp, hoạt động tập thể…
– Kế hoạch bản thân:
Các lĩnh vực |
Nội dung công việc |
Biện pháp thực hiện |
Học tập |
Học bài và làm bài đầy đủ |
Tự giác học bài, không cần ai nhắc nhở; chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài; tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài; tìm tòi phương pháp học tập hiệu quả; nhờ bạn bè, thầy cô giảng giải khi gặp bài khó mà chưa tự làm được… |
Sinh hoạt hằng ngày |
– Làm những công việc vừa sức của mình – Vui chơi, giải trí |
– Tự giác giúp cha mẹ những việc nhà vừa sức: quét nhà, rửa cốc chén, nhặt rau, nấu ăn, chăm em, tưới cây, chăm sóc vật nuôi… – Chơi thể thao, đọc sách báo, nghe nhạc… khi có thời gian rảnh. |
Hoạt động tập thể |
– Tham gia các hoạt động tập thể ở trường, lớp – Tham gia các hoạt động tập thể ở xã, phường |
– Tích cực tham gia sinh hoạt Đoàn, Đội; tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức như: Ngày hội đọc sách, Ngày hội tiếng Anh, Hội khỏe Phù Đổng, kỉ niệm các ngày lễ lớn (8-3, 20-10, 20-11, 22-12…) – Đăng kí tham gia sinh hoạt hè ở xã/ phường; tham gia các hoạt động vệ sinh đường làng, ngõ xóm… |